Bài kiểm tra học kì I môn: ngữ văn, thời gian 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I môn: ngữ văn, thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:............................................ Ngày 16 tháng 12 năm 2008.
Lớp: 12A1. bài kiểm tra học kì I
 môn: Ngữ Văn, thời gian 90 phút

 Điểm	 Lời phê của thầy, cô giáo	


Đề bài
A. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
	Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án mà mình cho là đúng hoặc đúng nhất.
Câu 1 : Thao tác lập luận bình luận là?
	a. Chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét nội dung và các mối quan hệ bên trong của các hiện tượng và sự vật đó.
	b. Bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, thật giả, hay dở, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học.
	c. Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật để làm sáng rõ vấn đề từ đó thuyết phục người đọc, người nghe.
	d. Dùng lí lẽ, chứng cứ khách quan đúng để bác bỏ ý kiến, quan điểm sai hoặc thiếu chính xác, bảo vệ ý kiến, quan điểm đúng, để thuyết phục người đọc, người nghe.
Câu 2: ở dạng nói, phong cách ngôn ngữ khoa học có những dạng nào?
	a. Lời giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các buổi thảo luận khoa học, các bài thi, luận văn, đồ án tốt nghiệp.
	b. Các tạp chí, tập san, lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học và báo cáo khoa học, lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học.
	c. Các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp chí, tập san, báo cáo khoa học, các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật, SGK, giáo trình...
	d. Lời giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các buổi thảo luận khoa học, lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học và các báo cáo khoa học...
Câu 3: Khi làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần chú ý điều gì?
	a. Hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ.
	b. Phong cách sáng tác, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
	c. Phong cách sáng tác, hình ảnh, âm thanh.
	d. Hoàn cảnh sáng tác, nhịp điệu, cấu tứ.
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
	a. Chủ trương này đến với chúng tôi là rất phấn khởi.
	b. Tôi thường hát những ca khúc có âm hưởng dân ca.
	c. Một nhà máy xi măng mười nghìn tấn năm đang ra đời.
	d. Là bệnh viện đầu ngành, chúng tôi còn nhiều khó khăn.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?
	a. Tính khái quát, trừu tượng. 	b. Tính truyền cảm, thuyết phục
	c. Tính lí trí, lôgíc. 	d. Tính khái quát, phi cá thể.
Câu 6: Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng đã kết hợp bút pháp nghệ thuật gì?
	a. Hiện thực với lãng mạn. 	b. Hiện thực với siêu thực.
	c. Lãng mạn với kì ảo. 	d. Hiện thực với kì ảo.
Câu 7: Đoạn thơ "Đất nước" trích "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện trên những bình diện nào?
	a. Lịch sử, văn học và văn hoá .	 b. Lịch sử, địa lí và văn hoá.
	c. Văn hoá, nghệ thuật và văn học. 	 d. Văn hoá, địa lí và nghệ thuật.
Câu 8: Tư tưởng cốt lõi trong đoạn thơ "Đất nước" trích "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm là vấn đề gì?
	a. Đất nước anh hùng. 	b. Đất nước của nhân dân.
	c. Đất nước giàu đẹp. 	d. Đất nước nhân hậu.
Câu 9: Phong cách nghệ thuật thơ của HCM thể hiện rõ nhất ở tập thơ "Nhật kí trong tù" là ?
	a. Hồn nhiên, bình dị.	b. Cổ điển, hiện đại.
	c. Chiến sĩ, thi sĩ.	d. Hóm hỉnh, sâu cay.
Câu 10: Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor- ca" thể hiện điều gì?
	a. Nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Ga- xi- a Lor- ca.
	b. Ca ngợi tiếng đàn của Ga- xi- a Lor- ca.
	c. Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Ga- xi- a Lor- ca.
	d. Sự ngưỡng mộ khi được nghe tiếng đàn của Ga- xi- a Lor- ca.
Câu 11: Nét độc đáo về hình thức của bài thơ "Đàn ghi ta của Lor- ca" là?
	a. Diễn đạt câu thơ không viết hoa đầu dòng, tạo mạch thơ liên tục, xâu chuỗi với nhau để nối các biểu tượng đầy sức ám ảnh về đất nước Tây Ban Nha và Lor- ca.
	b. Sử dụng thể thơ năm tiếng, tạo cảm xúc sâu lắng, nhịp điệu khoẻ, dứt khoát mở ra một hình ảnh rộng lớn về đất nước Tây Ban Nha với người anh hùng Lor- ca.
	c. Sử dụng thể thơ năm tiếng đều đặn rộng mở, đã diễn tả được những cảm xúc kính phục, trân trọng về người anh hùng Lor- ca.
	d. Sử dụng thể thơ tám tiếng, nên đã diễn tả được cảm xúc hoàng tráng, dạt dào về đất nước Tây Ban Nha và những người anh dũng như Lor- ca.
Câu 12: Lời nhắn nhủ của Tố Hữu trong bài "Việt Bắc" là?
	a. Hãy nhớ mãi những kỉ niệm, dù đó là những kỉ niệm buồn hay vui, sung sướng hay gian khổ.
	b. Hãy nhớ và phát huy những truyền thống quý báu, anh hùng, bất khuất, ân nghĩa, thuỷ chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
	c. Cán bộ, Chính phủ, Đảng và Nhà nước không bao giờ quên quê hương cách mạng.
	d. Tổ quốc và nhân dân sẽ mãi mãi biết ơn những người dân Việt Bắc, biết ơn quê hương cách mạng.
B. Phần tự luận (7 điểm).
Câu1: (2 điểm).
	Anh (chị) hãy cho biết mục đích sáng tác và đối tượng hướng tới của bản "Tuyên ngôn độc lập"?
Câu 2 (5 điểm).
	Học để làm gì?	
Bài làm




File đính kèm:

  • docDe kiem tra HKI.doc