Bài kiểm tra học kì I Môn: Vật lý khối 6

doc20 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I Môn: Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ đồ ma trận kiến thức
Bài kiểm tra HKI
Môn: Vật lý 6
(Thời gian: 45 phút)
Đề A
Kiến thức 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đo độ dài
TNKQ
Đo thể tích chất rắn không thấm nước
TNKQ
Lực - Hai lực cân bằng
TNKQ
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
TNKQ
Khối lượng - Đo khối lượng Trong lực - Đơn vị lực
TNKQ
TNKQ
Lực đàn hồi
TNKQ
Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
TNKQ
TNTL
Máy cơ đơn giản
TNKQ
TNKQ
TNTL
Tổng
4
6
2
Nội dung
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1 (0,5 điểm): Em có một thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1mm, thước này thích hợp để đo kích thước nào dưới đây?
A. Chiều dài sân trường.
B. Chu vi của thân cây phượng trong sân trường
C. Bề dày của tờ giấy
D. Không đo được kích thước nào trong các trường hợp ở A, B, C
Câu 2 (0,5 điểm): Người ta dùng một bình chia độ chứa 37 cm3 nước. Thả một viên đá vào trong bình thấy mực nước dâng lên tới vạch 108 cm3. Thể tích viên đá là:
A. 37 cm3
C. 71 cm3
B. 108 cm3
D. 145 cm3
Câu 3 (0,5 điểm): Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng?
A. Lực do tay người kéo giãn lò xo và lực do lò xo tác dụng vào tay người đó
B. Trọng lượng của vật treo vào ròng rọc cố định và lực kéo dây vắt qua ròng rọc để giữ vật đứng yên.
C. Trọng lực của hai em bé tác dụng lên hai đầu cầu bập bênh để cầu nằm ngang.
D. Không có cặp lực nào trong các lực trên là hai lực cân bằng.
Câu 4 (0,5 điểm): Ném quả bóng cao su vào bức tường thì quả bóng bị bật trở lại. Lực nào tác dụng lên quả bóng làm thay đổi chuyển động của nó?
A. Lực do tay người ném bóng.
B. Lực do bóng tác dụng vào bức tường.
C. Lực do tường tác dụng vào quả bóng.
D. Không có lực nào tác dụng.
Câu 5 (0,5 điểm): Trong thí nghiệm đo trọng lượng riêng của sỏi cần dùng
A. một cái lực kế và một cái bình chia độ.
B. một cái cân và một cái lực kế.
C. một cái lực kế và một cái bình tràn.
D. môt cái cân và một cái bình chia độ.
Câu 6 (0,5 điểm): Vật nào dưới đây không có tính chất đàn hồi.
A. Một chiếc lò xo bút bi
C. Một quả bóng cao su
B. Một tờ giấy
D. Một chiếc lốp xe máy
Câu 7 (0,5 điểm): Trường hợp nào dưới đây được goi là máy cơ đơn giản. Chọn một đáp án đúng nhất.
A. Cái cuốc
C. Cái cầu trượt trong trường mầm non
B. Cái cầu bập bênh
D. Cả A, B, C đều là máy cơ đơn giản
Câu 8 (0,5 điểm): Nhận xét nào sau đây sai. 
A. Sử dụng mặt phẳng nghiêng luôn được lợi về lực.
B. Máy cơ đơn giản nào cũng được lợi về lực.
C. Sử dụng ròng rọc cố định để nâng vật không thể làm giảm lực kéo
D. Đòn gánh là một dạng máy cơ đơn giản.
Câu 9 1,0 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách điền số thích hợp vào ô trống:
a. Một vật có trọng lượng 100N có khối lượng .....................
b. Một bao ximăng có khối lượng 50kg có trọng lượng tương ứng ....................
Câu 10 (1,0 điểm): Hãy tìm từ thích hợp cho trong bảng bên để điền vào các câu sau:
a. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật gọi là ........................... Nó có phương ............................, có chiều ...............................
b. Đơn vị của lực là ................ 
kg; trọng lượng; khối lượng; N; N/m3; thẳng đứng; nằm ngang; từ trên xuống dưới; từ dưới lên trên
Phần II: Trắc nghiệm tự luận
Câu 11 (2,0 điểm): Một học sinh làm thí nghiệm đo khối lượng riêng của sỏi thu được kết quả sau đây: Khối lượng m = 65g; Thể tích V = 26 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sỏi theo đơn vị g/cm3 và kg/m3
Câu 12 (2,0 điểm): Tại sao cầu càng cao thì dốc cầu phải làm càng dài?
Đáp án và biểu điểm
 đề A
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
B
0,5
2
C
0,5
3
D
0,5
4
C
0,5
5
A
0,5
6
B
0,5
7
D
0,5
8
B
0,5
9
a. 10kg
b. 500N
0,5
0,5
10
a. trọng lượng; thẳng đứng; từ trên xuống dưới
b. N
0,75
0,25
11
Khối lượng riêng của sỏi được tính theo công thức: 
 d ==
 = 2500 (kg/m3)
1,0
1,0
12
Cầu càng cao thì dốc càng dài nhằm làm giảm độ nghiêng.
Độ nghiêng càng giảm thì lực cần kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng giảm giúp xe cộ lên dốc dễ dàng hơn.
1,0
1,0
Sơ đồ ma trận kiến thức
Bài kiểm tra HKI
Môn: Vật lý 6
(Thời gian: 45 phút)
Đề B
Kiến thức 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đo độ dài
TNKQ
Đo thể tích chất rắn không thấm nước
TNKQ
Lực - Hai lực cân bằng
TNKQ
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
TNKQ
Khối lượng - Đo khối lượng Trong lực - Đơn vị lực
TNKQ
TNKQ
Lực đàn hồi
TNKQ
Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
TNKQ
TNTL
Máy cơ đơn giản
TNKQ
TNKQ
TNTL
Tổng
4
6
2
Nội dung
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1 (0,5 điểm): Em có một thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm, thước này thích hợp để đo kích thước nào dưới đây?
A. Chiều rộng lớp học của em.
B. Chu vi của miệng chiếc bát ăn cơm
C. Chiều dài của chiếc bút bi
D. Đo được tất cả kích thước trong các trường hợp ở A, B, C
Câu 2 (0,5 điểm): Người ta dùng một bình chia độ chứa 43 cm3 nước. Thả một số viên sỏi vào trong bình thấy mực nước dâng lên tới vạch 125 cm3. Thể tích viên đá là:
A. 168 cm3
C. 125 cm3
B. 82 cm3
D. 43 cm3 
Câu 3 (0,5 điểm): Những cặp lực nào sau đây không phải là cặp lực cân bằng?
A. Lực do quả cầu tác dụng lên vợt cầu lông làm nó biến dạng và lực do vợt tác dụng lên quả cầu làm nó bay đi.
B. Trọng lượng của vật treo vào ròng rọc cố định và lực kéo dây vắt qua ròng rọc để giữ vật đứng yên.
C. Trọng lực của hai em bé tác dụng lên hai đầu cầu bập bênh để cầu nằm ngang.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 4 (0,5 điểm): Ném quả bóng cao su thẳng xuống đất thì quả bóng bị bật ngược lên. Lực nào tác dụng lên quả bóng làm nó bị bật lên?
A. Lực do tay người ném bóng.
B. Lực do bóng tác dụng vào bức tường.
C. Lực do Trái Đất tác dụng vào quả bóng.
D. Không phải ba lực trên.
Câu 5 (0,5 điểm): Trong thí nghiệm đo khối lượng riêng của sỏi cần dùng
A. môt cái cân và một cái bình chia độ.
B. một cái cân và một cái bình tràn.
C. một cái lực kế và một cái bình tràn.
D. một cái bình chia độ và một cái bình tràn.
Câu 6 (0,5 điểm): Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi.
A. Một cục đất sét mềm
C. Một quả bóng cao su
B. Một đoạn dây nhôm
D. Cả ba vật trên
Câu 7 (0,5 điểm): Trường hợp nào dưới đây được goi là máy cơ đơn giản. Chọn một đáp án đúng nhất.
A. Cái dốc để đi lên cầu
C. Cái chong chóng bằng giấy
B. Cái máy tuốt lúa
D. Cả A, B, C đều là máy cơ đơn giản
Câu 8 (0,5 điểm): Nhận xét nào sau đây không đúng. 
A. Sử dụng mặt phẳng nghiêng luôn được lợi về lực.
B. Máy cơ đơn giản được dùng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày là đòn bẩy.
C. Sử dụng ròng rọc động để nâng vật không thể làm giảm lực kéo.
D. Đòn gánh là một dạng máy cơ đơn giản.
Câu 9 (1,0 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách điền số thích hợp vào ô trống:
a. Một vật có trọng lượng 15N có khối lượng .....................
b. Một túi đường có khối lượng 2kg có trọng lượng tương ứng là ....................
Câu 10 (1,0 điểm): Hãy tìm từ thích hợp cho trong bảng bên để điền vào các câu sau:
a. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật gọi là ........................... Nó có phương ............................, có chiều ...............................
b. Đo trọng lực bằng................ 
kg; trọng lượng; khối lượng; cân; lực kế; thẳng đứng; nằm ngang; từ trên xuống dưới; từ dưới lên trên
Phần II: Trắc nghiệm tự luận
Câu 11 (2,0 điểm): Một học sinh làm thí nghiệm đo khối lượng riêng của sỏi thu được kết quả sau đây: Khối lượng m = 130g; Thể tích V = 52 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sỏi theo đơn vị g/cm3 và kg/m3
Câu 12 (2,0 điểm): Tại sao cầu càng cao thì dốc cầu phải làm càng dài?
Đáp án và biểu điểm
 đề B
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
C
0,5
2
B
0,5
3
D
0,5
4
D
0,5
5
B
0,5
6
C
0,5
7
A
0,5
8
C
0,5
9
a. 1,5kg
b. 20N
0,5
0,5
10
a. trọng lượng; thẳng đứng; từ trên xuống dưới
b. lực kế
0,75
0,25
11
Khối lượng riêng của sỏi được tính theo công thức: 
 d ==
 = 2500 (kg/m3)
1,0
1,0
12
Cầu càng cao thì dốc càng dài nhằm làm giảm độ nghiêng.
Độ nghiêng càng giảm thì lực cần kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng giảm giúp xe cộ lên dốc dễ dàng hơn.
1,0
1,0
Sơ đồ ma trận kiến thức
Bài kiểm tra HKI
Môn: Vật lý 7
(Thời gian: 45 phút)
Đề A
Kiến thức 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nguồn sáng – Vật sáng
TNKQ
Sự truyền ánh sáng
TNKQ
ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
TNKQ
Định luật phản xạ ánh sáng
TNTL
ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
TNTL
Gương cầu lõm
TNKQ
Gương cầu lồi
TNKQ
Nguồn âm
TNKQ
Độ cao của âm
TNKQ
Độ to của âm
TNKQ
Môi trường truyền âm
TNKQ
Phản xạ âm –Tiếng vang
TNKQ
Chống ô nhiễm tiếng ồn
TNKQ
Tổng
5
6
2
Nội dung
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1 (0,5 điểm): Vật nào sau đây không phải là vật sáng?
A. Chiếc áo đang phơi ngoài nắng.
B. Chiếc áo trắng để trong tủ đóng kín.
C. Mặt Trời. 
D. Bóng đèn điện đang bật sáng.
Câu 2 (0,5 điểm): Khoanh tròn vào đáp án phù hợp để hoàn thành nhận xét sau: Khi có nguyệt thực thì.........
A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.
B. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
C. Mặt trời ngừng không chiếu sáng Mặt trăng nữa.
D. Mặt trăng bị Trái đát che khuất.
Câu 3 (0,5 điểm): Một tia sáng tới mặt gương phẳng hợp với mặt gương góc 300, góc phản xạ có số đo nào dưới đây?
A: 00
B: 300
C: 600
D: 900
 Câu 4 (0,5 điểm): Cùng một vật lần lượt đặt trước ba gương, ở gần gương và cách gương cùng một khoảng bằng nhau, gương nào tạo được ảnh lớn nhất ?
A. Gương phẳng.
B. Gương cầu lõm.
C. Gương cầu lồi.
D. Không gương nào (Ba gương cho ảnh có độ lớn bằng nhau).
Câu 5 (0,5 điểm): Âm thanh phát ra từ chiếc tivi là ở bộ phận nào? 
A. Từ núm điều chỉnh âm thanh.
B. Người nói trong tivi.
C. Màn hình của tivi.
D. Màng loa của tivi.
Câu 6 (0,5 điểm): Quan sát độ rung của chiếc loa thùng, Theo em ý kiến nào dưới đây đúng?
A. Âm càng to thì màng loa rung càng mạnh.
B. Âm càng cao thì màng loa rung càng mạnh.
C. Âm càng trầm thì màng loa rung càng mạnh.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận dưới đây?
A. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng nhỏ.
B. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.
C. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng lớn.
D. Âm phát ra càng thấp khi biên độ dao động càng bé.
Câu 8 (3,5 điểm): Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây.
a. Trong môi trường ....................... và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo ............... 
............................ 
b. Ta nhìn thấy một vật khi có ............................. từ vật truyền đến mắt ta.
c. Các vật phát ra âm gọi là .................... Các nguồn âm đều ....................... 
d. Âm có thể truyền qua các nôi trường ................................................. nhưng không thể tryuền qua ....................................
Phần II: Trắc nghiệm tự luận
Câu 9 (1,5 điểm): Cho một gương phẳng và một điểm sáng S. Cho tia tới gương như hình vẽ.
 Nêu cách xác định và vẽ điểm tới, pháp tuyến và tia phản xạ trên gương phẳng.
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
S
Câu 10 (1,5 điểm): Cho một mũi tên AB có phương vuông góc với gương phẳng (hình vẽ bên).
 Nêu cách vẽ và vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng.
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
.....................................................................
A
B
Đáp án và biểu điểm
 đề A
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
B
0,5
2
D
0,5
3
C
0,5
4
B
0,5
5
D
0,5
6
A
0,5
7
B
0,5
8
a. (1) trong suốt; (2) đường thẳng
b. ánh sáng
c. (1) nguồn âm; (2) dao động; 
d. (1) chất rắn, chất lỏng, chất khí; (2) chân không
0,5 + 0,5
0,5
0,5 + 0,5
0,5 + 0,5
9
- Xác định được điểm tới I
- Vẽ được pháp tuyến IN
- Vẽ được tia phản xạ chính xác (góc tới bằng góc phản xạ, có mũi tên chỉ hướng truyền)
0,5
0,5
0,5
10
- Vẽ được A’ đối xứng với A qua gương
- Vẽ được B’ đối xứng với B qua gương
- Dựng được mũi tên A’B’ bằng nét đứt
0,5
0,5
0,5
Sơ đồ ma trận kiến thức
Bài kiểm tra HKI
Môn: Vật lý 7
(Thời gian: 45 phút)
Đề B
Kiến thức 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nguồn sáng – Vật sáng
TNKQ
Sự truyền ánh sáng
TNKQ
ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
TNKQ
Định luật phản xạ ánh sáng
TNTL
ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
TNTL
Gương cầu lõm
TNKQ
Gương cầu lồi
TNKQ
Nguồn âm
TNKQ
Độ cao của âm
TNKQ
Độ to của âm
TNKQ
Môi trường truyền âm
TNKQ
Phản xạ âm –Tiếng vang
TNKQ
Chống ô nhiễm tiếng ồn
TNKQ
Tổng
5
6
2
Nội dung
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1 (0,5 điểm): Chọn đáp án phù hợp để hoàn thành nhận xét sau. Chiếc áo trắng đang phơi ngoài nắng, ta nhìn thấy nó vì ..................
A. chiếc áo hắt lại ánh sáng Mặt trời chiếu đến nó và truyền vào mắt ta.
B. có một chùm ánh sáng trắng phát ra từ chiếc áo truyền đến mắt ta.
C. có một chùm sáng từ mắt ta truyền đến chiếc áo. 
D. bản thân nó có màu trắng.
Câu 2 (0,5 điểm): Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích hiện tượng nào dưới đây? Chọn đáp án phù hợp nhất.
A. Sự tạo thành bóng của ngôi nhà vào những hôm trời nắng.
B. Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
C. Sự tạo thành ảnh của vật qua gương phẳng.
D. Cả hai hiện tượng A và B.
Câu 3 (0,5 điểm): Một tia sáng tới mặt gương phẳng hợp với mặt gương góc 200, góc phản xạ có số đo nào dưới đây?
A: 900
B: 800
C: 700
D: 200
 Câu 4 (0,5 điểm): Cùng một vật lần lượt đặt trước ba gương, ở gần gương và cách gương cùng một khoảng bằng nhau, gương nào tạo được ảnh bé nhất ?
A. Gương cầu lõm.
B. Gương cầu lồi.
C. Gương phẳng.
D. Không gương nào (Ba gương cho ảnh có độ lớn bằng nhau).
Câu 5 (0,5 điểm): Âm thanh phát ra từ chiếc điện thoại di động là ở bộ phận nào? 
A. Từ bàn phím của diện thoại.
B. Từ người gọi đến.
C. Từ màn hình của điện thoại.
D. Màng loa của điện thoại.
Câu 6 (0,5 điểm): Quan sát độ rung của chiếc loa thùng, Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Âm càng to thì màng loa rung càng mạnh.
B. Âm càng cao thì màng loa rung càng mạnh.
C. Âm càng trầm thì màng loa rung càng mạnh.
D. Cả hai ý kiến B và C.
Câu 7 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận dưới đây?
A. Âm phát ra càng bổng khi biên độ dao động càng bé.
B. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng bé.
C. Âm phát ra càng cao khi biên độ dao động càng lớn.
D. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng lớn.
Câu 8 (2,0 điểm): Hãy điền “Đ” vào sau câu trả lời đúng và “S” vào sau câu trả lời sai trong các nhận xét sau.
a. Nguyệt thực thường xảy ra vào những đêm Trăng tròn.
b. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm trong cùng một mặt phẳng.
c. Người ta thường dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu của ôtô vì nó có khả năng hội tụ ánh sáng.
d. Pha đèn pin là một gương cầu lõm có tác dụng tạo ra chùm sáng song song nhờ đó đèn pin có thể truyền ánh sáng đi xa.
Câu 9 (1,5 điểm): Hãy điền cụm từ thích hợp vào các câu sau 
a. Âm truyền đi gặp mặt chắn đều bị ..................Tiếng vang là do ............................ truyền đến chậm hơn âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây gây ra.
b. Chất rắn nói chung truyền âm ............................ so với chất lỏng và chất khí.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận
Câu 9 (1,5 điểm): Cho một gương phẳng một điểm sáng S và một điểm tới I trên mặt gương như hình vẽ.
 Nêu cách xác định và vẽ tia tới, pháp tuyến và tia phản xạ trên gương phẳng.
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
.....................................................................
S
I
Câu 10 (1,5 điểm): Cho một mũi tên AB có phương song song với gương phẳng (hình vẽ bên).
 Nêu cách vẽ và vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng.
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
.....................................................................
A
B
Đáp án và biểu điểm
 đề B
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
A
0,5
2
D
0,5
3
C
0,5
4
B
0,5
5
D
0,5
6
D
0,5
7
B
0,5
8
a. Đ
b. Đ
c. S
d. Đ
0,5 
0,5
0,5 
0,5
9
a. (1) phản xạ; (2) âm phản xạ
b. tốt hơn
1,0
0,5
9
- Vẽ được tia tới SI, có mũi tên chỉ chiều truyền.
- Vẽ được pháp tuyến IN
- Vẽ được tia phản xạ chính xác (góc tới bằng góc phản xạ, có mũi tên chỉ hướng truyền)
0,5
0,5
0,5
10
- Vẽ được A’ đối xứng với A qua gương
- Vẽ được B’ đối xứng với B qua gương
- Dựng được mũi tên A’B’ bằng nét đứt
0,5
0,5
0,5
Sơ đồ ma trận kiến thức
Bài kiểm tra HKI
Môn: Vật lý 8
(Thời gian: 45 phút)
Đề A
Kiến thức 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chuyển động cơ học - Vận tốc
TNKQ
Chuyển động đều – Chuyển động không đều
TNTL
Biểu diễn lực
TNKQ
Cân bằng lực – Quán tính
TNKQ
Lực ma sát
TNKQ
áp suất
TNKQ
áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
TNKQ
TNTL
áp suất khí quyển
TNKQ
Lực đẩy Acsimet – Sự nổi
TNTL
Công cơ học
TNKQ
Tổng
3
5
3
Nội dung:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Đơn vị nào dưới đây dùng để đo vận tốc?
A. Km.h
B. m.s
C. s/m 
D. m/s 
Câu 2 (0,5 điểm): Trong một bài tập trọng lượng 20 N được biểu diễn bằng véctơ có độ dài 2cm. Một véctơ khác có độ dài 5,5 cm cũng biểu diễn lực. Véctơ đó biểu diễn lực có độ lớn bao nhiêu?
A. 2,75N
B. 11N 
C. 55N 
D. 110N 
Câu 3 (0,5 điểm): Hiện tượng vật lý nào dưới đây liên quan đến quán tính của vật. Chọn phương án hợp lý nhất. 
A. Khi phanh gấp xe ôtô trượt một đoạn trên đường rồi mới dừng lại được.
B. Khi nhảy từ trên cao xuống đầu gối bị gập lại
C. Con thỏ khi bị con báo đuổi thường chạy theo hình chữ Z
D. Cả ba trường hợp A, B, C
Câu 4 (0,5 điểm): Trong các trường hợp xuất hiện lực sau đây, trường hợp nào không phải lực ma sát?
A. Lực của cung tác dụng vào mũi tên khi bắn.
B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn khi bàn hơi bị nghiêng.
C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp. 
D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt bàn.
Câu 5 (0,5 điểm): Trường hợp nào sau đây sử dụng biện pháp giảm áp suất. Chọn đáp án phù hợp nhất.
A. Khi xây nhà cần làm móng to.
B. Bố bạn Thành mài dao sắc trước khi chặt cây.
C. Xe tải nặng người ta thường lắp nhiều bánh xe.
D. Cả hai trường hợp A và C.
Câu 6 (0,5 điểm): Công thức nào dưới đây dùng để tính áp suất chất lỏng?
A. p = F/S
B. p = d.h
C. p = d/h 
D. p = F.S
Câu 7 (0,5 điểm):Lực nào sau đây không thực hiện công cơ học
A. Lực thắng xe làm xe chuyển động chậm lại
B. Trọng lượng xe khi xe chạy trên đường ngang
C.Trọng lượng xe khi xe chạy trên đường dốc 
D. Lực kéo lò xo làm lò xo dãn ra.
Câu 8 (1,0 điểm): Hãy điền “Đ” vào mệnh đề đúng và “S” vào mệnh đề sai trong các mệnh đề nói về áp suất khí quyển dưới đây:
a. áp suất khí quyển trên đỉnh núi thấp hơn so với áp suất khí quyển ở mực nước biển
b. Hiện tượng thuỷ triều là do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt nước biển.
c. áp suất khí quyển có được là do không khí có trọng lượng
d. Nhờ có áp suất khí quyển tác dụng lên cơ thể ta nên ta có thể đứng trên mặt đất mà không sợ bị rơi ra ngoài vũ trụ
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (5,5 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Xe người đi 130m trong 10s. Sau đó đi tiếp 200m trong 20s. 
Tính vận tốc của người đó trên mỗi đoạn đường.
Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả chặng đường.
Câu 10 (1,5 điểm): Một bình cao 20 cm chứa đầy nước. Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình và lên điểm trên thành bình cách đáy 5cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 11 (2,0 điểm): Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 6cm thả nổi trong bình dầu thấy phần chìm có chiều cao 4cm. Cho trọng lượng riêng của dầu 9000N/m3.
Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ.
Tính trọng lượng riêng của gỗ.
Đáp án và biểu điểm
đề A
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
D
0,5
2
C
0,5
3
D
0,5
4
A
0,5
5
D
0,5
6
B
0,5
7
B
0,5
8
Đ
0,25
S
0,25
Đ
0,25
S
0,25
9
Vận tốc của người trên đoạn đường đầu:
 v1 = s1/ t1 = 130/10 = 13(m/s)
Vận tốc của người trên đoạn đường sau:
 v2 = s2/ t2 = 200/20 = 10(m/s)
Vận tốc trung bình của người trên cả chặng đường:
 vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2) 
 = (130 + 200)/(10 + 20) = 11(m/s)
 ĐS: 13m/s; 10m/s; 11m/s
 0,5
0,5
 1,0
10
áp suất của nước tác dụng lên đáy bình:
 p1 = h1.d = 0,2.10000 = 2000 (Pa)
áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy bình 5cm, nghĩa là cách mặt thoáng 15cm:
 p2 = h2.d = 0,15.10000 = 15000 (Pa)
 ĐS: 2000Pa; 1500Pa
0,5
1,0
11
Thể tích khối gỗ chìm trong nước là: 
 Vc = 4.6.6 = 144 (cm3) = 144.10-6 (m3)
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ:
 FA = Vc. d = 144.10-6. 9000 = 1,296 (N)
Trọng lượng của khối gỗ đúng bằng độ lớn lực đẩy Acsimet: P = FA = 1,296N
Trọng lượng riêng của gỗ:
 dg = P/V = 1,296/ 216.10-6 = 6000 (N/m3)
ĐS: 1,44N; 6667N/m3
0,5
0,5
0,5
0,5
Sơ đồ ma trận kiến thức
Bài kiểm tra HKI
Môn: Vật lý 8
(Thời gian: 45 phút)
Đề B
Kiến thức 
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chuyển động cơ học - Vận tốc
TNKQ
Chuyển động đều – Chuyển động không đều
TNTL
Biểu diễn lực
TNKQ
Cân bằng lực – Quán tính
TNKQ
Lực ma sát
TNKQ
áp suất
TNKQ
áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
TNTL
áp suất khí quyển
TNKQ
Lực đẩy Acsimet – Sự nổi
TNKQ
TNTL
Công cơ học
TNKQ
Tổng
3
5
3
Nội dung:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Công thức nào dưới dây dùng để tính vận tốc?
A. v = 
B. v = 
C. v = S.t 
D. v = 
Câu 2 (0,5 điểm): Trong một bài tập trọng lượng 15 N được biểu diễn bằng véctơ có độ dài 3cm. Một véctơ khác cũng biểu diễn lực có độ lớn 45N. Véctơ đó có độ dài 5,5 cm bao nhiêu? 
A. 3cm
B. 5cm 
C. 9cm 
D. 15cm
Câu 3 (0,5 điểm): Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng phương
B. Hai lực cùng cùng đặt lên một vật
C. Hai lực cùng phương
D. Hai lực cùng phương
Câu 4 (0,5 điểm): Trong các trường hợp xuất hiện lực sau đây, trường hợp nào là lực ma sát?
A. Lực của cung tác dụng vào mũi tên khi bắn.
B. Lực ép của vật lên mặt bàn nằm ngang.
C. Lực giữ cho chiếc đinh khi đóng vào gỗ không bị rơi ra. 
D. Lực xuất hiện khi kéo giãn chiếc lò xo.
Câu 5 (0,5 điểm): Trường hợp nào sau đây sử dụng biện pháp tăng áp suất. Chọn đáp án phù hợp nhất.
A. Khi xây nhà người ta phải làm móng to.
B. Người nguyên thuỷ thường dùng những mảnh đá sắc nhọn để làm vũ khí đi săn.
C. Máy xúc thường được lắp bánh xích để không bị lún khi đi trên đất mềm.
D. Cả hai trường hợp B và C.
Câu 6 (0,5 điểm): Công thức nào dưới đây dùng để tính lực đẩy Acsimet?
A. FA = V/d
B. FA = d /V 
C. FA = D.V 
D. FA = d.V 
Câu 7 (0,5 điểm): Lực nào sau đây thực hiện công cơ học
A. Lực người lực sĩ đỡ quả tạ nằm yên trên tay.
B. Lực của gió làm cành cây đung đưa qua lại.
C.Trọng lực tác dụng lên hạt mưa làm hạt mưa rơi xuống đât. 
D. Cả hai đáp án B và C.
Câu 8 (1 điểm): Hãy điền “Đ” vào mệnh đề đúng và “S” vào mệnh đề sai trong các mệnh đề nói về áp suất khí quyển dưới đây:
a. Nhờ có áp suất khí quyển tác dụng mặt nước nên ta có thể đùng ống hút nước lên miệng.
b. áp suất khí quyển có được là do không khí có trọng lượng.
c. Hiện tượng thuỷ triều là do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt nước biển. 
d. áp suất khí quyển dưới hầm mỏ cao hơn so với áp suất khí quyển ở trên mặt đất.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (5,5 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Một xe ôtô đi 150km đầu với vận tốc 50km/h. Sau đó đi tiếp 70km với vận tốc 35km/h.
a. Tính thời gian xe đi hết quãng đường thứ nhất, thứ hai và cả hai quãng đường. 
b. Tính vận tốc trung bình của xe đó trên cả hành trình.
Câu 10 (1,5 điểm): Một chai dầu ăn còn lượng dầu cao 15cm. Tính áp suất do dầu tác dụng lên đáy bình và lên điểm trên thành bình cách đáy 5cm. Biết trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000N/m3.
Câu 11 (2,0 điểm): Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 8cm thả nổi trong bình nước thấy phần chìm có chiều cao 6cm. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ.
Tính trọng lượng riêng của gỗ.
Đáp án và biểu điểm
đề A
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
A
0,5
2
C
0,5
3
B
0,5
4
C
0,5
5
B
0,5
6
D
0,5
7
D
0,5
8
Đ
0,25
Đ
0,25
S
0,25
Đ
0,25
9
Thời gian xe đi hết quãng đường đầu:
 t1 = s1/ v1 = 150/50 = 3(h)
Thời gian xe đi hết quãng đường thứ hai:
 t2 = s2/ v2 = 70/35 = 2(h)
Thời gian xe đi hết cả hai quãng đường:
 t = t1 + t2 = 3 + 2 = 5(h)
Vận tốc trung bình của xe:
 vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2) 
 = (150 + 70)/(3 + 2) = 44(km/h)
ĐS: 3h; 2h; 44km/h
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docDe va Dap an Kiem tra HK I 678.doc
Đề thi liên quan