Bài kiểm tra học kì I năm học 2006 - 2007 môn: Vật lý lớp 6

doc1 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I năm học 2006 - 2007 môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: .................................................
Lớp: .............. 
Trường THCS ............................................
Bài kiểm tra học kì I năm học 2006-2007
Môn: Vật lý - Lớp 6
Thời gian: 45 phút
A.phần Trắc nghiệm khách quan .
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng .
Câu1. Trong số các thước sau đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6?
 A. Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm
 C. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 2mm
Câu 2. Một vật có khối lượng 1000 gam thì trọng lương là: 
 A. 1 N B. 10 N
 C. 100 N D. 1 000 N 
Câu 3. Khi treo vật nặng vào một lò xo, vật nặng chuyển động đi xuống rồi dừng lại và đứng yên. Điều đó chứng tỏ: 
 A. Lực kéo của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn giảm dần đến lúc bằng không.
 B. Lực kéo của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn tăng dần đến lúc bằng trọng lượng của vật
 C. Lực kéo của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn không thay đổi.
 D. Lực kéo của lò xo lúc đầu đã bằng trọng lượng của vật.
Câu 4. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
 A. V= 22,5 cm3 C. V= 22, 50 cm3 
 B. V= 22,3 cm3 D. V = 22 cm3
Câu 5. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường gây tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
 A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. 
 B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
 C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng .
 D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó .
Câu 6. Cách nào trong các cách sau không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
 A. Tăng chiều dài và giữ nguyên độ cao. B. Giảm chiều dài và giữ nguyên độ cao 
 C. Giữ nguyên chiều dài và giảm độ cao. D. Tăng chiều dài và giảm độ cao 
Câu 7. Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào chỉ trọng lượng ?
 A. P B. m 
 C. D D. d
Câu 8. Trong các vật thường gặp dưới đây, vật nào không có tính chất đàn hồi ? 
 A. Một quả bóng bàn . B. Một chiéc lưỡi cưa
 C. Một đoạn dây đồng nhỏ. D. Một quả bóng cao su. 
II. Điền các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: 
Câu 9. Khối lượng của một vật chỉ ..............chất chứa trong vật. Để đo khối lượng người ta dùng ......................................................................
Câu 10. Trọng lực có phương ..................... và chiều từ ...............................
B. Tự luận: 
Câu 11. Trong khi xác định khối lượng riêng của sỏi, một nhóm học sinh đã tiến hành như sau:
Dùng bình chia độ có ĐCNN 2cm3 chứa nước đến vạch thứ 30 để đo thể tích của sỏi. Khi thả sỏi vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch thứ 43. Dùng cân xác định được khối lượng sỏi nói trên là 67 gam.
Tính thể tích lượng sỏi ? 
 b. Tính khối lượng riêng sỏi ra g/cm3; kg/cm3.
 c. Tính trọng lượng của một đống sỏi 3 m3.
Bài làm phần tự luận
.

File đính kèm:

  • docKSCL HKI mon Vat li 6 0607.doc
Đề thi liên quan