Bài kiểm tra học kì I năm học 2010 – 2011
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2010 – 2011 Họ và tên: Lớp 8. Đề: 1 A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng: 1. Các khối đa diện là: A. Hình hộp chữ nhật. Hình lăng trụ đều. Hình chóp đều. B. Hình chóp đều. Hình chóp nón . Hình lăng trụ đứng. C. Hình trụ đứng. Hình chóp đều. Hình cầu. 2. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết: A. Hình biểu diễn. Kích thước. Yêu cầu kĩ thuật. Tổng hợp. Phân tích chi tiết. B. Khung tên. Hình biểu diễn. Kích thước. Yêu cầu kĩ thuật. Tổng hợp. C. Khung tên. Hình biểu diễn. Kích thước. Phân tích chi tiết. Tổng hợp. 3. Mối ghép cố định là mối ghép: A. Các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau. B. Có thể chuyển động hoặc không chuyển động với nhau. C. Mối ghép có thể ăn khớp chắc chắn với nhau. B. Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ để được câu đúng: 1. Các cơ cấu truyền động: A. Truyền động ma sát là cơ cấu tryền........................ . B. Truyền động ăn khớp là cơ cấu truyền động dùng. Các mặt phẳng hình chiếu của vật thể: Mặt chính diện được gọi là mặt phẳng.... Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng.. Mặt bên cạnh gọi là mặt phẳng. 3. Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động: A. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến gọi là cơ cấu.. .. được dùng trong các loại máy như:.. . B. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc gọi là cơ cấu .. được dùng trong các loại máy như:. . C. Tự luận. 1. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? Tính công nghệ có ý nghĩa gì ? 2. Điện năng là gì ? Điện năng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? Lấy vị dụ ở gia đình và địa phương em ? Bài làm tự luận: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2010 – 2011 Họ và tên: Lớp 8. Đề: 2 A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng: 1. Các khối tròn xoay là: A. Hình nón. Hình trụ. Hình cầu. B. Hình cầu . Hình nón. Hình Tròn. C. Hình nón. Hình cầu. Hình trụ tròn. 2. Trình tự đọc bản vẽ lắp: A. Bảng kê. Khung tên. Hình biểu diễn. kích thước. Tổng hợp. B. Khung tên. Bảng kê. Hình biểu diễn. kích thước. Phân tích chi tiết. Tổng hợp. C. Bảng kê. Hình biểu diễn. kích thước. Phân tích. Tổng hợp. Khung tên. 3. Mối ghép động là mối ghép: A. Các chi tiết được ghép không thể chuyển động tương đối với nhau. B. Có lúc chuyển động được có lúc không. C. Các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. B. Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ để được câu đúng: 1. Các hướng chiếu cảu hình chiếu: A. Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ . B. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ. C. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ.. 2. Các cơ cấu truyền động: A. Truyền động ma sát là cơ cấu tryền........................ . B. Truyền động ăn khớp là cơ cấu truyền động dùng. 3. Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động: A. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến là cơ cấu.. .. được dùng trong các loại máy như:.. . B. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc là cơ cấu. .. được dùng trong các loại máy như:. . C. Tự luận. 1. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? Tính công nghệ có ý nghĩa gì ? 2. Điện năng là gì ? Điện năng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? Lấy vị dụ ở gia đình và địa phương em ? Bài làm tự luận: ĐÁP ÁN: Đề 1 Câu đúng: 1 – A 2 – B 3 – A B. Các cụm từ thích hợp: 1 Cơ cấu truyền động: A. nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. B. .truyền động ăn khớp giữa một cặp bánh răng hoặc đĩa – xích truyền động cho nhau.. 2. Các mặt phẳng hình chiếu: A. Chiếu đứng. B. Chiếu bằng. C. Chiếu cạnh. 3. Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động: A. Cơ cấu tay quay con trượt..Máy khâu đạp chân, máy cưa gổ, ô tô, máy hơi nước B. Cơ cấu tay quay – thanh lắc..Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy. C. Tự luận: 1. Tính chất vật lý của vật liệu cơ khí: Cơ tính, lý tính, hóa tính và tĩnh chất công nghệ. Tính công nghệ cho biết khã năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khã năng gia công cắt gọt. 2. Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) được goi là điện năng. - Vai trò của điện năng trong SX và đời sống: + Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy , thiết bịtrong sản xuất và đời sống xã hội. + Nhờ có điện năng, qua trình sản xuấtđược tự động hóa và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh và hiện đại. Đề: 2 A: Trắc nghiệm: 1 – A 2 – B 3 – C B. Các cụm từ thích hợp: 1. Hướng chiếu của hình chiếu: A. Trước tới B. Trên xuông. C. Trái sang 2. Cơ cấu truyền động: A. nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. B. .truyền động ăn khớp giữa một cặp bánh răng hoặc đĩa – xích truyền động cho nhau 3. Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động: A. Cơ cấu tay quay con trượt..Máy khâu đạp chân, máy cưa gổ, ô tô, máy hơi nước B. Cơ cấu tay quay – thanh lắc..Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy. C. Tự luận: 1. Tính chất vật lý của vật liệu cơ khí: Cơ tính, lý tính, hóa tính và tĩnh chất công nghệ. Tính công nghệ cho biết khã năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khã năng gia công cắt gọt. 2. Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) được goi là điện năng. - Vai trò của điện năng trong SX và đời sống: + Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy , thiết bịtrong sản xuất và đời sống xã hội. + Nhờ có điện năng, qua trình sản xuấtđược tự động hóa và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh và hiện đại.
File đính kèm:
- De kiem tr HKi CN8.doc