Bài kiểm tra Học kì I Ngữ văn 8 Trường THCS Lê Hồng Phong

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Học kì I Ngữ văn 8 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD & ĐT Đam Rông	 Ngữ văn 8
Trường THCS Lê Hồng Phong	 Bài kiểm tra Học kì I


I. Thiết lập ma trận
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng chủ yếu của Văn bản, tiếng Việt, và Tập làm văn trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 học kì I.
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá. 
- Xác định khung ma trận.

 Cấp độ

 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1:
Văn bản
- Nhận biết thể thơ trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn”.
- Nhận biết nghệ thuật chủ yếu của văn bản “Cô bé bán diêm”.






Số câu: 2 
Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10%
Số câu: 2 
Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1.0






Chủ đề 2:
Tiếng Việt
- Nhận biết công dụng của dấu câu trong câu văn cụ thể.

- Hiểu để xác định được câu ghép.
- Hiểu, nêu được công dụng của dấu ngoặc kép.
- Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép


Số câu: 3
Số điểm: 3.0 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 3
Số điểm: 3.0 
Tỉ lệ 30%
 Số câu: 1
Số điểm: 0.5

Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 0.5
Số điểm: 1.0
Số câu: 0.5
Số điểm: 1.0


Chủ đề 3:
Tập làm văn
- Nhận biết được bố cục của văn bản.

- Hiểu, xác định được tính chất của văn bản thuyết minh.


- Viết bài văn thuyết minh về một loài cây.
Số câu: 3
Số điểm: 6.0
Tỉ lệ 60%
Số câu: 3
Số điểm: 6.0
Tỉ lệ 60%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5

Số câu: 1
Số điểm: 0.5


Số câu: 1
Số điểm: 5.0

Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 10. Tỉ lệ 100%
Số câu: 4
Số điểm: 2.0
20%
Số câu: 2.5
Số điểm: 2.0
20%
Số câu: 1.5
Số điểm: 6.0
60%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%

II. Câu hỏi đề kiểm tra theo ma trận

A. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng về bố cục của văn bản?
A. Là nội dung của văn bản được trình bày.
B. Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. 
C. Là nội dung được rút ra từ văn bản. 
D. Là nhân vật và sự kiện được nêu ra trong văn bản.
 Câu 2: Nghệ thuật chủ yếu của truyện “Cô bé bán diêm” là gì?
 	A. Tự sự xen miêu tả với những rung động tinh tế. 
 	B. Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình và bình luận.
 	C. Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết diễn biến hợp lí.
 	D. Xây dựng các hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Trời và biển trắng nhạt, mơ màng.
B. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
C. Trời rải mây trắng nhạt. Biển mơ màng dịu hơi sương.
D. Trời, biển trắng nhạt, mơ màng.
Câu 4: Tính chất nào là của văn bản thuyết minh?
	A. Tri thức chính xác, khách quan, hữu ích 	
	B. Tính thời sự, cập nhật
	C. Chủ quan, giàu cảm xúc	
	D. Uyên bác, nhiều điển tích, điển cố.
Câu 5: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác theo thể thơ nào?
 	A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 	B. Song thất lục bát.
 	C. Thất ngôn bát cú Đường luật.
 	D. Thơ tự do. 
Câu 6: Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?
Mẹ rằng : quê mẹ, Bảo Ninh,
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền.
 	A. Đánh dấu phần liệt kê.	C. Đánh dấu phần bổ sung thêm 
 	B. Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh.	D. Đánh dấu lời đối thoại.	

B. Tự luận (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm): Nêu các công dụng của dấu ngoặc kép? Đặt hai câu có sử dụng dấu ngoặc kép với hai công dụng khác nhau.
 Câu 2 (5.0 điểm): Thuyết minh về một loài cây (cây bàng, cây phượng, cây cà phê...)





III. Hướng dẫn chấm (đáp án) và biểu điểm

 A. Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm, mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
B
A
C
D

 B. Phần tự luận

Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1:









Câu 2:
* Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
* Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép:
- Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là của Phan Châu Trinh.
-> Đánh dấu tên tác phẩm thơ.
- Bác Hồ dạy chúng ta phải biết: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”.
-> Đánh dấu câu được dẫn trực tiếp.

1. Yêu cầu chung: 
a. Hình thức: GV chấm điểm hình thức linh động ở các phần nếu đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bài làm sạch đẹp, chữ viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.
- Biết chọn lọc và sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Biết cách sắp xếp ý, đoạn, bố cục bài hợp lí. Diễn đạt mạch lạc, lô gíc, có tính liên kết.
b. Nội dung:
- Làm đúng kiểu đề văn thuyết minh.
- Có sự lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh đã học.
2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: 
 Giới thiệu chung về đối tượng trong sự gắn bó và phát triển của đời sống con người.
b. Thân bài: Tập trung thuyết minh về loài cây đó:
- Nguồn gốc, xuất xứ...
- Đặc điểm, tính chất, hình dáng (thân, lá, cành...) của loài cây đó.
- Vai trò, ý nghĩa của loài cây trong đời sống.
c. Kết bài: 
Suy nghĩ của em về loài cây đó trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

** Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản, khi chấm giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
1.0 điểm



1.0 điểm





1.0 điểm





9.0 điểm






1.0 điểm

7.0 điểm




1.0 điểm


File đính kèm:

  • docĐỀ KT HK I VĂN 8 gửi phòng.doc