Bài kiểm tra học kì I Sinh học 7 năm học 2010 – 2011
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I Sinh học 7 năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I SINH HỌC 7 Điểm Năm học 2010 – 2011 ***** Họ và tên: . Lớp: ................ Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. (0,5 điểm) Đại diện nào của ngành Động vật nguyên sinh trong quá trình dinh dưỡng xuất hiện enzim tiêu hóa? A) Trùng kiết lị. B) Trùng biến hình. C) Trùng giày. D) Trùng roi. 1. ..... 2. .. 3. .. 4. .. 5. .. 6. .. 7. .. 8. .. 9. .. 10. 11. 12. Câu 2. (2,5 điểm) Điền chú thích cho các số từ 1 à 12 trong hình vẽ sau: B. TỰ LUẬN: Câu 1. (0,5 điểm) Phân tích những đặc điểm của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh. Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra đặc điểm khác biệt về hệ thần kinh của sứa với hệ thần kinh của thủy tức. Tại sao ngư dân biển thường coi sứa là những chiếc phao báo bão? Câu 3. (2 điểm) Trình bày những lợi ích và tác hại của thân mềm trong đời sống của con người. Câu 4. (2,5 điểm) Trình bày các thao tác mổ giun đất. Tại sao mổ giun phải tiến hành mổ phía lưng mà không mổ phía bụng? BÀI LÀM: ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. B Câu 2. 1. Lỗ miệng 2. Hầu 3. Diều 4. Dạ dày 5. Ruột tịt 6. Ruột sau 7. Trực tràng 8. Hậu môn 9. Tim 10. Hạch não 11. Chuỗi thần kinh bụng 12. Ống bài tiết B. TỰ LUẬN Câu 1 Sán dây đều kí sinh trong, có sự thích nghi cao với lối sống bám chắc vào cơ thể vật chủ: - Đầu sán có nhiều giác bám lớn, một số được tăng cường bằng các vòng móc sắc nhọn - Ruột hoàn toàn tiêu giảm à thấm dinh dưỡng trực tiếp qua thành cơ thể - Mắt và lông bơi tiêu giảm, cơ thể dài - Cơ thể phân đốt, mỗi đốt mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, những đốt cuối có rất nhiều trứng và đứt dần mang trứng ra ngoài cơ thể Câu 2 Ở thủy tức chỉ là hệ thần kinh mạng lưới nằm rải rác trong cơ thể. - Hệ thần kinh phân hóa hơn: có 2 vòng thần kinh nằm ở trên và dưới dù, liên hệ chặt chẽ với một số cơ quan cảm giác đặc biệt gọi là thể bên, nằm ở mép dù. Thể bên của sứa gồm có mắt, hố khứu giác và bình nang à sứa có thể nhận biết được sáng tối, độ nông sâu, nhịp điệu co bóp của dù. - Thể bên của sứa còn có khả năng “nghe” được các hạ âm lan truyền từ xa có dao động ở tần số 8 – 13 Hz, thường do các cơn bão sinh ra mà tai người không nghe được à sứa có thể nhận biết chính xác được bão biển để tránh xa bờ và ẩn dưới lớp nước sâu. Vào mùa mưa bão, khi sứa bỏ bờ ra khơi, ngư dân biết rằng sắp có bão. Sự khác nhau này liên quan tới lối sống tự do bơi lội của sứa Câu 3 * Những lợi ích của thân mềm trong đời sống của con người: - Làm đồ trang sức, vật trang trí. Ngọc trai là sản phẩm quý đã được nhân dân ta khai thác bằng biện pháp nhân tạo. - Một số loài thân mềm dùng làm dược liệu như: Trai, mai mực, chất mực trong túi mực được làm nguyên liệu dùng để vẽ. - Nhiều loài ốc trai, mực cung cấp thịt cho người. - Làm sạch môi trường nước - Có giá trị xuất khẩu - Có giá trị về mặt địa chất * Tác hại của thân mềm trong đời sống: - Một số loài ốc nước ngọt như ốc tai, ốc đĩa là vật trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người và gia súc. - Con Hà đục thuyền và các công trình xây dựng bằng gây thiệt hai lớn cho người dân biển. - Nhiều loài ốc phá hoại cây trồng, mùa màng. Câu 4 - Ghim giun đất nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim - Tiến hành mổ mang ở hai bên đầu để quan sát mang - Tiến hành mổ lưng: Dùng kéo cắt theo hình chữ nhật phía lưng - Đổ nước ngập cơ thể tôm, kẹp khẽ nâng và lật tấm lưng ra à bắt đầu quan sát: cơ quan tiêu hóa và cơ quan thần kinh của tôm * Phải tiến hành mổ lưng vì hệ thần kinh của Tôm nằm ở phía bụng à mổ bụng dễ làm tổn thương hệ cơ quan này và khó có thể quan sát được --------&-------- MA TRẬN ĐỀ THI SINH HỌC 7 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chương I. Ngành Động vật nguyên sinh 1 Câu 0,5đ 0,5đ Chương II. Ngành Ruột khoang 1 Câu 2đ 2đ Chương III. Các ngành giun 1 Câu 0,5đ 1 Câu 2,5đ 3đ Chương IV. Ngành thân mềm 1 Câu 2đ 2đ Chương V. Ngành chân khớp 2 Câu 2,5đ 2,5đ Tổng 5 điểm 2,5 điểm 2,5 điểm 10 điểm
File đính kèm:
- De kiem tra hoc ki lop 7.doc