Bài kiểm tra học kì I - Sinh học 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I - Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I SINH HỌC 8
Điểm
Năm học 2010 – 2011
*****
Họ và tên: 	. Lớp: ................
Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút
Câu 1. (1 điểm) Đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng sau cho ý trả lời đúng: 
Các loại khớp
Khớp động
Khớp bán động
Khớp
bất động
Các khớp trong cơ thể người
1. Khớp giữa các đốt sống
2. Khớp khuỷu tay
3. Khớp xương hộp sọ
4. Khớp gối
Chức năng
1. Có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ
2. Hạn chế hoạt động của các khớp, bảo vệ các cơ quan bên trong
3. Đảm bảo cho cơ thể vận động được dễ dàng
Câu 2. (2 điểm) Nêu vị trí, cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể người.
Câu 3. (0.5 điểm) Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất: Tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu, tế bào cơ tim, tế bào xương? Giải thích? 
Câu 4. (1.5 điểm) Kể tên và trình bày chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Câu 5. (2 điểm) Nêu thành phần của máu và đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở người.
Câu 6. (3 điểm)
a, Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohydric 10% trong khoảng 3 giờ thì lấy ra. Dùng panh uốn và cho biết xương cứng hay mềm?
b, Lấy một xương đùi ếch trưởng thành đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa và không còn có khói bay lên. Dùng tay bóp nhẹ phần xương đã đốt. Em có nhận xét gì về phần xương đó?
c, Từ 2 thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương?
	ĐÁP ÁN
Câu 1: Kẻ bảng sau vào giấy thi và đánh dấu (X) vào ô đúng:
Các loại khớp
Khớp động
Khớp bán động
Khớp
bất động
Các khớp trong cơ thể người
1. Khớp giữa các đốt sống
0,1
2. Khớp khuỷu tay
0,1
3. Khớp xương hộp sọ
0,1
4. Khớp gối
0,1
Chức năng
1. Có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ
0,2
2. Hạn chế hoạt động của các khớp, bảo vệ các cơ quan bên trong
0,2
3.Đảm bảo cho cơ thể vận động được dễ dàng
0,2
Câu 2. Nêu vị trí, Cấu tạo và chức năng của từng loại mô.
Mô (0,8)
Vị trí (0,4)
Cấu tạo (0,4)
Chức năng (0,4)
Mô B.bì
- Bao ngoài cơ thể.
- Lót trong các cơ quan rỗng.
T/P chủ yếu là tế bào biểu bì.
Bảo vệ, Hấp thụ và tiết.
Mô LK
Nằm rải rác khắp cơ thể.
T/P gồm chất phi bào và các tế bào
Tạo khung, làm chất nền, chất đệm.
Mô Cơ
Gắn với xương, tạo thành các cơ quan nội quan, tạo thành tim.
Tế bào cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
Co giãn tạo nên sự vận động.
Mô TK
Tạo nên hệ thần kinh.
Tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm.
Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hoà hoạt động của cơ thể.
Câu 3: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất: Tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu, tế bào cơ tim, tế bào xương ? giải thích ?
- Tế bào cơ tim
0,25
- Vì: +/ Tế bào cơ tim hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng. 
 +/ Ti thể là bào quan cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào.
0,25
Câu 4. Kể tên và trình bày chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người?
Hệ cơ quan
Chức năng của các hệ cơ quan
- Hệ hô hấp.
- Hệ tuần hoàn.
- Hệ thần kinh.
- Hệ tiêu hoá.
- Hệ sinh dục.
- Hệ bài tiết.
- Hệ vận động.
- Thực hiện quá trình TĐK (O2 và CO2).
- Lưu thông vận chuyển máu, chất dinh dưỡng.
- Điều hoà,điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
- Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng để hấp thụ và thải phân.
- Sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.
- Thải chất cặn bã,chất thừa thải ra khỏi cơ thể.
- Giúp cơ thể vận động.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25*
Câu 5. Nêu thành phần của máu và đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở người?
* Thành phần của máu (0,75):
- Máu thuộc mô liên kết TP gồm: Huyết tương 55% và tế bào máu 45%
- Tế bào mau gồm (Hồng cầu, Tiểu cầu và Bạch cầu):
. Hồng cầu: Tế bào không có nhân hình đĩa dẹt có thành phần Hêmôglôbin (Hb). Vận chuyển O2 và CO2.
. Bạch cầu: Có hình dạng đa dạng có 5 loại là bạch cầu trung tính, bạch cầu mô nô, bạch cầu lim phô, bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu ưa a xít. Bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể theo cơ chế thực bào, tạo kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên, phá huỷ các tế bào bị nhiễm bệnh.
. Tiểu cầu có hình dạng đơn giản, nhỏ có vai trò trong quá trình đông máu.
- Huyết tương: Tp chủ yếu là nước chiếm 90% Prôtêin chiếm 7% muối khoáng 1%, 0,12% là đường và còn lại là các chất khác.
* Cơ thể người có 2 vòng tuần hoàn (0,25):
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ TTP - ĐM phổi - Phổi - TM phổi - TNT.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ TTT - ĐM chủ - MM các cơ quan - TM chủ - TNP.
Câu 6.
a, Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohydric 10% trong khoảng 3 giờ thì lấy ra. Dùng panh uốn và cho biết xương cứng hay mềm?
b, Lấy một xương đùi ếch trưởng thành đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa và không còn có khói bay lên. Dùng tay bóp nhẹ phần xương đã đốt. Em có nhận xét gì về phần xương đó?
c, Từ 2 thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương?
a. Xương mềm – dễ uốn cong
0,5
b. Xương xốp – mầu trắng
0,5
c. - Thành phần: Xương = Chất khoáng (chủ yếu là Ca) + chất cốt giao
 - Tính chất:
Chất khoáng làm xương bền chắc còn chất cốt giao tạo nên tính mềm dẻo của xương
0,5
0,5
Câu 7. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương, ta cần thực hiện ngay những thao tác nào? Nêu phương pháp sơ cứu?
Thao tác:
- Đặt nạn nhân nằm yên
- Dùng gạc hay khăn sạch lau nhẹ vết thương
- Sơ cứu
0,25
0,25
0,25
Phương pháp sơ cứu:
- Lót nẹp bằng gạc hay vải sạch
- Đặt 2 nẹp vào hai bên chỗ xương gãy (trường hợp gãy xương cẳng tay thì chỉ dùng 1 nẹp)
- Buộc định vị ở 2 đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
0,25
0,5
0,5
MA TRẬN ĐỀ THI
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Giới thiệu về cơ thể người
1 Câu 
 1,5đ
1,5đ
Các loại mô
1 Câu 
 2đ
2đ
Tế bào
1 Câu 
 0,5đ
0,5đ
Hệ vận động
1 Câu 
 1đ
1đ
Hệ tuần hoàn
1 Câu 
 1đ
1đ
TH hệ vận động
1 Câu 
 2đ
2đ
TH sơ cứu người gãy xương
1 Câu 
2đ
2đ
Tổng
4,5 điểm
3,5 điểm
2 điểm
10 điểm

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki lop 8.doc
Đề thi liên quan