Bài kiểm tra học kì II – môn ngữ văn – lớp 11 (chương trình chuẩn) Trường THPT Hoài Ân

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì II – môn ngữ văn – lớp 11 (chương trình chuẩn) Trường THPT Hoài Ân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT HOÀI ÂN 
 -----****----- 
 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
 Thời gian làm bài: 90 phút 
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 11
 -Từ kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập, qua đó điều chỉnh hoạt động học tập.
 -Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
 Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
 -Về kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm đã học; hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức tiếng Việt (Nghĩa của câu; đặc điểm loại hình tiếng Việt; PCNNCL ); những vấn đề về tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, về văn NLXH, NLVH.
 -Về kĩ năng: Kĩ năng tạo lập văn bản: biết làm bài văn NLXH, NLVH, hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức về văn NLXH, NLVH để viết một bài viết cụ thể.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 -Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận
 -Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận trong 90 phút
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
 - Liệt kê các chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn lớp 11 học kì II.
 -Chọn các nội dung cần đánh giá.
 -Thực hiện các bược thiết lập ma trận.
 -Xác định khung ma trận.
 Ma trận

 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao

 CỘNG

 TN
 TN
 TN
 TL

Chủ đề 1:
Đọc – hiểu văn 
học
-Nhận biết vị trí, xuất xứ đoạn trích, tác phẩm. 
-Nhận biết tình tiết đặc sắc làm tăng kịch tính cho truyện 
-Giải thích một khía cạnh về hình tượng văn học
-Hiểu rõ ý nghĩa câu thơ.
-G/t một ý kiến liên quan đến hình tượng văn học
Từ nội dung của tác phẩm rút ra nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của tác giả; đánh giá được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm và tấm lòng của nhà văn


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3 (c1, c2, c6)
0.75
3 (c3, c5, c8)
0.75
2 (c4, c7)
0.5

8
2.0 = 20 %
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
Nhận biết mối quan hệ giữa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
Hiểu được nghĩa của sự việc và nghĩa tình thái; xác định chính xác các nghĩa đó qua dẫn chứng văn học cụ thể
Vận dụng kiến thức để xác định đặc trưng cơ bản của PCNNCL, đặc điểm loại hình tiếng Việt


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 (c9)
0.25

1 (c10)
0.25
2 (c11, c12)
0.5

4
1.0 = 10 %
Chủ đề 3:
Làm văn NLXH



Vận dụng những kiến thức về văn NLXH kết hợp các thao tác NL, phương thức biểu đạt để viết một bài văn NLXH. 

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ



1
2.0
1
2.0 = 20 %
Chủ đề 4:
Làm văn NLVH



Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại; kết hợp các thao tác NL, phương thức biểu đạt để viết một bài văn NLVH, phân tích bài thơ, đoạn thơ.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 



1
5.0 
1
5.0 = 50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
4
1.0
10 %
4
4.0
10 %
4
4.0
10 %
2
7.0
70 %
14
10.0
100 %

IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11
 Thời gian làm bài: 90 phút
 Đề bài:
A.Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 
1.Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần nào của bài luận thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây ?
 A.Phần nhập đề B.Phần III C.Phần kết luận D.Nằm độc lập ngoài năm phần chính của bài
2.Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh được đăng trên báo Tiếng chuông rè năm nào?
 A.1923 B.1924 C.1925 D.1926
3.Theo tác giả Hoài Thanh trong bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca, các nhà thơ của phong trào Thơ mới gặp phải bi kịch trong cuộc sống vì:
 A.Thiếu lòng can đảm B.Thiếu một lòng tin đầy đủ C.Thiếu kiến thức D.Thiếu tài năng
4.Ấn tượng sâu sắc nhất đọng lại trong lòng người đọc sau khi bài thơ Tôi yêu em của A.X.Pu-skin khép lại là gì?
 A.Những mâu thuẫn giằng xé khôn nguôi của nhân vật trữ tình B.Nỗi khổ tuyệt vọng
 C.Sự cao thượng, chân thành C.Cả ba ý trên
5.Câu thơ Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu có hàm ý gì?
 A.Tình yêu cao quý như ngọc B.Tình yêu đẹp đẽ như hoa
 C.Tình yêu là những cảm xúc tinh thần có giới hạn D.Tình yêu là thế giới tinh thần không có giới hạn
6.Theo anh (chị), tình tiết nào trong những tình tiết dưới đây có tác dụng thúc đẩy diễn biến đối thoại và làm tăng kịch tính cho truyện Người trong bao của A.P.Sê-khốp?
 A.Bức tranh châm biếm Bê-li-cốp B.Sự việc chị em nhà Va-ren-ca cưỡi xe đạp đi chơi
 C.Câu nói đe dọa Bê-li-cốp của Cô-va-len-cô D.Cả ba ý trên
7.Trích đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền thể hiện nổi bật điều gì?
 A.Sự lên ngôi của cái thiện 
 B.Sự thảm bại của cái ác
 C.Tấm lòng nhân đạo cao cả của Vich-to Huy-gô đối với những con người khốn khổ 
 D.Cả ba ý trên
8.Điều gì khiến Ăng-ghen đưa ra nhận định về Mác rằng: Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào?
 A.Vì hoạt động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi của cá nhân mà cho quyền lợi của toàn dân
 B.Vì Mác quá tài giỏi
 C.Vì Mác đã thực sự nâng tầm của giai cấp công nhân và đẩy giai cấp tư sản vào ngõ cùng
 D.Vì Mác là một nhà cách mạng chân chính
9.Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái có quan hệ như thế nào trong câu?
 A.Nghĩa sự việc là nghĩa chính, nghĩa tình thái là nghĩa phụ B.Nghĩa tình thái là nghĩa chính, nghĩa sự việc là nghĩa phụ.
 C.Hai loại nghĩa này không có liên quan gì với nhau. D.Hai thành phần nghĩa trên hòa quyện với nhau.
10.Về nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi ( trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân có các phương án trả lời dưới đây:
 A.Phỏng đoán chưa chắc về sự việc (nghĩa tình thái) B.Khẳng định sự việc ở mức độ cao (nghĩa tình thái)
 C.Cả hai chọn nhầm nghề (nghĩa sự việc) D.So sánh giữa hắn và mình (nghĩa sự việc)
 Phương án trả lời đúng là:
 A.Phương án A và C là đúng B.Phương án A và D là đúng
 C.Phương án B và C là đúng D.Phương án B và D là đúng 
11.Biện pháp nghệ thuật nào không nên dùng trong phong cách ngôn ngữ chính luận?
 A.So sánh, ẩn dụ, hoán dụ B.Ngoa dụ, thậm xưng
 C.Lặp cú pháp, đối chọi, đảo ngữ, câu hỏi tu từ D.Chơi chữ, nói lái
12.Nội dung phân tích nào đối với câu đối sau đây không nói lên đặc điểm loại hình của tiếng Việt?
 Ruồi đậu, mâm xôi đậu.
 Kiến bò, đĩa thịt bò.
 A.Có hiện tượng sử dụng từ đồng âm
 B.Có từ không biến đổi hình thái
 C.Các ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị bằng cách sắp xếp trật tự từ
 D.Các tiếng có cấu tạo theo mô hình cố định, tói thiểu gồm có âm chính và thanh điệu 
B.Phần II: Tự luận 
 Câu 1: (2 điểm)
 Hãy viết bài văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau của nhà văn Nga Lép-Tôn-xtôi:
 Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống
 Câu 2: (5 điểm) 
 Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm sáng rõ ý kiến: Đây là thi phẩm hội tụ bởi nhiều vẻ đẹp - nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật; đặc biệt là chân dung tinh thần của nhân vật trữ tình.
 ---------------------------------- 
 
V.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11
 Thời gian làm bài: 90 phút
 A.Phần I: Trắc nghiệm ( mỗi câu đúng 0.25 điểm )

 Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
 12
Đáp án
 B
 C
 B
 C
 D
 D
 D
 A
 D
 B
 D
 A
 B.Phần II: TỰ LUẬN
 Câu 1:
 1.Kĩ năng:
 -Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
 -Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 2.Kiến thức:
 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý chính sau:
 a.Giải thích câu nói:
 -Quà tặng bất ngờ: những điều may mắn, bất ngờ, mang lại niềm vui, sự hào hứng...nhưng không phải lúc nào cũng có.
 -Ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, có ý chí, nghị lực.
 b.Bàn luận:
 -Khẳng định ý kiến đúng đắn: như một lời khuyên có giá trị, bổ ích.
 -Phê phán một số người thụ động, thiếu tinh thần vươn lên chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống
 -Nhắn nhủ: cần có thái độ sống chủ động, lối sống có trách nhiệm, biết gánh vác; không cam chịu, an phận...
 -Nêu phương hướng, liên hệ bản thân: phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống có bản lĩnh, có ý chí...để có thể đón nhận những quà tặng kì diệu của cuộc sống do chính bản thân mình làm nên. 
 c.Chứng minh: thực tế cuộc sống và trong văn học
 3.Cách cho điểm 
 -Điểm 3: Đáp ứng được các yeu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 -Điểm 2:Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
 -Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 2: 
 1.Kĩ năng:
 -Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết cách phân tích một bài thơ.
 -Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngư pháp.
 2.Kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, biết phát hiện và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật để làm nổi bật giá trị của bài thơ. HS có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
 a.Vẻ đẹp của một tác phẩm có nhiều cách đánh giá khác nhau nhưng thường dùng để chỉ những nét độc đáo, đặc sắc, nổi bật về các mặt nội dung, nghệ thuật. Qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật trữ tình – tác giả.
 b.Vẻ đẹp trong bài thơ Chiều tối 
 b1.Về nội dung và nghệ thuật:
 *Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tối ở một miền sơn cước: 
 -Thiên nhiên đẹp nhưng buồn: + với hình ảnh cánh chim mỏi mệt...chòm mây cô đơn lững lờ trôi...
 +Thiên nhiên nói hộ tâm trạng: Hồ Chí Minh cũng lẻ loi, mỏi mệt... sau một ngày chuyển lao. 
 -Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại:
 +Cổ điển: Sử dụng hình ảnh ước lệ: chim mỏi về rừng để chỉ buổi tối; thủ pháp chấm phá: cánh chim, chòm mây...để chỉ những cảnh thiên nhiên; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trang trọng mang phong vị Đường thi.
 +Hiện đại: Cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô định, gựi cảm giác ngậm ngùi, chia li. Cánh chim trong Chiều tối hướng về sự yên ấm của sự sống hằng ngày ( về rừng tìm chốn ngủ )
 *Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt bình dị của con người:
 -Hình ảnh trung tâm: cô gái đang cần mẫn, miệt mài xay ngô bên cạnh lò than đã rực hồng
 -Bức tranh cuộc sống ấm áp, tươi vui, khỏe khoắn bởi màu hồng của bếp lửa, bởi niềm vui say lao động của người thiếu nữ. 
 -Bức tranh cuộc sống được thể hiện hàm súc, thông qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại:
 +Hàm súc: từ hồng gựi bao ý nghĩa
 +Cổ điển: lấy sáng để nói tối (so sánh với bản phiên âm để thấy giá trị của từ hồng trong lô dĩ hồng ( bản dịch thừa chữ tối ) 
 +Hiện đại: hình ảnh nhân vật trung tâm là người lao động ( khác với thơ xưa) .Nhân vật trữ tình không phải là thi sĩ - ẩn sĩ mà là thi sĩ – chiến sĩ.
 b2.Về chân dung tinh thần nhân vật trữ tình: Ẩn sau bức tranh thiên nhiên và cuộc sinh hoạt con người là vể đẹp tâm hồn và dũng khí của Hồ Chí Minh
 -Tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do, tình yêu cuộc sống bình dị, đời thường của con người.
 -Tinh thần vượt ngục: ý chí kiên cường bất khuất vượt gian khổ trong cảnh tù đày chế ngự và chiến thắng nó bằng phong thái ung dung, tự tại; lạc quan, yêu đời.
 -Điểm nhìn tích cực, tiến bộ: cảnh vật, sự sống có sự vận động theo chiều hướng từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ gian khổ đến hạnh phúc. 
 3.Cách cho điểm:
 -Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc, có hình ảnh và cảm xúc; có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 -Điểm 3:Trình bày được nửa các yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, tương đối mạch lạc, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 -Điểm 0; Hoàn toàn lạc đề 

File đính kèm:

  • docjdfjjfjfkdfkldfjkjjklgkklfsd;lagjero (5).doc