Bài kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh khối 9

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kỳ II
Môn: sinh 9 (45’)
Lời phê của thầy cô
Điểm
Họ và tên: .. Lớp: 
I – Trắc nghiệm khách quan (6 điểm):
1. Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật đẳng nhiệt?
a. Châu chấu, dơi, chim én.
b. Cá sấu, ếch, ngựa.
c. Chó, mèo, cừu, cá chép.
d. Cá heo, trâu, cừu.
2. Để bảo vệ cho cây chống lại giá rét, cây thường có đặc điểm gì?
a. Tăng cường mạch dẫn trong thân.
b. Chồi cây có lớp vảy mỏng, rễ và thân có lớp bần dày.
c. Giảm số lượng khí khổng trên lá.
d. Bộ rễ phát triển rộng.
3. Mối quan hệ nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?
a. Tầm gửi sống trên cây đa.
b. Hải quỳ và tôm ký cư.
c. Chim sáo và trâu.
d. Cá ép và rùa biển.
4. Yếu tố tác động làm thay đổi mật độ của quần thể là:
a. Tỉ lệ tử vong của quần thể.
b. Biến động của điều kiện sống: lũ lụt, hạn hán, cháy rừng ....
c. Tỉ lệ sinh sản của quần thể.
d. Cả a, b, c đúng.
5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm hoàn chỉnh về hệ quần xã.
Quần xã sinh vật là một tập hợp những ....................... thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một .............................. xác định. Các sinh vật trong quần xã có ..................................... gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy, quần xã là một cấu trúc tương đối .....................
6. Trong một chuỗi thức ăn, loài chuột luôn là:
a. Sinh vật sản xuất.
b. Sinh vật tiêu thụ.
c. Sinh vật bị ăn thịt.
d. Sinh vật phân giải.
7. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là:
a. Do xác chết các loài sinh vật.
b. Do thiên tai: lụt, động đất...
c. Do tác động của con người.
d. Do sự thay đổi của khí hậu.
8. Nguồn gốc của ô nhiễm do sinh vật là do:
a. Các chất thải không được xử lí.
b. Thiên tai: bão lụt, động đất...
c. Thói quen sinh hoạt của con người.
d. Cả a, b, c.
9. Biện pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên đất là:
a. Trồng rừng.
b. Cải tạo đất bị thoái hoá.
c. Tránh lãng phí đất.
d. Cả a, b, c.
10. Đối với tài nguyên nước thì việc trồng rừng đem lại lợi ích gì?
a. Chống xói mòn.
b. Tăng độ che phủ.
c. Tăng lượng nước ngầm cho đất.
d. Cả a, b, c.
11. Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lý đem lại hiệu quả gì?
a. Điều hoà lượng nước.
b. Hạn chế xói mòn đất.
c. Tăng độ màu mỡ cho đất.
d. Đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
 12. Hệ động vật phong phú hơn hệ thực vật là đặc điểm của hệ sinh thái:
a. Trên cạn .
b. Nước ngọt.
c. Nước mặn.
d. Cả a, b, c.
II – Phần tự luận (4 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng chủ yếu?
Bài làm:

File đính kèm:

  • docSinh 9-HK2.doc
Đề thi liên quan