Bài kiểm tra học kỳ II năm học 2006 - 2007 môn Lí

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kỳ II năm học 2006 - 2007 môn Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ............................................ bài kiểm tra học kỳ ii năm học 2006-2007
Lớp: .... Môn: Vật lý 7
Trường THCS: ..............................	 Thời gian làm bài: 45’
A. Trắc nghiệm khách quan:
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1: Lấy một thanh êbônit cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào sau đây là đúng?
Chỉ có thanh êbônit bị nhiễm điện. 	C. Cả thanh êbônit và miếng len đều bị nhiễm điện.
Chỉ có miếng len bị nhiễm điện. 	D. Cả thanh êbônit và miếng len đều không bị nhiễm điện.
Câu 2: Một vật trung hoà điện, sau khi cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương vì: 
Vật đó nhận thêm điện tích dương. 	C.Vật đó mất bớt êlectrôn.
Vật đó nhận thêm êlectrôn. 	D. Vật đó bị kích thích, sinh thêm điện tích dương.
Câu 3: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào đúng với khái niệm về dòng điện?
Dòng điện là dòng các êlectrôn dịch chuyển.
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectrôn.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
Câu 4: Trong các vôn kế có giới hạn đo ghi dưới đây, vôn kế nào phù hợp nhất để đo hiệu điện thế của các dụng cụ điện trong gia đình?
300 V 	B. 250 mV 	C. 100 V 	D. 50 mV
Câu 5: Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch điện mắc song song?
Cường độ dòng điện qua các vật dẫn mắc song song luôn bằng nhau.
Hiệu điện thế giữa hai đầu các vật dẫn mắc song song luôn bằng nhau.
Để đo hiệu điện thế nào đó trong mạch, vôn kế phải mắc nối tiếp vào mạch.
Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Dòng điện không chạy qua cơ thể người nếu người đó chỉ chạm một tay vào dây dẫn có điện.
Khi dòng điện có cường độ từ 10 mA đến 25 mA chạy qua cơ thể người thì không ảnh hưởng gì đến cơ thể.
Dòng điện chỉ chạy qua cơ thể người nếu người đó không mang dày và để chân chạm đất.
Dòng điện có cường độ hợp lý qua cơ thể người có tác dụng chữa một số bệnh.
Câu 7: Trong các chất sau đây, chất nào cách điện?
Đồng 	B. Bê tông 	C. Than chì 	D. Nhôm
ii. Câu 8: Em hãy nối tác dụng của dòng điện (ghi ở cột bên trái) được ứng dụng để chế tạo các dụng cụ điện (ghi ở cột bên phải) cho phù hợp:
Tác dụng nhiệt
Tác dụng phát sáng
Tác dụng từ
Tác dụng hoá học
Chuông điện
Bếp điện
Mỏ hàn
Bóng đèn điện
Máy tinh chế kim loại
B. Tự Luận:
Câu 9: Có hai bóng đèn và các ampekế ký hiệu A1, A2, A3, vôn kế V mắc đúng vào mạch điện như hình vẽ.
V
A1
A3
A2
1/ Hãy ghi thêm cho đầy đủ các ký hiệu ở các chốt của các ampekế, vôn kế và các cực của nguồn điện và vẽ thêm chiều dòng điện trong mạch.
2/ Vôn kế chỉ 3V, các ampe kế A1 chỉ 1,5A và A2 chỉ 1A.
a/ Tìm chỉ số ampe kế A3?
b/ Cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu của mỗi bóng đèn?
c/ Nếu bỏ đi một bóng đèn thì bóng đèn còn lại có sáng hơn không? 
Biết rằng chỉ số của vôn kế vẫn không đổi.
Đáp án và biểu điểm Vật lý 7
Trắc nghiệm khách quan: 4,5 điểm 
I. Từ câu 1 đến câu 7 mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
C
C
D
A
B
D
B
 II. Câu 8: 2 điểm (Nối đúng mỗi trường hợp 0,25 điểm)
	A 2; 3
	B 4
	C 1
	D 5 
B. Tự Luận: 5,5 điểm
Câu 9: 
1. 2 điểm
- Ghi đúng, đủ các chốt của các ampekế, vôn kế và nguồn điện (như hình vẽ)	1 điểm.
-
+
- Vẽ đúng chiều dòng điện	1 điểm
<
<
-
+
+
V
A1
-
+
>
>
A2
-
+
A3
2. 3,5 điểm
a. Ta có: I1 = I2 + I3 => I3 = I1 - I2	0,5 điểm
 	 I3 = 1,5 A -1A = 0,5 A	0,5 điểm
Vậy số chỉ của Ampekế A3 là 0,5A	0,5 điểm
b. Vì hai bóng đèn và vôn kế mắcsong song nên hiệu điện thế hai đầu của mỗi
 bóng đèn đúng bằng số chỉ của vôn kế là: 3V	1 điểm
c. - Nếu bỏ đi một bóng đèn thì bóng đèn còn lại không sáng hơn	0,5 điểm
 - Vì khi đó số chỉ của vôn kế không thay đổi nên hiệu điện thế của bóng đèn 
còn lại cũng không thay đổi nên đèn còn lại không sáng hơn.	0,5 điểm	
Họ và tên: .............................bài kiểm tra cuối học kì II năm hoc 2006 – 2007
Lớp: .....................	 Môn Vật lý 6
Trường THCS: ..................... Thời gian làm bài: 45’
A. Trắc nghiệm khách quan
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không đúng?
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẻ xảy ra khi đun nóng một vật rắn ?
Khối lượng của vật tăng. 	C. Thể tích của vật tăng.
Khối lượng của vật giảm. 	D. Thể tích của vật giảm.	
Câu 3 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít sau đây, cách nào là đúng ?
Rắn, lỏng, khí	C. Khí, rắn, lỏng.
Rắn, khí, lỏng.	D. Khí, lỏng, rắn.
Câu 4 : Các khối hơi nước bốc từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu nên ........................ và bay lên thành mây.
Hãy chọn cụm từ nào trong các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống là đúng nhất ?
nở ra, nóng lên, nhẹ đi.	C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
nhẹ đi, nở ra, nóng lên.	D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 5: 40oC ứng với bao nhiêu oF?
A. 72oF;	B 104oF;	C. 40oF;	D. 140oF
Câu 6: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? 
Đun nhựa rải đường.	C. Đốt ngọn đèn cồn	
Đốt ngọn nến.	D. Đúc nồi gang.
Câu 7 : Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi ?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.	C. Không nhìn thấy được
B. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. 	D. Xảy ra trên mặt thoáng
Câu 8: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu	C. Nhiệt kế thuỷ ngân 
B. Nhiệt kế y tế	D. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 9: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể ............................. sang thể .................. 
Câu 10: Sự chuyển từ thể ......................... sang thể ....................... gọi là ngưng tụ.
B. Phần tự luận
Câu 11: Khi đún nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn thay đổi thế nào? Vì sao?
Câu 12: Băng kép là gì? Khi hơ nóng một băng kép thì băng kép cong về phía nào?
Câu 13: Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước.
Thời gian đun (Phút)
0 2 4 6 8 10 12 14 
Nhiệt độ (oC)
0 20 40 60 80 100 100 100 
1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian?
2. Hãy cho biết mỗi đoạn thẳng của đường biểu diễn ứng với quá trình nào? Thời gian của mỗi quá trình?
Đáp án và biểu điểm Vật lý 6
Trắc nghiệm khách quan: 5 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
B
C
D
C
B
C
B
C
Câu 9: lỏng, hơi
Câu 10: hơi, lỏng
B. Tự Luận: 5 điểm
Câu 11: 1,5 điểm
- Khi đun nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn giảm (0.5điểm)
- Vì: Khi đun nóng vật rắn, khối lượng của vật rắn không thay đổi nhưng thể tích của vật tăng, theo công thức 
D = thì ta có khối lượng riêng của vật giảm (1điểm)
Câu 12: (1,5điểm)
- Băng kép là hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán dọc vào nhau theo chiều dài (1điểm)
- Khi hơ nóng băng kép cong về phía thanh kim loại nở vì nhiệt nhiều hơn (0,5điểm)
100 B C
80
60
40
20
 0 10 20
Nhiệt độ (0C)
Câu 13: (2điểm)
1/ Vẽ đúng đường biểu diễn
(1 điểm).
Thời gian (phút)
A
2/ - Đoạn AB quá trình đun nóng nước từ nhiệt độ 00C đến 1000C, thời gian đun 10 phút (0,5điểm)
- Đoạn BC: quá trình nước sôi ở 1000C, thời gian sôi 4 phút (0,5điểm)

File đính kèm:

  • docKiem tra HKII Vat li 67.doc
Đề thi liên quan