Bài kiểm tra học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học lớp 7 - Trường THCS Tân Dân

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học lớp 7 - Trường THCS Tân Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS TÂN DÂN
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2009 -2010
MÔN : Sinh học - LỚP 7
 	Thời gian làm bài : 45 phút 
Họ và tên:...SBD:..
Điểm
Lớp:.
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 Đ)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu đúng nhất (2 đ)
1.Trong những đặc điểm sau thì đặc điểm nào chỉ có ở lớp lưỡng cư?
A. Là động vật biến nhiệt.	B.Thức ăn là sâu bọ.
C. Hô hấp bằng da và phổi.	D. Di chuyển bằng bốn chi.
2. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào chỉ gồm những động vật thuộc bộ gặm nhấm?
A. Thỏ, chuột đồng, sóc.	B. Thỏ, chuột chũi, chuột chù.
C. Thỏ, chuột đồng, cáo.	D. Chuột chũi, chuột đồng, hổ.
3. Đặc điểm sinh sản của thỏ có gì khác so với các động vật đã học?
A. Đẻ trứng, trứng có vỏ dai.	B. Có nhau thai.
C. Thụ tinh trong.	D. Thụ tinh ngoài.
4. Đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống trên cạn là:
A. Da trần, ẩm ướt.	B. Chân có màng bơi.
C. Cơ thể hình thoi.	D. Mắt và tai nằm ở vị trí cao trên đầu.
5. Vịt trời được xếp vào nhóm chim nào?
A. Chim chạy.	B. Chim bay.	
C. Chim bơi.	D. Tất cả 
6. Đặc điểm nào của thỏ thích nghi với đời sống “gặm nhấm”?
A. Bộ lông mao dày xốp.	B. Chi sau dài, khỏe.
C. Răng cửa cong sắc, thường xuyên mọc dài.D. Vành tai rộng, có thể cử động.
7. Tim của thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm nào?
A. Có 2 ngăn	B. Có 3 ngăn.
C. Có 4 ngăn.	D. Tim 3 ngăn, tâm thất xuất hiện vách hụt.
8. Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định?
A. Hải quỳ, san hô.	B. Thủy tức, lươn, rắn.
C. Hải quỳ, đỉa, giun.	D. San hô, thủy tức, hải quỳ.
Câu 2: Hãy ghép nối cộtA với cột B sao cho phù hợp.( 1 đ)
Đặc điểm thích nghi của 
môi trường đới lạnh
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Trả lời
Bộ lông dày
Lông màu trắng
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ
Mỡ dưới da dày.
a. lẩn trốn ch mắt kẻ thù.
b. dự trữ năng lượng.
c. giữ nhiệt cho cơ thể.
d. thời tiết ấm áp hơn.
1- 
2-
3-
4-
II/ PHẦN TỰ LUẬN. ( 7 Đ)
Câu 1: (4 đ) Nêu đặc điểm chumg và vai trò thực tiễn của lớp bò sát?
Câu 2: (3 đ) Nêu sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH 7
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,5 Đ
 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu đúng nhất (1,5 đ)
Mỗi câu đúng được 0,25 đ
1- C	2 – A	3- B
4 – D	5 – B	6 – C
7 – D	8 – A
Câu 2: Hãy ghép nối cộtA với cột B sao cho phù hợp.( 1 đ)
Mỗi ý đúng được 0,25 đ
1 – c	2 – a	3 – d	4 – b
II/ PHẦN TỰ LUẬN. ( 2,5 Đ)
Câu 1: Nêu đặc điểm chumg và vai trò thực tiễn của lớp bò sát?(1,5 đ)
+ Đặc điểm chung:
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn.
Da khô, có vảy sừng.
Cổ dài.
Chi yếu có vuốt sắc.
Phổi có nhiều vách ngăn.
Tim có 3 ngăn, tâm thất xuất hiện vách hụt, máu nuôi cơ thể là máu ít pha.
Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.
Là động vật biến nhiệt.
+ Vai trò thực tiễn:
Ích lợi:
Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột.
Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa
Làm dược phẩm: rắn, trăn
Sản phẩm mỹ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu
Tác hại:
Gây độc cho người: rắn,..
Câu 2: Nêu sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính?(1 đ)
Thụ tinh ngoài→ thụ tinh trong.
Đẻ trứng nhiều → đẻ trứng ít → đẻ con.
Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai.
Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi bằng sữa mẹ → được học tâp thích nghi với cuộc sống.

File đính kèm:

  • docDEDAN KTHKII20092010sinh 7.doc