Bài kiểm tra lại môn: Sinh học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra lại môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng THCS Phó S¬n Hä vµ tªn: Líp: 7 Bµi kiÓm tra l¹i M«n: Sinh Häc 7 Thêi gian: 45’ Ngµy 06 th¸ng 8 n¨m 2011 Phª duyÖt ®Ò KT cña BGH §iÓm NhËn xÐt cña thÇy c« gi¸o (PhÇn ghi ®Ò KT vµ bµi lµm cña HS) Trắc nghiệm. (4 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1. (0.5 Đ) Hệ tuần hoàn của chim bồ câu có cấu tạo và hoạt đông: Tim có 3 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu pha. Tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể không bị pha trộn. Tim được chia làm 2 nữa, tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy một chiều và máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Nửa bên trái chứa máu đỏ thẫm và nửa bên phải chứa máu đỏ tươi. Câu 2. (0.5 Đ) Bộ răng của Thỏ thích nghi với sự gặm nhấm là: Răng cửa lớn, sắc, chìa ra ngoài. Giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thường xuyên mọc dài. Răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có lớp men ngang và thấp. Cả a, b và c. Câu 3. (0.5 Đ) Đặc điểm nào sau đây không có ở khỉ, vượn, khỉ hình người? Đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống ở cây. Tứ chi thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo. Ăn tạp, chủ yếu là động vật. Bàn tay, bàn chân có năm ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại. Câu 4. (0.5 Đ) Sự phức tạp dần về cấu tạo hệ thần kinh ở động vật là: Thần kinh ống → Thần kinh chuỗi hạch → Thần kinh lưới → Chưa phân hóa. Chưa phân hóa → Thần kinh lưới → Thần kinh chuỗi hạch → Thần kinh ống. Thần kinh ống → Thần kinh chuỗi hạch → Thần kinh lưới. Thần kinh lưới → Thần kinh ống → Thần kinh chuỗi hạch. Câu 5. (2 Đ )Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp thay cho các số 1, 2, 3, để hoàn chỉnh các câu sau: Biện pháp đấu tranh (1) bao gồm cách sử dụng những (2) gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật (3) nhằm hạn chế những tác động của sinh vật gây hại. Sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học có nhiều (4) so với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên đấu tranh sinh học cũng có những (5)cần được khắc phục. 1. .. 2. 3. 4.. 5 Phần tự luận: (6 Điểm) Câu 1:(2 Đ) So sánh sự tiến hoá về hệ thần kinh của của các ngành động vật đã học ? Câu 2:(2 Đ) Vì sao mực lại được xếp cùng ngành với ốc sên ? Câu 3:(2 Đ) So sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch? Bài Làm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm: (4 Điểm) Câu 1 2 3 4 Đúng C D C B Câu 5. Các cụm từ cần điền: 1. Sinh học. 2. Vi khuẩn. 3. Gây hại. 4. Ưu điểm. 5. Hạn chế. Phần tự luận: (6 Điểm) Câu 1 :So sánh sự tiến hoá về hệ thần kinh của của các ngành động vật đã học ? Trả lời : - Động vật nguyên sinh chưa có yếu tố thần kinh riêng biệt. - Ở ruột khoang có thần kinh hình mạng lưới. - Sang đến sâu bọ có thần kinh hình chuỗi hạch với hạch đầu phát triển. - Động vật có xương sống hình thành dạng thần kinh hình ống và phát triển dần đến thú thì tiểu não và não trước phát triển mạnh phủ lên các phần não khác. Câu 2 : Vì sao mực lại được xếp cùng ngành với ốc sên ? Trả lời : Vì chúng có đầy đủ các đặc điểm của ngành thân mềm như : - Có thân mềm không phân đốt. - Có vỏ đá vôi bao bọc cơ thể. - Có khoang áo phát triển. - Có hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 3: So sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch? Trả lời: * Giống nhau: Bộ xương gồm có các phần: - Xương đầu - Cột sống - Xương chi * Khác nhau: Ếch Thằn lằn - Xương đai vai không khớp với cột sống, xương đai hông khớp với cột sống - Cột sống ngắn, không có đốt sống đuôi - Chỉ có một đốt sống cổ - Chưa có xương lồng ngực - Xương đai vai và xương đai hông đều khớp với cột sống - Cột sống dài hơn, có nhiều đốt sống đuôi - Có 8 đốt sống cổ - Một số xương sườn khớp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực
File đính kèm:
- Đề KT Sinh.doc