Bài kiểm tra môn: công nghệ 9 thời gian: 15 phút

doc12 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 3629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: công nghệ 9 thời gian: 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thanh Dũng Thứ ngày tháng năm 200...
Lớp: 9. BàI kiểm tra môn: công nghệ
Họ và tên: .. Thời gian: 15 phút.
Nhận xét của giáo viên.
ĐIểm
 Đề ra:
Câu 1: Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
Câu 2: So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện
BàI làm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án Và BIểU ĐIểM
Câu 1 (5 điểm): Dây cáp điện có 3 phần: Phần lõi dẫn điện, lớp cách điện và vỏ bảo vệ chung. Lõi có thể là 1 hoặc nhiều làm bằng đồng hoặc nhôm, vỏ cách điện là cao su hoặc PVC
 Câu 2 (5 điểm): Dây dẫn có hai loại: Là dây dẫn trần và dây dân có bọc cách điện. Dây dẫn trần chỉ có 1 lõi không có lớp vỏ bọc cách điện.
Trường THCS Thanh Dũng Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 9. BàI kiểm tra môn: công nghệ
Họ và tên: .. Thời gian: 15 phút.
Nhận xét của giáo viên.
ĐIểm
 Đề ra:
A. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm )
Câu 1: Khoanh vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng trong các câu sau:
a. Công tơ điện là thiết bị dùng để đo : 
A: Công suất của các đồ dùng điện 
B: Điện áp và dòng điện của các đồ dùng điện 
C: Điện áp trên các dồ dùng điện 
D: Dòng điện trên các đồ dùng điện
E: Điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện
b. Dụng cụ dùng để đo đường kính dây dẫn và chiều sâu lổ là:
A: thước dây B: thước góc C: thước cặp D: Thước dài
Câu 2: Hãy điền những từ thích hợp vào chổ trống (..) trong các câu sau để được câu trả lời đúng:
+ Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây dẫn ....và dây dẫn .
+Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây 1 lõi, dây lõisợi và lõi sợi 
+ Theo vật liệu làm lõi, dây dẩn điện có các loại dây và dây .
Câu 3: Hãy điền chử (Đ) nếu câu đúng và chử (S) nếu câu sai vào ô trống với nhửng câu sai, tìm từ sai và sửa lại để nội dung của câu thành đúng:
nội dung lựa chọn
Đ - S
Từ sai
Từ đúng
Để đo điện trở phải dùng oát kế
Am pe kế được mắc song song với đoạn mạch cần đo
Đống hồ vạn năng có thể đo được điện áp và điện trở của mạch điện
Vôn kế dược mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo
B.Phần tự luận: (6 điểm )
Câu 1: Người ta dùng loại vật liệu nào để làm dây chảy của cầu chì? giải thích vì sao?
Câu 2: Một vôn kế có thang đo 250 V, có cấp chính xác 1,2. Tính sai số tuyệt đối lớn nhất của vôn kế đó?
Đáp án Và BIểU ĐIểM
A. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm )
Câu 1: (1 điểm ) 
a. Đáp án E
b. Đáp án C
Câu 2: (1 điểm ) 
+ Trần, bọc cách điện
+ 1 sợi , nhiều sợi
+Lõi đồng, lõi nhôm
Câu 3: (1 điểm ) 
nội dung lựa chọn
Đ - S
Từ sai
Từ đúng
Để đo điện trở phải dùng oát kế
S
oát kế
ôm kế
Am pe kế được mắc song song với đoạn mạch cần đo
S
song song
nối tiép
Đống hồ vạn năng có thể đo được điện áp và điện trở của mạch điện
Đ
Vôn kế dược mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo
S
nối tiép
song song
B. Phần tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1: ( 4điểm ) 
Người ta thường dùng chì để làm dây chảy cho cầu chì vì nhiệt độ nóng chảy của chì thấp hơn so với các kim loại khác như nhôm và đồng, đồng thời dòng điện định mức của chì nhỏ hơn khoảng 6 đến hơn 10 lần nhôm và đồng 
Câu 2: (2 điểm ) 
Sai số lớn nhất của vôn kế là: = 3 (V)
Trường THCS Thanh Dũng Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 9. BàI kiểm tra học kì i môn: công nghệ
Họ và tên: .. Thời gian: 45 phút.
Nhận xét của giáo viên.
ĐIểm
 Đề ra:
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
a. Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là:
A. Am pe kế B. Ôm kế C. Oát kế D. Vôn kế
b. Công tơ điện được ký hiệu như sau:
A. V B. KW C. Kwh D. 
Câu 2: Điền vào chổ ... để hoàn thành các câu sau:
 Những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà là: ..................................................................................................................................................................... 
Câu 3: Hãy điền những đại lượng đo tương ứng với đồng hồ đo điện ở bảng sau:
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Oát kế
Vôn kế
Công tơ
Am pe kế
Ôm kế
Đồng hồ vạn năng
B.Phần tự luận: (7 điểm )
Câu 1: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mối nối cần bọc và được cách điện? Nêu yêu cầu của mối nối?
Câu 2: Tại sao trên vỏ máy biến áp cần phảI có vôn kế và am pe kế?
Câu 3: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đáp án Và BIểU ĐIểM
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1(0,5 điểm) : D. Vôn kế 
Câu 2 ( 0,75 điểm): C. Kwh 
Câu 3( 0,75 điểm): Puli sứ , ống luồn dây dẫn, 	vỏ cầu chì, vỏ đui đèn 
Câu 4 (1 điểm ) : 
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Oát kế
Công suất điện
Vôn kế
Điện áp
Công tơ
Điện năng tiêu thụ
Am pe kế
Cường độ dòng điện
Ôm kế
Điện trở mạch điện
Đồng hồ vạn năng
Đo được nhiều đại lượng
B. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1 (3 điểm ): 
+Dây dẫn điện thường được nối nối tiếp và nối phân nhánh.
+Cần phải bọc mối nối để tăng độ dẫn điện và cách điện mối nối để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
+ Yêu cầu mối nối : 
- Dẫn điện tốt; Có độ bền cơ học cao; An toàn điện; Đảm bảo về mặt mỹ thuật 
Câu 2 (2 điểm ): 
- Để kiểm soát tình trạng làm việc của máy biến áp và các phụ tải cắm vào máy.
Câu 3 (2 điểm ): 
+ Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt mạch điện
+ Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện
+ Phương pháp lắp đặt dây dẫn : Lắp đặt nổi hay chìm 
Trường THCS Thanh Dũng Thứ ngày tháng năm 200...
Lớp: 9. BàI kiểm tra môn: công nghệ
Họ và tên: .. Thời gian: 15 phút.
Nhận xét của giáo viên.
ĐIểm
 Đề ra:
Câu 1: Kể tên các vật liệu và dụng cụ cần thiết để lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang?
Câu 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
Bà làm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án Và BIểU ĐIểM
Câu 1 (5 điểm): 
-Vật liệu và thiết bị: bóng đèn huỳnh quang, tắc te, chấn lưu, máng đèn, công tắc 2 cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, dấy ráp
-Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan điện (hoặc khoan tay), bút thử điện, thước kẻ, bút chì
Câu 2 (5 điểm): 
Vạch khoan Lắp TBĐ Nối dây Nối dây Kiểm tra
dấu lỗ của BĐ bộ đèn mạch điện
Trường THCS Thanh Dũng Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 9. BàI kiểm tra thực hành môn : công nghệ
Họ và tên: .. Thời gian: 45 phút.
Nhận xét của giáo viên.
ĐIểm
 Đề ra:
Câu 1: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện trong phòng ở gồm : Cầu dao, cầu chì, 2 công tắc, 1 bóng đèn sợi đốt, 1 bóng đèn huỳnh quang, 2 ổ cắm
Câu 2: Hãy dự trù vật liệu, dụng cụ đẻ lắp đặt được mạch điện này
Đáp án Và BIểU ĐIểM
Câu 1 (8 điểm)
Câu 2: 
TT
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kĩ thuật
1
Dây dẫn điện 
5m
Tốt
2
Bóng đèn sợi đốt + huỳnh quang
2 cái
Tốt
3
Cầu chì
2 cái
Tốt
4
Cầu dao
1 cái
Tốt
5
Công tắc
1 cái
Tốt
6
Bảng điện, bút điện, kìm tuốt dây, dao, băng keo cách điện, giấy rám
1 cái (mỗi loại)
Tốt
Trường THCS Thanh Dũng Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 9. BàI kiểm tra học kì iI môn: công nghệ
Họ và tên: .. Thời gian: 45 phút.
Nhận xét của giáo viên.
ĐIểm
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1 : Hãy đưa ra các phương án khắc phục (cột A) cho các trường hợp ở (cột A):
A
B
Võ công tắc bị sứt hoặc vỡ
Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏng
ốc , vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra
Câu 2 : Hãy đánh dấu (X) vào cột ''lắp đặt nổ'' hoặc '' lắp đặt ngầm'' để khẳng định câu thể hiện đặc điểm của kiểu lắp đặt mạng điện
Đặc điểm
Lắp đặt nổi
Lắp đặt ngầm
1. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà
2. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông
3. Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rảnh tường, trần nhà
4. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện
B.Phần tự luận: (7 điểm )
Câu 1: Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn của mạng điện trong nhà
Câu 2: So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
Câu 3: Trong nhà em có một chổ nối dây dẫn điện bị rò điện ra ngoài có tiếng kêu rẹt rẹt, em hãy trình bày cách khắc phục
Đáp án Và BIểU ĐIểM
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1 (1,5 điểm) : 
A
B
Võ công tắc bị sứt hoặc vỡ
Thay thế
Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏng
Nối lại, dùng bằng keo dính lại
ốc , vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra
Dùng tua vít vặn lại
Câu 2 ( 1,5 điểm): 
Đặc điểm
Lắp đặt nổi
Lắp đặt ngầm
1. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà
X
2. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông
X
3. Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rảnh tường, trần nhà
X
4. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện
X
B. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1(2 điểm): Cần phải kiểm tra định kì về an toàn của mạng điện trong nhà vì trong quá trình sử dụng các mối nối các chổ tiếp xúc có thể bị đứt, bị hở do nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, chuột cắn...
Câu 2(2 điểm): So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
Phương pháp
Lắp đặt nổi
Lắp đặt chìm
ưu điểm
 Dễ dàng sữa chữa khi gặp các sự cố
Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật
Nhược điểm
Khó đảm bảo tính thẩm mĩ
Khó sữa chữa
Câu 3 (3 điểm): Trong nhà em có một chổ nối dây dẫn điện bị rò điện ra ngoài có tiếng kêu rẹt rẹt, em sẽ cắt cầu dao hoặc nhổ cầu chì dẫn tới chổ mối nối đó, tìm hiểu xem nguyên nhân xem vì sao xãy ra hiện tượng trên, sau đó xem đoạn dây đó còn tốt hay không, nếu đã quá củ thì tiến hành thay thế còn nếu vẫn sữ dụng được thì dùng băng keo cách điện bọc lại

File đính kèm:

  • docDe kiem Tong hop Cnghe 9 ca nam.doc