Bài kiểm tra môn: ngữ văn 7. thời gian làm bài : 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: ngữ văn 7. thời gian làm bài : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy 5 / 5 /2009 Bµi kiÓm tra m«n: Ng÷ v¨n 7. Bµi kiÓm tra häc k× II Thêi gian lµm bµi : 90 phót. §iÓm hÖ sè: 3 Hä tªn häc sinh:............................................................ Líp: 7 Ngêi ra ®Ò : TrÇn Ph¬ng Mai Ngêi so¸t ®Ò: Phïng ThÞ Liªn §iÓm NhËn xÐt cña thÇy c« I.Trắc nghiệm :( 3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. ‘’ Hồ Chủ tịch là người Việt Nam ,Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết.Ngót ba mươi năm ,bôn tẩu bốn phương trời,Người vẫn giữ thuần tuý phong độ , ngôn ngữ tính tình của một người Việt Nam .Ngôn ngữ của Người phong phú ,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam [...]. Mấy mươi năm xa cách quê hương ,Người không quên mùi vị của những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt [...] .Bình sinh như thế,đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân ,Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam.’’ (Phạm Văn Đồng ,Hồ Chủ tịch ,hình ảnh của dân tộc ,tinh hoa của thời đại) Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào ? A. Tương phản B.Chơi chữ C.Liệt kê D.Hoán dụ Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ? A. Phong phú B.Tâm hồn C. Kháng chiến D. Kêu gọi Câu 3: Đoạn văn trên có mấy trạng ngữ ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 4: Câu văn ‘’Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam ‘’ có cụm chủ vị làm thành phần gì ? Cụm chủ - vị làm thành phụ ngữ trong cụm danh từ Cụm chủ - vị làm thành phụ ngữ trong cụm động từ Cụm chủ - vị làm thành phần chủ ngữ Cụm chủ - vị làm thành phần vị ngữ Câu 5: Nếu viết ‘’ Bình sinh như thế ,đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân ’’ thì câu văn mắc phải lỗi nào? A. Thiếu phụ ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Câu 6: Nếu viết ‘’ Người không quên những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối ,dưa chua , tương ớt...’’ dấu chấm lửng trong câu có dụng ý gì ? Làm dãn nhịp điệu câu văn Chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ Tỏ ý còn nhiều sự vật ,hiện tượng chưa liệt kê hết Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng Câu 7: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Miêu tả D. Tự sự Câu 8: Luận điểm của đoạn văn nằm ở ý nào dưới đây ? Hồ Chủ tịch là người Việt Nam ,Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Người vẫn giữ thuần tuý phong độ , ngôn ngữ ,tính tình của một người Việt Nam . Ngôn ngữ của Người phong phú , ý vị Người dùng những lời nói thốngthiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam II.Tự luận : (Chọn một trong hai đề ) Đề 1:.Chứng minh ca dao là tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam . Đề 2 : Nhân dân ta thường nói : ‘’Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ‘. Em hiểu câu nói đó như thế nào ? Em hãy chứng minh đó là nét đẹp trong truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam * Đáp án biểu điểm I.Phần trắc nghiệm :(2 điểm : Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D C B D C B A II.Phần Tự luận : ( 8 điểm) Đề 1 Nội dung ( Mở bài : 1,5 điểm ; Thân bài : 5 điểm ; Kết bài : 1,5 điểm) Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh Giới hạn của đề Thân bài: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình ( 2 điểm) Ca dao là tiếng nói của tình cảm bạn bè, thầy cô ...( 1 điểm) Ca dao là tiếng nói của tình cảm quê hương đất nước ( 2 điểm) Kết bài: Khẳng định lại vấn đề Cảm nghĩ Hình thức Viết đúng thể loại, đúng bố cục . Các luận điểm phần Thân bài phải rõ. Không có sai sót về dùng từ,đặt câu.... Đề 2 Nội dung ( Mở bài : 1,5 điểm ;Thân bài : 5 điểm ; Kết bài : 1,5 điểm) ( Thân bài: - Giải thích: + ‘’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’ nghĩa là thế nào? + Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? - Chứng minh : ‘’ăn quả nhớ kẻ trồng cây là nét đẹp truyền thốngđạo lí của dân tộc ta’’) Hình thức ( Giống như đề 1) Người soát đề Hiệu trưởng Phùng Thị Liên Quách Văn Lân
File đính kèm:
- De thi hoc ki 2 08 09 Dap an.doc