Bài kiểm tra - Môn: Sinh học 7 - Trường THCS Phú Sơn

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra - Môn: Sinh học 7 - Trường THCS Phú Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phú Sơn Bài Kiểm Tra 
Họ và tên:	 Môn: Sinh học 7
Lớp 7	 (Thời gian làm bài 45’ kể cả thời gian giao đề)
Điểm
Lời nhận xét của thầy giáo
I.Trắc nghiệm.(4 điểm).
Hãy khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng trong các câu sau đây.
1. Những lớp động vật nào trong ngành ĐVCXS là động vật biến nhiệt, đẻ trứng.
 A. Chim , Thú, Bò sát. B. Thú, Cá xương , Lưỡng cư.
 C. Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát. D. Lưỡng cư, Cá xương, Chim.
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài nào dưới đây chứng tỏ Thỏ thích nghi đời sống tập tính lẩn trốn kẻ thù:
A. Bộ lông mao dày-xốp, chi trước ngắn,chi sau dài khỏe 
B. Mũi và tai rất thính có lông xúc giác.
D. Cả A và B đều đúng.
C. Chi có vuốt sắc, mí mắt cử động được. 
3. Châu chấu, ếch đồng, kanguru, thỏ ngoài hình thức di chuyển khác, còn có chung 1 hình thức di chuyển là:
 A. Đi B. Nhảy đồng thời bằng hai chân 
 C. Bò D. Leo trèo bằng cách cầm nắm
4. Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ. Chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ. 
 A. Đúng B. Sai
5. Nối các ý tương ứng giữa cột A và B.
A
B
1.	 là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có hàm chân dài, các ngón chân có vuốt.
a. Cá cóc
2. 	 sống chui luồn dưới đáy bùn, có thân rất dài, vây ngực và vây lưng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
b. Thú mỏ vịt
3. 	 ưa sống trên cạn hơn ở dưới nước, da sù sì nhiều tuyến độc, hai tuyến mang lớn có nọc độc.
c. Lươn
4. 	 có mỏ dẹp, vừa sống ở nước, vừa sống ở cạn, đẻ trứng có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
d. Chim bồ câu
 6. Chim có những dấu hiệu nào khác biệt so với các động vật khác đã học?(Hãy gạch chân từ đó)
 Có lông vũ, có hai chân, đẳng nhiệt, sinh sản nhờ đẻ trứng, có cánh, có mỏ.
 7. Lớp động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính thấp nhất?(Hãy gạch chân từ đó).
 Trùng giày, Ruột khoang, Sán lá gan, Cá, Chim, Thú.
 8. Hãy điền từ còn khuyết để được câu đầy đủ trong các từ sau đây: (Bộ Ăn sâu bọ,bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt). 
Những đặc điểm sau của bộ thú nào ? Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm, răng cửa mọc dài liên tục, ăn tạp:	
9. Bộ lông mao của Thỏ có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây.(Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng).
 A. Là đặc điểm riêng của thú B. Giữ nhiệt cho cơ thể
 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
10. Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi đời sống trong nước:
 A. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn B. Chi trước có màng bơi nối các ngón 
 C. Vây lưng to giữ thăng bằng D. Chi trước dạng bơi chèo 
 E. Mình có vảy trơn G. Lớp mỡ dưới da giày 
 F. Cả A,D,G đều đúng.
11. Nơi nào ở nước ta có đa dạng sinh học cao trong các nơi sau:
 A. Đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông cửu Long.
 B. Đồng bằng Sông Hồng và vùng San Hô quần đảo Hoàng Sa.
 C. Rừng nguyên sinh Cúc Phương, vùng san Hô quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
II. Tự luận.(6 điểm).
 1.Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi đời sống ở cạn?
2. Nêu đặc điểm chung của lớp chim?
3. Nêu các biện pháp để duy trì đa dạng sinh học?

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra Sinh 745.doc