Bài kiểm tra môn: Sinh khối 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: Sinh khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	BÀI KIỂM TRA	
Họ và tên:.	Môn: Sinh 7.
Lớp: 7.	Thời gian: 45 phút.
A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất: (3đ)
 1. Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:
 a. roi, diệp lục.	b. diệp lục, roi, điểm mắt.	
 c. diệp lục, điểm mắt.	d. roi, điểm mắt.
 2. Trùng biến hình bắt mồi nhờ bộ phận nào?
 a. Không bào tiêu hóa.	b. Chất nguyên sinh.	c. Chân giả.	d. Miệng.
 3. Trùng sốt rét truyền bệnh qua vật chủ trung gian là:
 a. muỗi cái Anophen.	b. virut.	c. thức ăn.	d. muỗi đực Anophen.
 4. Cách sinh sản hữu tính của trùng giày là:
 a. tiếp hợp.	b. giao phấn.	c. tái sinh.	d. Cả a, c đúng.
 5. Vai trò của tế bào gai trong đời sống của thủy tức là:
 a. tiêu hóa thức ăn.	b. bắt mồi và tự vệ.	c. vận động.	d. sinh sản.
 6. Loài ruột khoang nào thích nghi với lối sống bám?
 a. Sứa, san hô.	b. Thủy tức.	c. Sứa.	d. San hô, hải quỳ.
 II. Nối ý ở cột A và B sao cho phù hợp: (2đ)
Cột A
Cột B
Nối ý
1. Trùng kiết lị
2. Giun đất
3. Sán lá máu
4. Trùng sốt rét
a. Kí sinh gây bệnh sốt rét cho người.
b. Kí sinh trong máu người.
c. Gây các vết loét ở niêm mạc ruột.
d. Xuất hiện hệ thần kinh dạng chuỗi, hệ tuần hoàn kín.
e. Kí sinh ở mạch bạch huyết, gây bệnh chân voi, tay voi...
1-
2-
3-
4-
 B. TỰ LUẬN: (5đ)
	Câu 1: Giun đất có vai trò như thế nào đối với trồng trọt và môi trường?(1,5đ)
	Câu 2: Đặc điểm cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? (2,5đ)
	Câu 3: Vì sao giun đũa kí sinh trong ruột người mà không bị tiêu hóa như các thức ăn khác ăn vào? (1đ)
Bài làm:
	BÀI KIỂM TRA
Họ và tên:.	Môn: Sinh 7.
Lớp: 7.	Thời gian: 45 phút.
A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất: (3đ)
 1. Loài động vật có khung xương sống bất động và tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn là:
 a. sứa	b. san hô	c. thủy tức	d. hải quỳ
 2. Sán lá gan thường kí sinh trong phần nào của cơ thể trâu, bò:
 a. trong cơ bắp.	b. ruột non 	c. gan và mật 	 	d.ruột già
 3. Sán lông có miệng nằm ở:
 a. đầu	b. mặt lưng	c. mặt bụng	d. đuôi
 4. Người mắc bệnh giun móc câu có triệu chứng:
 a. người xanh xao, vàng vọt	b. kém ăn, mất ngủ	
 c. đau nhức toàn thân	d. chân to, tay to
 5. Sau các trận mưa kéo dài, giun đất chui lên khỏi mặt đất để:
 a. Lấy ánh sáng	b.Tìm kiếm nơi ẩn nấp 	c. Lấy oxi	d.Tìm kiếm nơi ẩn nấp
 6. Tên gọi khác của tập đoàn trùng roi là:
 a. tập đoàn đơn bào	b. tập đoàn đơn bào	c. tập đoàn vônvốc	d. Cả a,b,c đều đúng.
II. Nối ý ở cột A và B sao chò phù hợp: (2đ)
Cột A
Cột B
Nối ý
1. Trùng kiết lị
2. Giun đất
3. Sán lá gan
4. Trùng sốt rét
 a. Kí sinh ở gan trâu, bò; dẹp như chiếc lá dài 2-5cm.
 b. Kí sinh gây bệnh sốt rét cho người
 c. Xuất hiện hệ thần kinh dạng chuỗi, hệ tuần hoàn kín.
 d. Gây các vết loét ở niêm mạc ruột.
 e. Kí sinh ở mạch bạch huyết, gây bệnh chân voi, tay voi...
1.
2.
3.
4.
B. TỰ LUẬN: (5đ)
	Câu 1: Vì sao ở nước ta tỉ lệ người mắc bệnh giun sán kí sinh cao? Nêu biện pháp phòng trừ. (2đ)
	Câu 2: Nêu vòng đời của sán lá gan.(2đ)
 Câu 3: Theo em trùng kiết lị và trùng sốt rét, con nào có kích thước lớn hơn? Vì sao? (1đ)
Bài làm:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH 7.
A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất: (3đ)
1
2
3
4
5
6
d
c
a
a
b
d
 Mỗi từ đáp án đúng được 0,5đ.
 II. Nối ý ở cột A và B sao cho phù hợp: (2đ)
 Mỗi ý nối đúng được 0,5đ.
	1-c ; 2-d ;3-b ; 4-a
B. TỰ LUẬN: (5đ)
	Câu 1: Vai trò của giun đất đối với trồng trọt và môi trường là:
Giun đất ăn mùn và thực vật. Giun đào xới đất làm cho đất thoáng khí và thúc đẩy quá trình tạo mùn, tăng độ phì của đất. 0,5đ.
Phân giun có các muối canxi và kali cung cấp cho đất, làm đát bớt chua, là môi trường cho vi sinh vật hoạt động.	0,5đ.
Giun đất làm thức ăn cho gia cầm.	0,5đ.
 	Câu 2: Đặc điểm cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:
Cơ thể hình lá, dẹp, dài 0,5 – 5cm.	0,5đ
Mắt và lông bơi tiêu giảm.	0,75đ
Các giác bám phát triển.	0,75đ
Nhờ cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển.	0,5đ
 Câu 3: Giun đũa kí sinh trong ruột người mà không bị tiêu hóa như các thức ăn khác ăn vàovì: 
	Cơ thể có lớp cutincun bao bọc như một tấm áo giáp bảo vệ cho giun đũa không bị tiêu hủy trong ruột non của người. 	1đ

File đính kèm:

  • docktsinh hoc 7.doc
Đề thi liên quan