Bài kiểm tra môn : thơ truyện hiện đại

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn : thơ truyện hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung Thành Lớp 9........... Họ và tên:................................ 
 Bài kiểm tra số Thuộc tiết. 75-76 (PPCT)
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
 Môn : Thơ truyện hiện đại (Thời gian 90’) 





Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm
Phần 1 trắc nghiệm:
Câu 1: Nối tên tác phẩm ghi ở cột A với năm sáng tác ở cột B
A – Tên tác phẩm
B – năm sáng tác
1. Đồng chí
a. 1963
2. Đoàn huyền đánh cá.
b. 1969
3. Bếp lửa
c. 1948
4. Bài thơ tiểu đội xe không kính
d. 1958
Câu 2: Điền vào ô trống trong bảng thống kê tên tác giả tác phẩm truyện hiẹn đại:
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Thời gian sáng tác
Kim lân
4...................................
2.....................................
3.......................................
Lặng lẽ Sa Pa
4..................................
Nguyễn Quang Sáng
5........................................
1966
Câu 3: Điền Đ (đúng) S (sai) vào ô vuông cuối các nhận định và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông hai trong truyện ngắn “Làng” – Kim Lân.


A. Tâm lí nhân vạt ông Hai được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
B. Nhà văn đã đặt nhân vật vào những thử thách, gay go, nguy hiểm để nhân vật tự bộc lộ mình


C. Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong nội tâm để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
D. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cô đọng, hàm xúc
Câu 4: Hình ảnh “ánh trăng” trong bài thơ “ánh trăng” có ý nghĩa gì ?( Khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng)
A. Là hình ảnh thiên nhiên , núi rừng.
B. Biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa.
C. Là lời tự nhắc nhở và nhắc nhở mỗi người về lẽ sống thuỷ chung , tình nghĩa.
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 5: 
Tình yêu thương con và yêu quê hương đất nước của người mẹ Tà - Ôi được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? (Khoanh tròn)
A.Giản dị, mộc mạc, chân thành, đầy ấn tượng và xúc động.
B. Phi thường và xúc động.
Câu 6: Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Đoàn huyền đánh cá” – Huy Cận là gì ?
A. Nghệ thuật sáng tạo hình ảnhđặc sắc kết hợp với bút pháp lạng mạn, tưởng tượng phong phú.
B. Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo.	C. nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Câu 7: Khoanh tròn vào phương án thể hiện phẩm chất chung của người lính chống Pháp và người lính chống Mỹ trong 2 bài thơ “Đồng chí”, “Tiểu đội xe không kính”:
A. Cùng chung lí tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc, chịu đựng và coi thường gian khổ.
B. Ngang tàng, yêu đời	C. Tinh nghịch, lạc quan	D. Cả A, B, C đều đúng
Phần 2: Tự luận 7 điểm
Câu 1: Cho 2 câu thơ sau: 
“Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)
Em hãy gọi tên chính xác biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp ấy.
Câu 2: Viết một bài văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam trong truyện ngắn “Làng” – Kim Lân.
Bài làm:
..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................................
Đáp án tiết 75-76

Trắc nghiệm ( 3đ): 
Câu 1: ( 0,5đ) Nối 1 với 1948 Câu 2: Điền ( 1đ) 1. Làng
 Nối 2 với 1958 2. 1948 
 Nối 3 với 1963 3. Nguyễn Thành Long
 Nối 4 với 1969 4. 1970
 5. Chiếc lược ngà 6. 1966
Câu 3: ( 0,5đ) Điền Đ vào A,C Câu 4: Chọn D ( 0,25đ)
 Điền S vào B,D Câu 5: Chọn A( 0,25đ)
 Câu 6: Chọn A( 0,25đ)
 Câu 7: Chọn A ( 0,25đ)
Tự luận 7 điểm
Câu 1 ( 2đ): 
- Câu thơ thứ 2 có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ( 0,5đ)
- Phân tích giá trị ( 1,5đ) 
+ So sánh ngầm đứa con như mặt trời có giá trị làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của đứa con đối với mẹ , cách ví ấy tuy giản dị nhưng làm cho đứa con bé bỏng nằm trên lưng mẹ trở hành thiêng liêng cao quý, trở thành lẽ sống nguồn sống của mẹ(như mặt trời với cây cối); con là một phần cơ thể mẹ cùng sống, làm việc và chiến đấu . 
+ Cách ví thể hiện tình yêu con tha thiết cua rngười mẹ Tà Ôi.
Câu 2 ( 5đ) 
a) Bài văn đúng kiểu bài nghị luận, bố cục rõ ràng, cách diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi ( 1đ)
b) Mở bài: Gới thiệu về tác phẩm và ấn tượng chung về nhân vật ông Hai ( 0,5đ)
c) Thân bài: Phân tích đánh giá về vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai – người nông dân Việt Nam( 3đ)
* Vẻ đẹp chính của nhân vật ông Hai là yêu làng, yêu nước, trung thnàh với cách mạng và kháng chiến.
+ Trước cách mạng gắn bó tự hào về làng.
+ Sau cách mạng: Khi buộc phải tản cư ông luôn nhớ làng. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc, sung sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính làng không theo giặc
d) Kết bài( 0,5đ): Vẻ đẹp của nhân vật ông Hai là vẻ đẹp tiêu biểu của người nông dân nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung.
 

File đính kèm:

  • docTiet 75-76Tho truyen HD.doc