Bài kiểm tra - Môn: Văn bản lớp 7

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra - Môn: Văn bản lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên :. BÀI KIỂM TRA 
Lớp : 7 .. MÔN : VĂN BẢN 
I / TRẮC NGHIỆM :(3 đ ) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C, D mà em chọn là đúng trong các câu sau :
 Câu 1. Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả nào ?
 A . Ét- môn -đô đơ A - mi – xi. B . Lý Lan . C. Khánh Hoài . D. La - Phông - ten.
Câu 2. Văn bản “Công trường mở ra” giúp ta hiểu thêm điều gì 
 A . Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con . 
 B. Công ơn sinh thành, tình mẫu tử.
 C . Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng. 
 D . Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.
Câu 3. Thái độ của bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ gì ?
 A. Thờ ơ, vô trách nhiệm. 	 B. Bức tức, cau có. 
 C. Bình thản, vô tư. 	 D. Kiên quyết, nghiêm khắc. 
Câu 4. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê ” cho biết truyện viết về ai, về cái gì ?
 A. Viết về tình cảm mẹ con. ; 
 B. Viết về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em. 
 C. Viết về cuộc chia tay của Thủy với lớp học. 
 D. Viết về cuộc chia tay với món đồ chơi của mình.
Câu 5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học khiến em cảm động nhất ?
 A. Thủy phải xa lớp học, theo mẹ về quê ngoại. B.Nhà bà ngoại xa trường 
 B. Cô Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy. D. Bố mẹ Thủy bỏ nhau .
Câu 6. Bài 4 của bài ca dao “ Những câu hát về tình cảm gia đình ” nhắc nhở ta điều gì ?
 A. Phải biết yêu thương giúp đỡ nhau. B. Phải biết yêu thương cha, mẹ .
 C. Phải biết yêu mến quê hương. D. Phải biết phê phán những thói hư, tật xấu.
Câu 7.Cảm xúc chủ đạo của bài ca dao “ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” là gì ? 
 A. Miêu tả cảnh đẹp quê hương. B. Ca ngợi con ngươi, ca ngợi đất nước.
 C. Kể lại cảnh đẹp của quê hương. D. Tình yêu và lòng tự hào đối với con người và quê hương.
 Câu 8. “ Trái bần trôi” là biểu tượng cho những con người nào trong xã hội cũ ?
 A. Người con gái tội nghiệp. B. Người con gái lưu lạc . 
 C. Người con gái lưu lạc nếm trải nhiều đắng cay, vất vả đau khổ. D. Người phụ nữ bất hạnh .
Câu 9. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được làm theo thể thơ gì ?
 A. Lục bát. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. 
 C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. D. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 Câu 10. Bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả nào ?
 A. Hồ Xuân Hương. B. Đoàn Thị Điểm. C. Bà Huyện Thanh Quan. D. Nguyễn Khuyến.
Câu 11. Từ “bác” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” gợi lên tình cảm gì đối với bạn.?
 A. Suồng sã, quê mùa. B. Khách sáo, cầu kì. C. Kính trọng, thân mật. D. Tôn kính, lịch sự.
Câu 12. Qua hai câu thơ “Đầu giường ánh trăng rọi,
 Ngỡ mặt đất phủ sương”.
 cho thấy tác giả tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh bằng giác quan nào ?
 A. Thị giác. B. Xúc giác. C. Cảm giác. D. Khứu giác.
II/ Tự luận : ( 7 đ )
Câu 13(3 đ):a- Em hãy chép lại bài 4 của bài ca dao “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” 
b - cho biết hai dòng thơ đầu có những gì đặc biệt về từ ngữ ? 
c- Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì ?
Câu 14(2 đ): Em hãy nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 15(2 đ): Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau (bản dịch thơ) của bài thơ “ Phò giá về kinh” khác nhau ở chỗ nào ? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ ?
 MA TRẬN BÀI KIỂM TRA - PHẦN : VĂN BẢN
Mức độ
Nội dung
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Cổng trường mở ra
Nhận biết được tên tác giả
Hiểu được tấm lòng của người mẹ đối với con
2 câu 5%=0,5đ
Mẹ tôi
Hiểu được thái độ của bố đối với con
1 câu 2,5%=0,25đ
Cuộc chia tay của những con búp bê
Biết về nhân vật và sự việc chính
Hiểu tấm lòng của em đối với Thủy
2 câu 5%=0,5đ
Những câu hát về tình cảm gia đình
Biết yêu thương cha mẹ
1 câu 2,5%=0,25đ
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Nhận biết cảm xúc chủ đạo của bài ca dao
13. a
Chép lại được bài 4 của bài ca dao
13.b Phân tích cách dùng từ
13. c
nêu tác dụng, ý nghĩa
2 câu 32,5%=3,25đ
Những câu hát than thân
Hiểu được “Trái bần trôi” là biểu tượng cho người con gái lưu lạc nhiều cay đắng
1 câu 2,5%=0,25đ
Sông núi nước Nam
Biết được thể thơ
1 câu 2,5%=0,25đ
Bánh trôi nước
Biết được tác giả
1 câu 2,5%=0,25đ
Bạn đến chơi nhà
Hiểu được tình cảm đối với bạn
1 câu 2,5%=0,25đ
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Nhận biết được giác quan ngắm trăng của tác giả
1 câu 2,5%=0,25đ
Qua Đèo Ngang
Phân tích cảnh tượng Đèo Ngang qua miêu tả của tác giả
1 câu 20%= 2đ
Phò giá về kinh
Sự khác nhau về nội dung thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bản dịch thơ
1 câu 20%= 2đ
Tổng số câu
100%
=10 điểm
6 câu
 15% =1,5 đ
1 câu
10%=
1 đ 
6 câu
 15% =1,5 đ
1 câu
10%
= 1 đ
1 câu
30% 
 =3 đ
1 câu
20% 
 =2 đ
15 câu
100%=10 điểm
 TRƯỜNG THCS Đức Hiệp ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
 TỔ KH XH 	PHẦN VĂN 7
	 Năm học :2011-2012
I/ Phần trắc nghiệm (3 đ) : (Mỗi câu đúng 0,25 đ)
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
D
B
B
B
D
C
D
A
C
A
II/ Phần tự luận (7 đ) :
 Câu 13 (3,0 đ):a/ -Chép được bài 4 của bài ca dao (1,0 đ)	
 b/ -Hai dòng thơ đầu Kéo dài 12 tiếng, sự dụng các điệp và đảo từ đối xứng (1,0 đ)
 c/ -Tác dụng, ý nghĩa : Gợi sự dài, rộng của cánh đồng, trù phú và đầy sức sống (1,0 đ)
Câu 14 (2,0 đ): Nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang : là bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, vắng lặng, buồn thể hiện tấm lòng cô đơn, buồn, nhớ của tác giả (2,0 đ)
Câu 15 (2,0 đ):- Sự khác nhau :-Hai câu đầu: Nói về sự chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta đối với giặc Mông-Nguyên xâm lược, đảo vị trí của hai cuộc chiến thắng.
 -Hai câu sau : lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.(1,5 đ)
 -Cách biểu ý và biểu cảm : ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, không cầu kì, cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo qua ý tưởng. (0,5 đ)
Họ và tên : BÀI KIỂM TRA 
Lớp 7. MÔN : TIẾNG VIỆT
I / Trắc nghiệm (3đ): Khoanh tròn vào một chữ caí A, B, C, D mà em chọn đúng trong các câu sau :
Câu 1. Trong các từ sau có mấy từ ghép đẳng lập : Cây cỏ, ông bà, quần áo, thước ké, nhà ăn, núi đồi, mặt mũi, học sinh, cá rô .
 A- Ba từ . B – Bốn từ. C – Năm từ. D- Sáu từ. 
Câu 2. Từ láy có mấy loại ?
 A – Một loại . B – Hai loại. C- Ba loại. D. Bốn loại.
Câu 3. Các từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc từ loại gì ? “ Dù ai nói ngã nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
 A- Danh từ . B- Động từ. C- Tính từ. D- Đại từ.
Câu 4. Hai câu thơ : “ Ôi Tổ Quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi” có mấy từ Hán Việt ?
 A- Ba từ. B- Bốn từ. C- Năm từ. D- Sáu từ. 
Câu 5. Sử dụng từ Hán Việt để làm gì ?
 A- Tạo sắc thái biểu cảm . B- Tạo sắc thái vui nhộn . 
 C- Tạo sắc thái hóm hỉnh. D- Tạo sắc thái nhẹ nhàng.
Câu 6. Từ in đậm trong câu thơ sau biểu thị sắc thái gì ? 
 “ Trung thu trăng sáng như gương 
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng ”.
 A- Tạo sắc thái cổ xưa. B- Tạo sắc thái tao nhã. 
 C- Tạo sắc thái trang trọng. D- Tạo sắc thái bình thường.
Câu 7. Quan hệ từ dùng để làm gì ?
 A- Biểu thị ý nghĩa tượng trưng. B- Biểu thị ý nghĩa coi trọng .
 C- Biểu thị ý nghĩa quan hệ với nhau. C- Biểu thị ý nghĩa so sánh, nhân quả,
Câu 8. Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh lỗi nào trong các lỗi sau đây ?
 A- Dùng quan hệ từ mà không có tính liên kết . B- Dùng quan hệ từ để liên kết câu. 
 C- Dùng quan hệ từ để cho câu liền mạch. D- Dùng quan hệ từ phải phù hợp với nghĩa.
Câu 9. Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào ?
 A- Viết giống nhau . B- Đọc giống nhau. 
 C- Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. D- Có nghĩa trái ngược nhau. 
Câu 10. Chữ “ đoạt”, chữ “ cầm” trong câu thơ “ Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan.” thuộc từ loại gì ?
 A- Danh từ. B- Động từ. C- Tính từ. D- Đại từ.
Câu 11. Câu cuối trong bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”( Hồi hương ngẫu thư) thuộc kiểu câu gì?
 A- Câu trần thuật . B- Câu cảm thán. C- Câu nghi vấn. D- Câu cầu khiến.
Câu 12. Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 A- Gây ấn tượng mạnh, làm lời nói thêm sinh động. B- Làm cho câu văn hay hơn .
 C- Làm cho câu văn thể hiện đúng thực tế khách quan. D- Tạo cho sắc thái nghĩa khác nhau.
II / Tự luận: ( 7 đ)
Câu 13 (3 đ) : Phân biệt nghĩa của các nhóm từ đồng nghĩa sau : Cho , Tặng , Biếu .
Câu 14 (4 đ ) :a/ Từ trái nghĩa là gì ? 
b/Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5- 7 câu) về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa .
 c/Ghi ra từ trái nghĩa có trong đoạn văn trên .
 	MA TRẬN BÀI KIỂM TRA 
 MÔN : TIẾNG VIỆT 7
Mức độ
Nội dung
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Từ ghép
Hiểu được từ ghép đẳng lập
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ láy 
Biết các loại từ láy
1 câu 2,5%=0,25đ
Đại từ
Biết được đại từ
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ Hán Việt 
Hiểu được từ Hán Việt
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ Hán Việt ( tiếp theo)
Biết cách sử dụng từ HánViệt
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ Hán Việt ( tiếp theo)
Hiểu được sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt .
1 câu 2,5%=0,25đ
Quan hệ từ
Biết được cách dùng quan hệ từ 
1 câu 2,5%=0,25đ
Chữa lỗi về quan hệ từ 
Hiểu được các lỗi sai khi dùng quan hệ từ.
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ đồng nghĩa
Biết được từ đồng nghĩa 
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ loại 
Biết được từ loại được dùng trong câu
1 câu 2,5%=0,25đ
Câu 
Hiểu được cách dùng câu nghi vấn 
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ trái nghĩa 
Hiểu được tác dụng của từ trái nghĩa.
1 câu 2,5%=0,25đ
Từ đồng nghĩa
Phân biệt được nghĩa của nhóm từ đồng nghĩa.
1câu 30%=3đ
Từ trái nghĩa
14.c Biết từ trái nghĩa (ghi ra)
14.a
Hiểu được từ trái nghĩa.
14.b
Viết được đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa.
3 câu
40%= 4 đ
Tổng số câu
100%
=10 điểm
6 câu
 15% =1,5 đ
1 câu
10%=
1 đ 
6 câu
 15% =1,5 đ
1 câu
10%
= 1 đ
1 câu
30% 
 =3 đ
1 câu
20% 
 =2 đ
16 câu
100%=10 điểm
 ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 
 PHẦN : TIẾNG VIỆT 7
I /Trắc nghiệm :(3 đ) Mỗi câu đúng được 0, 25 đ.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
D
C
A
C
D
A
C
B
C
A
II / Tự luận (7 đ) : 
Câu 13 (3 đ) : Phân biệt nghĩa . Mỗi ý đúng : 1 đ
Cho : Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận.
Biếu : Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận 
Tặng : Người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận ; vật được trao mang ý nghĩa tinh thần .
Câu 14 : Ý a ( 1 đ)- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ý b (2 đ)- Hs viết được đoạn văn về tình cảm quê hương có sử dụng cặp từ trái nghĩa. 
Ý c (1 đ) – Viết ra được cặp từ trái nghĩa có sử dụng trong đoạn văn.

File đính kèm:

  • docde van 7 hk 1- 2011-2012.doc
Đề thi liên quan