Bài kiểm tra môn: Vật lí 6 - Trường T.H.C.S Đức lâm

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: Vật lí 6 - Trường T.H.C.S Đức lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường T.H.C.S Đức lâm Thứngày.tháng..năm ..
Họ và tên: Bài kiểm tra
Lớp:  Môn : Vật lí 6
A.Khoanh tròn những chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
Câu 1: Dụng cụ đo độ dài là:
 A. Cân. B. Bình tràn. C. Thước. D. Bình chia độ.
Câu 2: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:
 A. Kilôgam(kg). B. Niutơn(N). C. Mét(m). D. Lít(l) và mét khối(m3)
Câu 3: Trong số các thước dưới đây,thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em:
 A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
 B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm
 C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm
 D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
Câu 4: Đơn vị chính để đo khối lượng là:
 A. Kilôgam(kg). B. Gam(g). C. Niutơn(N). D. Lít(l)
Câu 5: Người ta dùng bình chia độ có GHĐ là 1cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật, khi thả vật ngập vào trong nước thì mực nước dâng lên tới vạch 84.Thể tích của vật khi đó là:
 A. 84cm3. B. 134cm3. C. 34cm3. D.50cm3.
Câu 6: Trên vỏ hôp sữa bột có ghi 450g, số đó cho biết gì?
 A. Khối lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của hộp sữa.
 B. Trọng lượng của sữa trong hộp. C. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 7: Một vật có khối lượng 100g sẽ có trọng lượng là:
 A. 100N. B. 1N. C. 10N. D. 0,1N.
Câu 8: Một quyển sách nàm yên trên bàn. Hỏi quyển sách chịu tác dụng của lực nào không?
Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn.
Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Câu 9: Khi hai người kéo co khoẻ ngang nhau thì họ tác dụng lên dây kéo hai lực .
Sợi dây chịu tác dụng của hai lực này sẽ .
Câu 10: Trái đất tác dụng lên các vật trên Trái đất. Lực này gọi là trọng lực.Trọng lực tác dụng lên một vật hay còn gọi là .. của vật đó.Trọng lực có phương ..
và có chiều ..
C. Viết câu trả lời hoặc lời giải vào phần bài làm:
Câu 11: Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm vật đó biến dạng.
Câu 12: Khối lượng của môt chiếc xe ô tô là 2,5 tấn. Hỏi chiếc xe ô tô đó có trọng lượng là bao nhiêu niutơn?
 BàI LàM 
Trường T.H.C.S. Đức lâm Đề kiểm tra
Loại đề: ĐK Môn: Vật lí 6 Tiết(PPCT): 9
Gv ra đề: Võ Khoa Điềm Thời gian:45phút
A.Khoanh tròn những chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
Câu 1: Dụng cụ đo độ dài là:
 A. Cân. B. Bình tràn. C. Thước. D. Bình chia độ.
Câu 2: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:
 A. Kilôgam(kg). B. Niutơn(N). C. Mét(m). D. Lít(l) và mét khối(m3)
Câu 3: Trong số các thước dưới đây,thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em:
 A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
 B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm
 C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm
 D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
Câu 4: Đơn vị chính để đo khối lượng là:
 A. Kilôgam(kg). B. Gam(g). C. Niutơn(N). D. Lít(l)
Câu 5: Người ta dùng bình chia độ có GHĐ là 1cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật, khi thả vật ngập vào trong nước thì mực nước dâng lên tới vạch 84.Thể tích của vật khi đó là:
 A. 84cm3. B. 134cm3. C. 34cm3. D.50cm3.
Câu 6: Trên vỏ hôp sữa bột có ghi 450g, số đó cho biết gì?
 A. Khối lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của hộp sữa.
 C. Trọng lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 7: Một vật có khối lượng 100g sẽ có trọng lượng là:
 A. 100N. B. 1N. C. 10N. D. 0,1N.
Câu 8: Một quyển sách nàm yên trên bàn. Hỏi quyển sách chịu tác dụng của lực nào không?
Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn.
Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Câu 9: Khi hai người kéo co khoẻ ngang nhau thì họ tác dụng lên dây kéo hai lực .
Sợi dây chịu tác dụng của hai lực này sẽ .
Câu 10: Trái Đất tác dụng lên các vật trên Trái Đất. Lực này gọi là trọng lực.Trọng lực tác dụng lên một vật hay còn gọi là .. của vật đó.Trọng lực có phương ..
và có chiều ..
C. Viết câu trả lời hoặc lời giải vào phần bài làm:
Câu 11: Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm vật đó biến dạng.
Câu 12: Khối lượng của môt chiếc xe ô tô là 2,5 tấn. Hỏi chiếc xe ô tô đó có trọng lượng là bao nhiêu niutơn?
-Hết-
Trường T.H.C.S. Đức lâm Đề kiểm tra học kì i
Loại đề: HK Môn: Vật lí 6 Tiết(PPCT): 17
Gv ra đề: Võ Khoa Điềm Thời gian:45phút
A.Khoanh tròn những chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
Câu 1: Trong số các thước sau đây,thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6:
A.Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm 
B.Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm
C.Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
D.Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 2mm
Câu 2: Một vật có khối lượng 1000gam thì có trọng lượng là:
A. 1N. B. 10N. C. 100N. D. 1000N.
Câu 3: Khi treo vật nặng vào một lò xo, vật nặng chuyển động đi xuống rồi dừng lại và đứng yên.Điều đó chứng tỏ:
Lực kéo của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn giảm dần đến lúc bằng 0.
Lực kéo của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn tăng dần đến lúc bằng trọng lượng của vật
Lực kéo của lò xo tác dụng lên vật có độ lớn không thay đổi
Lực kéo của lò xo lúc đầu đã bằng trọng lượng của vật.
Câu 4: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm .Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V = 22,5cm3 B. V= 22,3cm3 C. V= 22,50cm3 D. V= 22cm3
Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường gây tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gi ?
Chỉ làm biến đổi chuyển động quả bóng. 
Chỉ làm biến dạng quả bóng. 
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 6: Cách nào trong các cách sau không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Tăng chiều dài và giữ nguyên độ cao. B. Giảm chiều dài và giữ nguyên độ cao.
C. Giữ nguyên chiều dài và giảm độ cao. D. Tăng chiều dài và giảm độ cao. 
Câu 7: Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào chỉ trọng lượng ? 
A. P B. m. C. D. D. d 
Câu 8: Trong các vật thường gặp dưới đây, vật nào không có tính chất đàn hồi ?
A. Một quả bóng bàn. B. Một chiếc lưỡi cưa.
C. Một đoạn dây đồng nhỏ. D. Một quả bóng cao su.
B. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Câu 9: Khối lượng của một vật chỉ . chứa trong vật. Để đo khối lượng người ta dùng
Câu 10: Trọng lực có phương và có chiều ..
C. Viết câu trả lời hoặc lời giải vào phần bài làm:
Câu 11:Trong khi xác định khối lượng riêng của sỏi, một nhóm hoc sinh đã tiến hành làm như sau: Dùng bình chia độ có ĐCNN 2cm3 chứa nước đến vạch thứ 30 để đo thể tích của sỏi.Khi thả sỏi vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch thứ 43. Dùng cân xác định được khối lượng sỏi là 67 gam.
Tính thể tích lượng sỏi ?
Tính khối lượng riêng của sỏi ra g/cm3 ; kg/m3 
Tính trọng lượng của một đống sỏi 3 m3. –Hết- 
 Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra môn vật lí 6 tiết 9 :
A. 8 câu X 0,5 = 4(đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
A
C
D
B
A
B. Câu 9 : cân bằng  (0,5 đ)
 đứng yên (0,5đ)
 Câu 10 : Lực hút (0,5đ)
 Trọng lượng (0,5đ)
 Thẳng đứng (0,5đ)
 Từ trên xuống dưới (0,5đ)
C. Câu 11: Tuỳ ý học sinh (2đ)
 Câu 12: 2,5 tấn = 2500 kg. 
 ôtô có khối lượng 2500 kg thì có trọng lượng là 25000 N (1đ)
Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra học kì môn vật lí 6 tiết 17 :
A. 8 câu X 0,5 = 4(đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
B
A
D
B
A
C
B. Câu 9 : lượng chất (0,5đ)
 Cân (0,5đ)
 Câu 10: thẳng đứng (0,5đ)
 Từ trên xuống dưới (0,5đ)
C. Câu 11: a/(1,5 đ)
-Thể tích của nước lúc đầu là: 30 . 2 = 60 (cm3) (0,5đ)
-Thể tích nước và sỏi là : 43 . 2 = 86 (cm3) (0,5đ)
-Thể tích của sỏi là: 86 – 60 = 26 (cm3) (0,5đ)
 b/(2,5đ)
-Khối lượng riêng của sỏi (g/cm3):
áp dụng công thức : D = m/V= 67g /26 cm3 2,58 g/cm3 (1,5đ)
-Khối lượng riêng của sỏi (kg/m):
Đổi 2,58 g/cm3 = 2,58 .0,001kg/0,000001m3 = 2580 kg/m3 (1đ)
c/ (1đ)
Khối lượng của 3m3 sỏi là:
 áp dụng công thức m = V.D = 3 .2580 = 7740 (kg) (0,5đ)
 Trọng lượng của 3m3 sỏi là : P = 10.m = 10. 7740 =77400 (N) (0,5đ)
 (Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn được điểm tối đa )
Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra 15 phút môn vật lí 6 tiết 14 :
A. 4 câu X 0,75 = 3(đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
D
C
B. (7đ):
a)Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi của sợi dây. (2đ)
 Vật đứng yên vì các lực tác dụng vào vật cân bằng. (2đ)
b)Vật sẽ rơi xuống đất. (1,5đ)
 Vì vật chỉ chịu tác dung của trọng lực. (1,5đ)
Trường T.H.C.S. Đức lâm Đề kiểm tra 
Loại đề: TX Môn: Vật lí 6 Tiết(PPCT): 14
Gv ra đề: Võ Khoa Điềm Thời gian:15phút
A.Khoanh tròn những chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
Câu1: Đơn vị lực là:
A. Kilôgam(kg ) B.Niutơn(N) C. Mét khối(m3) D. lít(l)
Câu 2: Dụng cụ đo khối lượng là:
A. lực kế B.thước C. cân D. bình chia độ
Câu 3: Công thức tính khối lượng riêng là:
A. D = m.V B. D = V/m C. D = P/V D. D = m/V
Câu 4: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?
A.Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.
B.Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén ngắn lai.
C.Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo giản ra cung như khi lò xo bị nén ngắn lại
D. Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo giản hoặc nén ngắn
B. Viết câu trả lời hoặc lời giải vào phần bài làm:
Một vật nặng được treo vào một sợi dây . Hỏi :
a/ Vật chịu tác dụng của những lưc nào ?Tại sao vật đứng yên?
b/Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì sẽ có hiện tượng gì xẩy ra?Tại sao? 
-Hết-
BàI làm:

File đính kèm:

  • docktli6 document.doc