Bài kiểm tra Môn Vật lí 9

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Môn Vật lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bài kiểm tra 
Họ và tên :........................... . 	 Môn : Vật lí
Lớp : 9......	 Thời gian : 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
A. Phần trắc nghiệm: 
I. Hãy chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh vào chữ cái đầu câu trong các câu sau :
Câu 1: Số chỉ của Ampe kế trong mạch điện bên cho biết.
Cường độ dòng điện qua đèn 1.
Cường độ dòng điện qua đèn 2.
Cường độ dòng điện qua đèn 3.
Cường độ dòng điện qua mạch chính.
Câu 2: Hệ thức của định luật Ôm là :
	A.U = I.R. 	 B. I= U/R 	 	C.R =U/I 	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết :
A.Thời gian sử dụng điện của gia đình.	B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.	D. Số đồ dùng điện mà gia đình đã sử dụng.
Câu 4 : Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l, tiết diện S có điện trở là R’).Dây dẫn được gập lại n lần để tạo thành dây dẫn mới có chiều dài l' . Điện trở R' của dây mới sẽ là :
	A. R' = nR 	B. R' =	C. R' =	D. R' = n2.R 
Câu 5 : Đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là 0,6 A. Hỏi giảm bớt hiệu điện thế đi 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có giá trị nào dưới đây:
 A. 0,2A 	B. 0,3A 	C. 0,15 A	D. 0,45A
Câu 6 : Khi điều chỉnh con chạy của biến trở để làm thay đổi cường độ dòng điện trong một đoạn mạch lúc đó ta đang làm thay đổi :
A. Chiều dài của dây dẫn	B. Tiết diện của dây dẫn
C. Vật liệu làm dây dẫn	D. Chiều dài và tiết diện của dây dẫn. 
II.Hãy ghi chữ (Đ) vào câu đúng, chữ (S) vào câu sai trong các câu sau đây : 
1. Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó.
2. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp thì : I=I1+I2
3. Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
4. Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó.
III. Hãy chọn từ thích hợp hoặc cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Câu 1: Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạch là...................................................chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
Câu 2: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với......................... cường độ dòng điện, với......................... của dây dẫn và ................................ dòng điện chạy qua.
B. Phần tự luận:
Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ: R1=4Ω, R2=8Ω, R3=12Ω, vôn kế chỉ 6V
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b. Tính số chỉ của Ampe kế.
Câu 2: Một bếp điện loại 220V - 1000 W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 250C
 a) Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s.
 b) Tính thời gian đun sôi nước.Biết hiệu suất của bếp là 80 % và nhiệt dung riêng của nước là
C =4200J/kg.K.
 c) Mỗi ngày đun sôi 5 lít nước bằng bếp điện trênvới các điều kiện đã cho. Hãy tính tiền điện phải trả trong 1 tháng ( 30 ngày) cho việc đun nước. Cho rằng giá điện là 800 đồng mỗi KWh.
* Đáp án + biểu điểm
A. Phần trắc nghiệm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
D
0,5
Câu 6
A
0,5
Câu2
B
0,5
CâuII1
Đ
0,5
Câu3
C
0,5
CâuII2
S
0,5
Câu 4
C
0,5
CâuII3
Đ
0,5
Câu 5
C
0,5
CâuII4
Đ
0,5
III: (1điểm)
 Câu 1: số đo lượng điện năng	 0,25 điểm
 Câu2: bình phương, điện trở,thời gian. 	 0,75 điểm
 Câu3: chiều dài của mỗi dây dẫn 0,25 điểm
B. Phần tự luận:
Câu 1 (2 điểm)
Tóm tắt:
R1= 4 W
R2= 8 W
R3= 12 W
U = 6 V
a. Rtđ= ?
b. I = ?
Câu2 (3 điểm):
Tóm tắt
Uđm= 220 V
Pđm = 1000 W
t1=1s
V=2,5 l->m = 2,5kg, t01=250C
t02=1000C
t2=20’
c=4200J/kg.K
t3=30.3=90h
a. Q=?
b. H=?
c. A=?
Giải
Ta có R3//(R1 nt R2)
a . Điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Ta có : R12 = R1 + R2 = 4 + 8 = 12 (0,5điểm)
Rtđ= R3.R12/(R3+R12) = 12 . 12 /(12 + 12) = 6 (0,5điểm)
b. Số chỉ của am pe kế
I = U/Rtđ= 6/6 = 1 A 1điểm
 Đáp số : a. Rtđ= 6 (.Ω) 
 b. I = 1 A
Giải
a. Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s :
ADCT : Q = I2Rt = Pđm .t = 1000 . 1 = 1000 J. 1 đ
b.Tính thời gian đun sôi nước 1 đ
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước.
Qi= m.c.rt = 4200.2,5.(100-25)= 787500 J 
Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong thời gian t.
Qtp=I2R.t = Pđm .t 
Theo bài ra thì hiệu suất của bếp là : H = Qi/Qtp =80/100
Hay : Qi = (100/80).Pđm.t => t =(100/80).Qi/ Pđm= 984,4 (s)
c.Để đun sôi 5 lít nước thì cần thời gian là 2 t = 984,4.2 = 1968,8 (s) (0,25 đ)
- Điện năng sử dụng để đun sôi 5 lít nước trong 1 tháng là A = P.t = 1968,8 .1000. 30 = 59064000 J =16,4 KWh
 ( 0,5 đ)
Tiền điện phải trả là : 16,4 . 800 = 13125,33đồng 
 (0,25 đ)

File đính kèm:

  • docDKT45'-VL97-HKI-DS2.doc