Bài kiểm tra môn:tiếng Việt

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn:tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Quốc Ân 
Họ và tên:……………………….. 
Lớp 7 
Bài kiểm tra
Môn:Tiếng việt
Thời gian: 45 phút

Điểm
Nhận xét của thày( cô)






 Đề số 1 
I.Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất:
 	1. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng-ồn ào"?
A. tĩnh mịch-huyên náo
B. đông đúc -thưa thớt
C. lặng lẽ-ầm ĩ
D. vắng lặng-ồn ào
2.Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?
A. Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp nghĩa trái ngược nhau.
B. Từ trái nghĩa chỉ đóngvai trò chủ ngữ trong câu
C. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tượng phản.
D. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái nhau.
3.Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?
A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa không giống nhau.
B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
D.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa rộng ,hẹp khác nhau.
4. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
	 Non cao tuổi vẫn chưa già,
	Non sao..............nước, nước mà ........non.
A. xa - gần	C. đi - về
B. nhớ - quên 	D. cao - thấp
5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.
B. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống
C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi
D. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.
6. Dòng nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A. Là những từ có phần vần gần giống nhau, nghe na ná như nhau.
B. Là những từ giống nhau về âm thanh và có các nghĩa gần giống nhau, cùng một nguồn gốc.
C. Là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
 	7. Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau
B. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.
C. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho thuần Việt.
D. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
8. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra,cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
A. Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh,dùng từ chính xác để tránh hiểu sai nghĩa của từ trong câu.
B. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm
C. Chú ý phát âm thật chính xác.
9. Từ nào không đồng nghĩa với từ nhà thơ?
A. thi sĩ C. thi gia
B. thi nhân D. nhà báo
10. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?
	Em yêu những hàng cây xanh tươi.............chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng mát.
A. vì C. còn 
B. để D. về 
11.Câu văn "Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối", mắc lỗi nào trong sử dụng quan hệ từ?
A. Thừa quan hệ từ 
B. Thiếu quan hệ từ.
C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết 
	12. Từ nào không thể điền vào chỗ trống trong câu sau?
	Chị ấy báo tin vui … cha mẹ mừng
A. để C. nên
B. cho D. nhưng

II.Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
	Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:
- Cậu làm như thế ,nhất định người ta sẽ phàn nàn.
- Dù gia đình tận tình cứu chữa,các bác sĩ hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh tình quá nặng ông đã tạ thế vào ngày chủ nhật 26-10
- Trong phòng triển lãm bày rất nhiều tranh của các hoạ sĩ cổ điển.
Câu 2 (4 điểm)
Viết đoạn văn ngắn về các mùa trong năm, trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa (từ hai đến ba cặp từ)


Trường THCS Nguyễn Quốc Ân 
Họ và tên:……………………….. 
Lớp 7 
Bài kiểm tra
Môn:Tiếng việt
Thời gian: 45 phút

Điểm
Nhận xét của thày( cô)






 Đề số 2 
I.Phần trắc nghiệm khách quan(3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất:
1.Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?
A. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa không giống nhau.
B. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
D.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa rộng ,hẹp khác nhau.
2.Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?
A. Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp nghĩa trái ngược nhau.
B. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tượng phản.
C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái nhau.
D. Từ trái nghĩa chỉ đóngvai trò chủ ngữ trong câu.
3. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng-ồn ào"?
A. tĩnh mịch-huyên náo
B. đông đúc -thưa thớt
C. vắng lặng-ồn ào
D. lặng lẽ-ầm ĩ
4. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
	 Non cao tuổi vẫn chưa già,
	Non sao..............nước,nước mà ........non.
A. xa-gần
B. đi-về
C. nhớ -quên 
D. cao -thấp
5. Dòng nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A. Là những từ có phần vần gần giống nhau, nghe na ná như nhau.
B. Là những từ giống nhau về âm thanhvà có các nghĩa gần giống nhau,cùng một nguồn gốc.
C. Là những từ giống nhau về âm thanh,nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
6. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.
B. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi
C. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.
D. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.
7. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra,cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
A. Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh, dùng từ chính xác để tránh hiểu sai nghĩa của từ trong câu.
B. Chú ý phát âm thật chính xác.
C. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm.
8. Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau.
B. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho thuần Việt.
C. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
D. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.
9. Từ nào không đồng nghĩa với từ nhà thơ?
A. thi sĩ C. thi gia
B. thi nhân D. nhà báo
10. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?
	Em yêu những hàng cây xanh tươi.............chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng mát.
A còn C. vì
B. để D. về 
11. Từ nào không thể điền vào chỗ trống trong câu sau?
	Chị ấy báo tin vui … cha mẹ mừng
A. để C. nên
B. cho D. nhưng
12.Câu văn "Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối", mắc lỗi nào trong sử dụng quan hệ từ?
A. Thừa quan hệ từ
B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
C. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
D. Thiếu quan hệ từ.

II.Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
	Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:
-Cậu làm như thế, nhất định người ta sẽ phàn nàn.
-Dù gia đình tận tình cứu chữa,các bác sĩ hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh tình quá nặng ông đã tạ thế vào ngày chủ nhật 26-10
-Trong phòng triển lãm bày rất nhiều tranh của các hoạ sĩ cổ điển.
Câu 2 (4 điểm)
Viết đoạn văn ngắn về các mùa trong năm, trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa (từ hai đến ba cặp từ)




File đính kèm:

  • docbai kiem tra 1 tiet mon ngu van 7.doc
Đề thi liên quan