Bài : kiểm tra một tiết sinh

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài : kiểm tra một tiết sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần : 
Tiết : 
 Bài : KIỂM TRA MỘT TIẾT
	***I.Mục tiêu:
-Biết : 
+Biết được cấu trúc AND và ARN
+Mô tả được cấu trúc hiển vi của các NST ở các kỳ 
+Biết được cơ chế xác định giới tính 	
-Hiểu :	
+Hiểu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng 
+Hiểu được tính trạng trung gian xuất hiện ở F1 là trội không hoàn toàn 
+Hiểu được ý nghĩa của phân li độc lập 
-Vận dụng :	
+Vận dụng và giải thích được sự di truyền về lai 2 cặp tính trạng
+Giải được bài tập di truyền về lai 1 cặp và 2 cặp t1nh trạng
+Viết đuợc mạch đơn bổ sung cho phân tử ADN 
II. Ma trận :
	 Mạch điểm
Mạch k.thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Chương I
2 ( 1 đ )
1 ( 1đ )
1 ( 1.5 đ )
Chương II
1 ( 0.5đ )
1 ( 1đ )
1 ( 1.5đ )
Chương III
2 (1đ )
1 ( 1.5đ )
1 ( 1đ )
Tổng
5 ( 2.5đ )
3 ( 3.5đ )
3 ( 4đ )
III.Thiết kế câu hỏi kiểm tra :
A. Trắc nghiệm khách quan :
Câu 1 : Chọc đáp án đúng nhất cho các câu sau :
1. Tính trạng trung gian xuất hiện ở cơ thể mang kiểu gen 
a. Trội hoàn toàn	b. Trội không hoàn toàn
c. Biến dị tổ hợp	d. Cả a, b, c đúng 
2. Ở nguyên phân các nhiễm sắc thể tách nhau ở kỳ 
a. Kỳ trung gian 	b. Kỳ đầu 
c. Kỳ sau	d. Kỳ cuối
3. Ở ruồi giấm 2n = 8 . Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau 
a. 4 b. 8 c. 16	d. 32
4. Ở ruồi giấm 2n = 8 . Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của giảm phân lần II . Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau 
a. 4 b. 8 c. 16	d. 32
5. Mục đích của lai phân tích
a. Xác định tính trạng trội chưa biết được kiểu gen 
b. Xác định tính trạng lặn chưa biết được kiểu gen 
c. Xác định tính trạng trội đã biết được kiểu gen 
d. Cả a, b, c đúng 
6. Yếu tố quy định tính đạc thù của AND 
a. Hàm lượng AND trong nhân tế bào
b. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các AND trong nhân tế bào 
c. Tỷ lệ A + T / G + X trong phân tử AND
7. Sự kiện nào sau đây là quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh
a. Sự kết hợp 1 giao tử đực và 1 giao tử cái
b. Sự tạo thành hợp tử
c. Sự tổ hợp NST của giao tử đực và giao tử cái 
d. Sự kết hợp nhân của giao tử đực và giao tử cái
Câu 2 : Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống sau 
- Sự hình thành chuỗi …( 1 )… được thực hiện dựa trên …( 2 )… của mARN. Mối quan hệ giữa gen và …( 3 )… được thể hiện trong sơ đồ …( 4 )…. Trình tự các gen trên …( 5 )… quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, thông qua đó AND quy định trình tự các axitamin trong chuỗi axitamin cấu thành …( 6 )… và biểu hiện thành tính trạng.
B. Trắc nghiệm chủ quan 
1. Hãy nêu ý nghĩa của phân li độc lập 
2. Trình bày cơ chế xác định giới tính bằng sơ đồ
3. Một đoạn mạch đơn của AND có trình tự như sau : -A-T-G-X-T-A-G-G-A-X-
Hãy viết mạch đơn còn lại bổ sung với nó 
4. Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng, B quy định quả tròn, b quy định quả dài. Cho cà chua quả đỏ , tròn dị hợp 2 cặp gen ( AaBb ) lai với cà chua quả vàng dài ( aabb ). Viết sơ đồ lai tìm kiểu gen kiểu hình ở đời con F1
IV. Đáp án :
Câu 1 : Mỗi câu trả lời đúng 0.5đ 
1. b 2. c 3.c 4. b	 5. a	6.b	 7. d 	
Câu 2 : Mỗi từ điền đúng 0.25đ
1. Axitamin 2. Mạch khuôn 3.Tính trạng	 4. Gen 5. AND	6.Prôtêin
B. Trắc nghiệm chủ quan 
1. Là để giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài sinh vật giao phối .Loại biến dị này là nguyên liệu trong tiến hóa và chọn giống ( 1đ )
+ Trong tiến hóa giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống ( 0.25đ )
+ Trong chọn giống : Là nguyên liệu để chọn tạo giống mới ( 0.25đ )
2. P 44A + XX x 44A + XY
 G	22A + X	;	 22A + X, 22A + Y ( 0.5đ )
	F1 44A + XX	; 44A + XY 	( 0.5đ )
3. Mỗi nu bổ sung đúng 0.1đ
-T-A-X-G-A-T-X-X-T-G
4. P : AaBb 	x	aabb
	G	AB, Ab, aB, ab	;	ab	( 0.5đ )
 F1 : 	( 1 đ )
	♂
♀
AB
Ab
aB
ab
ab
AaBb
(đỏ tròn)
Aabb
(đỏ dài )
aaBb
(vàng tròn )
aabb
(vàng dài )
	V.Dặn dò: 
-Học bài
-Nghiên cứu trước nội dung bài mới

File đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet sinh 9 hkI.doc