Bài kiểm tra năm học : 2008 - 2009 môn: ngữ văn lớp 7

doc1 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra năm học : 2008 - 2009 môn: ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thịnh	Điểm
 Bài Kiểm tra 
Năm học : 2008 - 2009	Môn: ngữ văn 7
Họ và tên:.....................................................................................................................Lớp..........................................................
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm: 
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất:
... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kinh, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt;
B. Đức tính giản dị của Bác Hồ;
D. ý nghĩ của văn chương;
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hoài Thanh;
B. Phạm Văn Đồng;
C. Hồ Chí Minh;
D. Đặng Thai Mai;
Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả;
B. Tự sự;
C. Biểu cảm;
D. Nghị luận;
Câu 4: Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
A. Nghị luận chứng minh;
B. Nghị luận giải thích;
C. Nghị luận bình luận;
D. Nghị luận phân tích;
Câu 5: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý 
D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm
B. Có khi được trưng bày trong tủ kinh, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy
C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo đều được đưa ra trưng bày
Câu 6: Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ cưa đến nay.
B. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dfân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến.
C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miềm Bắc nước ta.
D. Nhiệm vụ của mỗi người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Câu 7: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
A. Một;
B. Hai;
C. Ba;
D. Bốn;
Câu 8: Trong câu " Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến" tác giả sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa;
B. Tăng cấp;
C. Tương phản;
D. Liệt kê;
Câu 9: Câu: "Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo đều được đưa ra trưng bày" thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt;
B. Câu chủ động;
C. Câu bị động;
D. Câu rút gọn;
Câu 10: Nhận xét nào đúng với hai câu văn:"Có khi được trưng bày trong tủ kinh, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm"?
A. Là hai câu chủ động;
B. Là hai câu bị động;
C. Là hai câu ghép chính phụ;
D. Là hai câu đặc biệt;
Phần II: Tự luận:
Em hiểu thế nào là nhan đề truyện ngắn “Sống chết mặc bay”
Bức chân dung tên quan toàn quyền Va-ren hiện lên như thế nào qua truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”

File đính kèm:

  • docds3.doc
Đề thi liên quan