Bài kiểm tra nâng cao số 3 tháng 3 - Năm 2009 môn : ngữ văn 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra nâng cao số 3 tháng 3 - Năm 2009 môn : ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài kiểm tra nâng cao số 3
Tháng 3 - Năm 2009
Môn : Ngữ văn 6
Thời gian : 90 phút
******************************************

Câu 1 ( 1 điểm) : 

Các từ " trăm", " ngàn" trong hai câu thơ sau là số từ hay lượng từ ? Hãy giải thích vì sao?
" Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm"
 ( Bầm ơi - Tố Hữu )

Câu 2 ( 1 điểm) 

Đọc kĩ đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:
" Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
 Cỏ đón giêng hai , chim én gặp mùa
 Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
 Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".
 ( Chế lan Viên )
a. Vẽ sơ đồ cấu tạo của phép so sánh có trong đoạn thơ.
b. Nhận xét cấu tạo của phép so sánh ấy.

Câu 3 ( 2 điểm )

Cảm nhận cái hay của hai câu thơ sau :
" Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"
 ( Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa) 

Câu 4 ( 6 điểm )

Dựa vào văn bản " Buổi học cuối cùng " ( Ngữ văn 6 – tập 2), em hãy viết bài văn miêu tả thầy Ha- men trong buổi học ấy.




Hướng dẫn chấm bài nâng cao số 3
Tháng 3 - Năm 2009
Môn : Ngữ văn 6
**************************************
Câu 1 ( 1 điểm)
- Các từ " trăm", " ngàn" vốn là số từ. Chúng ta có thể nói : một trăm( một ngàn) người hay người thứ một trăm (một ngàn). ( 0,25 điểm )
- Nhưng ở đây không có số một để chỉ chính xác số từ một trăm, một ngàn. Trăm, ngàn không có ý nghĩa chỉ số lượng chính xác ( chỉ số lượng một trăm hoặc một ngàn đơn vị).Trăm, ngàn trong hai câu thơ của Tố Hữu chỉ lượng nhiều của sự vật. Nói " Trăm núi ngàn khe" là để chỉ nhiều núi, nhiều khe chứ không phải chỉ chính xác một trăm núi, một ngàn khe. Vì vậy, trong hai câu thơ này, "trăm", "ngàn" được dùng như lượng từ. ( 0,75 điểm )

Câu 2 ( 1 điểm)
a. Sơ đồ cấu tạo ( 0,5 điểm)

Vế A
PDSS
Từ so sánh
Vế B
Con gặp lại nhân dân
 - 
như
- nai về suối cũ
- cỏ đón giêng hai
- chim én gặp mùa
- đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
- chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
b. Nhận xét : ( 0,5 điểm )
- Thiếu phương diện so sánh
- Có 1 vế A nhưng có 5 vế B

Câu 3 ( 2 diểm)
a. Yêu cầu về hình thức : HS phải viết thành bài cảm thụ hoàn chỉnh có bố cục 3 phần. Văn viết lưu loát, trình bày rõ ràng, sạch sẽ… ( 0,5 điểm )
b. Yêu cầu về nội dung : Cần chỉ ra 
* Biện pháp nghệ thuật : ( 0,5 điểm )
- Đảo ngữ : Ngoài thềm rơi cái lá đa
- so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
* Tác dụng : (1 điểm )
- Câu 1 : Tác giả đảo vị ngữ " rơi" lên trước chủ ngữ "Cái lá đa" nhằm nhấn mạnh trạng thái rơi của chiếc lá. Tiếng rơi quá nhỏ, nhẹ nhàng, mơ hồ như là không có. Không gian đêm ở Côn Sơn yên tĩnh quá!
- Câu 2 tiếp tục miêu tả âm thanh tiếng rơi. " Mỏng" vốn là tính từ chỉ hình khối, dáng dấp của sự vật, có thể nhìn thấy rõ ràng.Trong câu thơ , nó đã trở thành tính từ chỉ âm thanh. Âm thanh lá rơi được cảm nhận bằng cả tâm hồn người. Nhờ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhờ bút pháp lấy động tả tĩnh, ta thấy rõ hơn sự yên tĩnh đến tuyệt đối của đêm Côn Sơn.
- Cảm nhận được sự chuyển động tinh tế ấy phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết.

Câu 4 ( 6 điểm)
A. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài : Miêu tả - tả người
- Đối tượng : Thầy Ha men ( dựa vào văn bản : Buổi học cuối cùng)
B. Yêu cầu cụ thể : Cần đảm bảo những ý cơ bản sau
1. Mở bài : ( 0,75 điểm ) Giới thiệu đối tượng cần tả : Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng.
2. Thân bài :
* Trang phục : ( 1 điểm ) Mặc chiếc áo Rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ toàn bằng lụa đen thêu. Đây là bộ lễ phục trang trọng thầy chỉ mặc khi có đoàn thanh tra hoặc phát phần thưởng.
* Thái độ đối với học sinh : ( 1 điểm )
- Mọi ngày : rất nghiêm khắc
- Hôm nay : giọng nói dịu dàng, trang trọng…
* Hành động : ( 2 điểm )
- Trong buổi học : Thầy nói bằng tiếng Pháp. Thầy kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền thụ hết kiến thức cho học sinh. Thầy chuẩn bị những tờ mẫu chữ “rông” thật đẹp. Đang giảng, thầy đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn mọi vật…
- Cuối buổi học : Thầy đứng trên bục giảng, người tái nhợt, nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh, cố viết thật to….Thầy đứng đó , đầu dựa vào tường, chẳng nói, giơ tay ra hiệu…Tất cả đều thể hiện nỗi đau xót tràn ngập trong lòng.
3. Kết bài : ( 0,75 điểm )
- Cảm phục thầy vì lòng yêu tiếng Pháp, yêu đất nước
- Luôn nhớ câu nói của thầy : “ Một dân tộc…lao tù”

 Hình thức, trình bày : 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde va dap an HSG van 6 0809.doc