Bài kiểm tra Ngữ Văn 8 Trường THCS Ba Lòng

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Ngữ Văn 8 Trường THCS Ba Lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ba Lòng BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 8
Họ và tên: ………………... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Lớp:8… Ngày kiểm tra:…./…./2012, Ngày trả bài…/…/2012
	
 Điểm
Lời phê của thầy cô giáo


	
Bằng số
Bằng chữ

Đề chẵn:
Câu 1: (2 đ) Hãy xác định ngôi kể và thể loại văn bản của các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 từ đầu năm đến nay.
Câu 2 : (3 đ)Tóm tắt đoạn trích “ Lão Hạc” – ( Nam cao). 
Câu 3: (1 đ) Hãy so sánh về giá trị nội dung 2 văn bản “ Lão Hạc” và đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”
Câu 4 : (4 đ)Từ nhân vật chị Dậu và lão Hạc em có suy nghĩ gì về cuộc đời và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?  Bài làm:

	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
Trường THCS Ba Lòng BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 8
Họ và tên: ………………... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Lớp:8… Ngày kiểm tra:…./…./2012, Ngày trả bài…/…/2012
	
 Điểm
Lời phê của thầy cô giáo


	
Bằng số
Bằng chữ

Đề lẻ:
Câu 1: (2 đ) Hãy cho biết tên tác giả và năm ra đời của các văn bản Truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 từ đầu năm đến nay.
Câu 2 : (3 đ)Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” – ( Trích tiểu thuyết Tắt đèn). 
Câu 3: (1 đ) Hãy so sánh đặc điểm nghệ thuật của 2 văn bản “ Lão Hạc” và đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”.
Câu 4: (4đ) Qua các văn bản: “Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ” em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam?
Bài làm:
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
 Đáp án và hướng dẫn chấm:
 Ngữ Văn 8
ĐỀ LẺ:Câu 1: (2 đ) HS xác định đúng tác giả và năm ra đời của một văn bản được 0.5 điểm – TC 2.0 điểm
STT
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
NĂM RA ĐỜI
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
1941
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
1938
3
Lão Hạc
Nam Cao
1941
4
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
1939
Câu 2 : (3 đ) Học sinh tóm tắt đúng nội dung cơ bản đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” . “Anh Dậu bị trói và đánh đập ở đình làng vừa đưa về nhà. Chị Dậu nấu cho anh bát cháo vừa dọn ra ăn thì Cai Lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc những lời van xin tha thiết của chị Dậu, chúng cứ một mực xông tới định bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa liểu, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã cả hai tên tay sai độc ác.”
Câu 3: (1 đ) HS chỉ ra được những đặc điểm nghệ thuật khác biệt của 2 văn bản “ Lão Hạc” và đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”.
Lão Hạc
Tức nước vỡ bờ
- Tài năng khắc hoạ nhân vật cụ thể, tài tình, sinh động, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. 
- Cách kể chuyện mới mẽ, linh hoạt, ngôn ngữ miêu tả chân thực, triết lí, nhưng rất giản dị tự nhiên.
- Bút pháp hiện thực khoẻ khoắn, giàu tinh thần lạc quan.

- X/D tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lí.

Câu 4: (4đ) Bài viết của học sinh khái quát gọn mà đủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ - người phụ nữ Việt Nam qua 3 văn bản truyện kí đã học:
 - Tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con. (1đ)
 - Bản chất dịu hiền đảm đang. (1đ)
 - Trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực: Thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình, chống lại cái tàn bạo để bảo vệ chồng con. (2đ)
ĐỀ CHẴN:
Câu 1: (2 đ) Câu 1: (2 đ) HS xác định đúng ngôi kể và thể loại của một văn bản được 0.5 điểm
STT
TÊN VĂN BẢN
THỂ LOẠI
NGÔI KỂ
1
Tôi đi học
Truyện ngắn
Ngôi thứ nhất (xưng tôi)
2
Trong lòng mẹ
Hồi kí
Ngôi thứ nhất (xưng tôi)
3
Lão Hạc
Truyện ngắn
Ngôi thứ nhất (xưng tôi)
4
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết
Ngôi thứ 3

Câu 2 : (3 đ) Học sinh tóm tắt đúng nội dung cơ bản của văn bản “Lão Hạc”. “Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão đem tất cả tiền dành dụm được gủi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. C.sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì thì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Từ một ít bã chó, nói là để giết một con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi bỗng nhiên lão Hạc chết. Cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.”
Câu 3: (1 đ) HS chỉ ra được những điểm khác biệt về nội của 2 văn bản “ Lão Hạc” và đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”.
Lão Hạc
Tức nước vỡ bờ
- Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng 8- 1945.
- Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ.
- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ Thực dân nửa Phong kiến.
- Tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo.
- Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ.
Câu 4 : (4 đ) HS chỉ ra được những đặc điểm chung vầ cuộc đời, số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, cũng như những đặc điểm riêng biệt của mỗi nhân vật trong từng văn bản.
- Tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Vẻ đẹp tâm hồn cao quí, lòng hi sinh cao đẹp vì người thân của người nông dân.
- “Tức nước vỡ bờ” là sức mạnh của tình thương, của tiềm tàng phản kháng.
- “Lão Hạc” là ý thức về nhân cách và lòng tự trọng dù nghèo khổ.

File đính kèm:

  • docDE KT VAN 8 HKI.doc