Bài kiểm tra ngữ văn 9-Thời gian 45 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra ngữ văn 9-Thời gian 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:…………………. Ngày……tháng…năm 2008
Lớp: …………….. Bài kiểm tra
 Ngữ văn 9-thời gian 45 phút

Điểm
Lời phê của giáo viên

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn đáp án đúng. ( 2điểm)
 “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn(…)
 Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.”
 
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản:
	A. Những ngôi sao xa xôi B. Lặng lẽ Sa Pa C. Làng D. Bến quê
Câu 2: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính:
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 3: Dòng thể hiện rõ nhất cảm xúc của nhân vật Nhĩ là:
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt.
Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt.
Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
Những bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
Câu 4: Những khám phá riêng của Nhĩ về bãi bồi sông Hồng bên kia sông đã đem đến cho anh tâm trạng:
Say mê pha lẫn nối nuối tiếc, đau đớn. C. Ngạc nhiên, sung sướng
Buồn bã, trầm uất D. Tự hào, hãnh diện với bạn bè
Câu 5: Hình ảnh thiên nhiên nơi bến quê là biểu tượng cho:
Những khó khăn, gian khổ của quê hương B. Phần thiếu hụt của cuộc đời mỗi con người
C. Những trở ngại không thể vượt qua D. Vẻ đẹp giản dị mà gần gũi
Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Bến quê?
Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
C Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật D.Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
Câu 7: ý được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn bến quê gửi đến người đọc là:
Dù có đi đến đâu quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người.
Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
“Quê hương nếu ai không nhớ - sẽ không lớn nổi thành người”.
Trước khi đi ra ngoài hãy biết sống với quê hương của mình.
Câu 8: Nhân vật Nhĩ thuộc loại nhân vật:
	A.Nhân vật tính cách B. Nhân vật tư tưởng
	C. Nhân vật số phận D. Nhân vật loại hình 
Bài 2: Đánh dấu (+) vào ô thích hợp nêu đúng thời kì ra đời của các tác phẩm.(1 điểm)
Thời kì 
Tác phẩm
Kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mĩ
Sau thống nhất
Lặng lẽ Sa Pa



Chiếc lược ngà



Những ngôi sao xa xôi



Làng



Phần II: Tự luận(7 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn từ 7-10 câu giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu. (2điểm)
Câu 2: Phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.(5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDe van 9_45' Hang tuan 30 0708.doc
Đề thi liên quan