Bài kiểm tra số 1 môn: sinh học 6 ( tiết thứ 20)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra số 1 môn: sinh học 6 ( tiết thứ 20), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Liên Lập	 BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Lớp:……........……………..	Môn: Sinh học 6( Tiết thứ 20)
Họ và tên:…........………….	 Thời gian 45 phút
Điểm
Lời phê cuả thầy cô giáo
Trắc nghiệm
Tự luận
Tổng
ĐỀ ra và bài làm:
I: TRẮC NGHIỆM(5 điểm): 
 Câu 1:	* Chọn nội dung thích hợp giữa cột A và cột B (1 điểm)
A
B
Kết quả
1. Vách tế bào 
a. Chứa dịch tế bào 
1……….
2. Nhân 
b. Chứa các bào quan
2……….
3. Màng tế bào 
c. Giúp tế bào trao đổi chất 
3………
4. Tế bào chất 
d. Điều khiền các hoạt động của tế bào 
4……….
e. Tạo hình dáng cho tế bào
* Khoanh tròn các câu trả lời đúng.
Câu 2 : Miền hút là quan trọng nhất của rễ vì?
Gồm hai phần: Vỏ và trụ.
Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.
Có lông hút giữ chức năng hấp thụ các chất.
Có ruột chứa chất dự trữ.
Câu 3: Miền nào sau đây giữ chức năng dẫn truyền?
	A. Miền sinh trưởng.	B. Miền trưởng thành.
	C. Miền hút.	D. Miền chóp rễ.
Câu 4:Trong giai đoạn sinh trưởng cây cần nhiều nước và muối khoáng để:
Tạo nhiều chất hữu cơ để cây lớn lên.
Cây ra hoa.
Cây ra quả.
Cây ra hạt.
Câu 5: Bộ phận nào trong cấu tạo của thân non có chức năng dự trữ?
	A. Thịt vỏ.	 	B. Ruột.
	C. Thịt vỏ và ruột.	D. Bó mạch.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là của cây thân gỗ?
	A. Cứng, cao, không cành.	B. Cứng, cao, có cành.
	C. Mềm, thấp, không cành.	D. Mềm, thấp, có cành.
Câu 7: Cành mang lá trên cây phát triển từ:
	A. Thân chính.	B. Chồi nách.
	C. Chồi ngọn.	D. Gốc rễ.
Câu 8: Tầng sinh trụ ở thân cây nằm ở:
	A. Trong mạch rây.	B. Trong mạch gỗ.
	C. Giữa mạch gỗ và mạch rây.	D. Trong thịt vỏ.
Câu 9: Các cây có thân mọng nước thường gặp ở:
	A. Nơi ngập nước.	B. Nơi nhiều chất dinh dưỡng.
	C. Nơi nghèo chất dinh dưỡng.	D. Nơi khô hạn.
II: TỰ LUẬN(5 điểm)
Câu 1(2 điểm): So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ?
Câu 2(3 điểm): Trình bày con đường hút nước và muối khoáng của rễ? Vì sao phải có biện pháp chống úng khi cây bị ngập nước	
Bài làm phần tự luận:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA SỐ 1
I: TRẮC NGHIỆM(5 điểm): 
C âu 1:(1,0 đ) Ch ọn nội dung thích hợp giữa cột A và cột B (1,0 điểm)
A
B
Kết quả
1. Vách tế bào 
a. Chứa dịch tế bào 
1…e….
2. Nhân 
b. Chứa các bào quan
2…d….
3. Màng tế bào 
c. Giúp tế bào trao đổi chất 
3…c…
4. Tế bào chất 
d. Điều khiền các hoạt động của tế bào 
4…b….
e. Tạo hình dáng cho tế bào
* Khoanh tròn các câu trả lời đúng.
Câu 2 :( 0,5 đ) Miền hút là quan trọng nhất của rễ vì
Có lông hút giữ chức năng hấp thụ các chất.
Câu 3:( 0,5 đ) Miền nào sau đây giữ chức năng dẫn truyền
	Miền trưởng thành.
Câu 4:( 0,5 đ) Trong giai đoạn sinh trưởng cây cần nhiều nước và muối khoáng để:
Tạo nhiều chất hữu cơ để cây lớn lên.
Câu 5:( 0,5 đ) Bộ phận nào trong cấu tạo của thân non có chức năng dự trữ
	 Thịt vỏ và ruột.	
Câu 6:( 0,5 đ) Đặc điểm của cây thân gỗ: Cứng, cao, có cành.
Câu 7:( 0,5 đ) Cành mang lá trên cây phát triển từ: Chồi nách.	
Câu 8:( 0,5 đ) Tầng sinh trụ ở thân cây nằm ở: Giữa mạch gỗ và mạch rây.	
Câu 9:( 0,5 đ) Các cây có thân mọng nước thường gặp ở: Nơi khô hạn.
II: TỰ LUẬN(5 điểm)
Câu 1(2 điểm): Sự giống và khác nhau về cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
	* Giống nhau: Đều có cấu tạo gồm các phần.
 Vỏ
Biểu bì
Thịt Vỏ
Trụ giữa
Bó mạch
Ruột
Mạch gổ
Mạch rây
	* Khác nhau:
 THÂN NON
 MIỀN HÚT RỄ
-Biểu bì không có lông hút
-Thịt vỏ có một số tế bào có diệp lục
-Bó mạch xếp thành vòng:mạch gỗ trong,mạch rây ngoài.
-Biểu bì có lông hút
-Thịct vỏ không có diệp lục
-mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẻ.
Câu 2(3 điểm): Trình bày con đường hút nước và muối khoáng của rễ? Vì sao phải có biện pháp chống úng khi cây bị ngập nước?
 *Sự hút nước và muối khoáng của rễ(2 đ).
 (0,5 đ)- Rễ chỉ hấp thụ được những loại muối khoáng hoà tan hai quá trình hút nước và muối khoáng là không thể tách rời nhau.
(1 đ)- Con đường hút nước và muối khoáng hoà tan của rễ:Từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễthân lá và các bộ phận khác
(0,5 đ)-Lông hút là bộ phận chủ yếu có chức năng hút nước và muối khoáng.
(1 đ)*Khi bị ngập nước phải có biện pháp chống úng cho cây vì:Khi bị ngập nước ,đất bị úng,nước đẫy hết không khí trong đất làm cho cây không có không khí để thở ,lâu ngày rễ sẽ thối không còn khả năng hút nước và muối khoáng hoà tan cho cây cây sẽ chết.

File đính kèm:

  • docDe so 1.doc