Bài kiểm tra số 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung Thành Lớp 9...... 
 Bài kiểm tra số 2 Thuộc tiết. 35 -36 (PPCT)
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
 Môn : Tập làm văn (Thời gian 90’) 





Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm (2đ)
 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu nhận định phương án đúng nhất về tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự.
Giúp người đọc người nghe hiểu rõ về nghệ thuật tác phẩm.
Giúp người đọc người nghe hiểu nội dung chính văn bản đó.
Giúp người đọc người nghe hiểu hiểu chi tiết về sự việc trong văn bản.
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 2: Tóm tắt văn bản phải đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây.
Trình bày nội dung tóm tắt một cách ngắn gọn.
Trình bày đủ các nhân vật chính của văn bản.
Trình bày đủ các sự việc chính của văn bản.
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 3: Điền Đ (đúng), S (sai) vào ô cuối các nhận định về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự mà em cho là hợp lý.
Yếu tố miêu tả góp phần tái hiện lại toàn bộ sự việc chính của văn bản tự sự 
Yếu tố miêu tả chỉ góp phần làm cụ thể một số chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc để cho câu chuyện thêm sinh động.
Yếu tố miêu tả trong văn tự sự góp phần làm cho lời văn gợi cảm hơn.
Miêu tả trong văn tự sự làm cho lời văn thuyết phục hơn
Câu 4: Khi miêu tả nhân vật Thuý Vân trong đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều” tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 A. Nhân hoá B. ẩn dụ C. So sánh D. liệt kê
Câu 5: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” trích “Chị em Thuý Kiều” miêu tả vẻ đẹp nào của nhân vật Thuý Kiều
 A. Đôi mắt B. Làn da C. Mái tóc D. dáng đi
Phần 2: Tự luận (8đ)
Câu 1: Viết một đoạn văn theo phép lập luận qui nạp, giải thích tại sao Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân trước, miêu tả Thuý Kiều sau qua đoạn trích“Hai chị em Thuý Kiều” . 
Câu 2: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Em hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Bài làm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án

Phần 1: Trắc nghiệm (2đ)
 Câu 1: B. 0,25đ
 Câu 2: D. 0,25đ
 Câu 3: A. S 0,25đ
	B. Đ 0,25đ
	C. Đ 0,25đ
	D. S 0,25đ
 Câu 4: C. 0,25đ
 Câu 5: A. 0,25đ

Phần 2: Tự luận (8đ)
Câu 1: 2đ - Viết đoạn văn đúng phép lập luận qui nạp, bố cục chặt chẽ 0,5 đ
 - Giải thích được nội dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du: Miêu tả Thuý Vân được thật đẹp giống như một cái nền, cái phông hoàn mĩ để rồi khi miêu tả Thuý Kiều, Nguyễn Du không cần phải dùng nhiều ngôn từ mà chỉ khẳng định:”So bề tài sắc lại là phần hơn”thế là Thuý Kiều nổi bật lên trên cái đẹp hoàn mĩ để có một không hai (1,5 đ)
Câu 2: Bố cục rõ ràng, sạch sẽ, lời văn trong sáng, hình thức một bức thư gi bạn cũ (1 đ)
Mở bài: Nêu lí do viết thư cho bạn đặc biệt là dịp về thăm trường cũ. (1 đ)
Thân bài: Tưởng tượng và kể chuyện về thăm trường cũ trong tương lai.
 + Khi ấy em trưởng thành, có địa vị xã hội... (0,5 đ)
 + Lý do về thăm trường cũ. (0,5 đ)
 + Khi về trường cũ em thấy: Cảnh sắc đã thay đổi như thế nào (miêu tả cụ thể); gặp gỡ ai? Không gặp ai? Cảm xúc của em và đối tượng em gặp như thế nào (miêu tả ). (2 đ)
Kết bài: Cảm xúc của em khi ra về .(1 đ)











Trường THCS Trung Thành Lớp 9...... 
 Bài kiểm tra số 2 Thuộc tiết. 35 -36 (PPCT)
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
 Môn : Tập làm văn (Thời gian 90’) 





Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm (2đ)
 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu nhận định phương án đúng nhất về tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự.
Giúp người đọc người nghe hiểu rõ về nghệ thuật tác phẩm.
Giúp người đọc người nghe hiểu nội dung chính văn bản đó.
Giúp người đọc người nghe hiểu hiểu chi tiết về sự việc trong văn bản.
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 2: Tóm tắt văn bản phải đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây.
Trình bày nội dung tóm tắt một cách ngắn gọn.
Trình bày đủ các nhân vật chính của văn bản.
Trình bày đủ các sự việc chính của văn bản.
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 3: Điền Đ (đúng), S (sai) vào ô cuối các nhận định về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự mà em cho là hợp lý.
Yếu tố miêu tả góp phần tái hiện lại toàn bộ sự việc chính của văn bản tự sự 
Yếu tố miêu tả chỉ góp phần làm cụ thể một số chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc để cho câu chuyện thêm sinh động.
Yếu tố miêu tả trong văn tự sự góp phần làm cho lời văn gợi cảm hơn.
Miêu tả trong văn tự sự làm cho lời văn thuyết phục hơn
Câu 4: Khi miêu tả nhân vật Thuý Vân trong đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều” tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 A. Nhân hoá B. ẩn dụ C. So sánh D. liệt kê
Câu 5: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” trích “Chị em Thuý Kiều” miêu tả vẻ đẹp nào của nhân vật Thuý Kiều
 A. Đôi mắt B. Làn da C. Mái tóc D. dáng đi
Phần 2: Tự luận (8đ)
Câu 1: Viết một đoạn văn theo phép lập luận qui nạp, giải thích tại sao Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân trước, miêu tả Thuý Kiều sau qua đoạn trích“Hai chị em Thuý Kiều” . 
Câu 2: Kể lại một câu truyện làm em cảm động nhất.
Bài làm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án

Phần 1: Trắc nghiệm (2đ)
 Câu 1: B. 0,25đ
 Câu 2: D. 0,25đ
 Câu 3: A. S 0,25đ
	B. Đ 0,25đ
	C. Đ 0,25đ
	D. S 0,25đ
 Câu 4: C. 0,25đ
 Câu 5: A. 0,25đ

Phần 2: Tự luận (8đ)
Câu 1: 2đ - Viết đoạn văn đúng phép lập luận qui nạp, bố cục chặt chẽ 0,5 đ
 - Giải thích được nội dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du: Miêu tả Thuý Vân được thật đẹp giống như một cái nền, cái phông hoàn mĩ để rồi khi miêu tả Thuý Kiều, Nguyễn Du không cần phải dùng nhiều ngôn từ mà chỉ khẳng định:”So bề tài sắc lại là phần hơn”thế là Thuý Kiều nổi bật lên trên cái đẹp hoàn mĩ để có một không hai (1,5 đ)
Câu 2: Bố cục rõ ràng, sạch sẽ, lời văn trong sáng, hình thức một bức thư gi bạn cũ (1 đ)
Mở bài: Nêu lí do viết thư cho bạn đặc biệt là dịp về thăm trường cũ. (1 đ)
Thân bài: Tưởng tượng và kể chuyện về thăm trường cũ trong tương lai.
 + Khi ấy em trưởng thành, có địa vị xã hội... (0,5 đ)
 + Lý do về thăm trường cũ. (0,5 đ)
 + Khi về trường cũ em thấy: Cảnh sắc đã thay đổi như thế nào (miêu tả cụ thể); gặp gỡ ai? Không gặp ai? Cảm xúc của em và đối tượng em gặp như thế nào (miêu tả ). (2 đ)
Kết bài: Cảm xúc của em khi ra về .(1 đ)

File đính kèm:

  • docBai so 2-Tiet 35-36.doc