Bài kiểm tra số 7 Môn : Ngữ Văn Lớp 8 Trường THCS Trung Thành

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra số 7 Môn : Ngữ Văn Lớp 8 Trường THCS Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung Thành Lớp 8… 	 Họ và tên:………………….
 Bài kiểm tra số 7 Thuộc tiết. 113(PPCT)
 Môn : Ngữ Văn (Thời gian 45’) 
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo




Đề bài:
I. Trắc nghiệm ( điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chinh học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không cần biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hút. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Chiếu dời đô	B. Hịch tướng sĩ	
C. Bàn luận về phép học	D. Bình Ngô đại cáo
3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì ?
A. Tấu	B. Cáo	C. Hịch	D. Chiếu
4. Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Tấu được viết bằng văn xuôi.	B. Tấu được viết bằng văn vần.
C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu.	
D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì ?
A. Tự sự	B. Biểu cảm	C. Nghị luận	D. Thuyết minh
6. Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không cần biết đến tam cương ngũ thường.” ?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi
C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước
D. Phê phán thói lười học
7.Mượn “Lời con hổ trong vườn bỏch thỳ”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì ?
A. Nỗi nhớ về qúa khứ vàng son	 	 B.Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường	 
C. Khát vọng tự do mảnh liệt	D. ý B và C
8 Hình ảnh cánh buồm trắng no gio biển khơi và manh hon lang co y nghia tac dung 
A Làm cho hình ảnh cánh buồm có vẻ đẹp lãng mạn,trở thành một biểu tượng của quê hương.
B,Thể hiện được những hình ảnh thật của cánh buồm
 9. Tiếng chim tu hú trong bài thơ là một thứ âm thanh? 
A.Rộn ràng,vui tươi	B. Nhức nhối,thúc giục hành động
C. ở sau câu thơ đầu là thứ âm thanh vui tươi rộn ràng;ở bốn câu thơ cuối là thứ âm thanh nhức nhối thúc giục hành động
10 Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để thuyết phục tướng sĩ nhận ra điều sai trái cần phải thay đổi và điều đúng cần làm
A.Thủ pháp nhân hoá giúp tướng sĩ thấy rừ :gà trống, chó săn …cũng là những chiến sĩ diệt giặc giỏi
B .Thủ pháp tương phản giúp tướng sĩ thấy rõ: đầu hàng thì mất tất cả
C .Thủ pháp điệp ngữ điệp ý tăng tiến giúp tướng sĩ từng bước thấy rõ đúng- sai,phải- trái
D. Cả A,B,C
II. Tự luận ( 7 điểm, 2 câu).
1. (2 điểm): Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
2. (5 điểm). “Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng.
 Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án và thang điểm
I.Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
A
D
E
C
B
A
C
D


 Tự luận
1, Giới thiệu Nguyễn Trãi:
 -Năm sinh năm mất,tên hiệu,tên chữ
 -Quê quán
 -Sự nghiệp cách mạng gắn liền sự nghiệp văn chương
 - Những tác phẩm chính

2.Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ “ Ngắm Trăng”.
- Thể loại: Nghị luận tổng hợp ( phân tích, chứng minh, biểu cảm)
- Nội dung: 
- Tình yêu thiên nhiên của Bác ( sự giao hoà con người với cảnh vật).
	- Tinh thần lạc quan của Bác.
	A- Mở bài ( 1điểm)
- Xuất xứ bài thơ “ Ngắm Trăng” trong “ Nhật kí trong tù”
- Khái quát : “ Ngắm Trăng” bài thơ toả sáng tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do và niềm lạc quan của người chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ.
- Trích dẫn bài thơ.
	B- Thân bài (3 điểm).
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nao ? (2 điểm).
“Không rượu , không hoa”: sự thiếu thốn về vật chất, tâm sự về cái hoàn cảnh trớ trêu trước vẻ đẹp đêm trăng 
	“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” sự lúng túng rất nghệ sĩ, quên đi hiện thực tù ngục, hướng ra ánh sáng, thưởng thức cái đẹp .
	Hai câu đầu với hồn thơ chân thành rộng mở, hướng tới cái trong sáng, cái đẹp của bầu trời thiên nhiên vũ trụ bao la.
- (2 đ) Miêu tả cuộc ngắm trăng :
- Người ngắm trăng- trăng thì nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Trăng và Người như một đôi tri kỉ biết sẻ, chia cảm thông. Bác rất yêu trăng mà trăng rất yêu Bác. Hai tâm hồn đẹp hoà hợp vào nhau, vượt qua song sắt nhà tù cùng hướng ra bầu trời tự do.
- Yêu ánh sáng, yêu cái đẹp và tự do của Bác trong hoàn cảnh tù ngục càng thấy vẻ đẹp sức sống con người lạc quan, yêu đời bất chấp mọi hoàn cảnh.
	C- Kết bài ( 1điểm).
- Khẳng định những nét đẹp trong tâm hồn lãnh tụ: yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan tin tưởng. Chất chiến sĩ, chất thi sĩ là một.
 

File đính kèm:

  • docBai so 7-Tiet 113.doc