Bài kiểm tra số Môn : tiếng việt Lớp 6 Trường THCS Trung Thành

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra số Môn : tiếng việt Lớp 6 Trường THCS Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Trung Thành Lớp 6… 	 Họ và tên:………………….
 Bài kiểm tra số Thuộc tiết. 114-115. (PPCT)
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
 Môn : Tiếng Việt (Thời gian 90’) 





Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm 4đ
 Câu 1 : Nối cột A với cột B cho phù hợp 
A
B
1. ẩn dụ 
a. Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng .
2. So sánh
b. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét 
 tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
3. Hoán dụ
c. Gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người ….
4.Nhân hoá
d. Gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm bằng tên SV-HT- KN khác có quan hệ gần gũi 
Câu 2 : Điền A (so sánh ), B ( ẩn dụ ) C ( Nhân hoá ) D ( hoán dụ) vào chỗ trống cuối dòng .
 1. áo rách khéo vá hơn lành vụng may 
2 . Người cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm . 
 3. Tay ta tay búa tay cày . 
 Tay gươm tay súng xây dựng nước mình .
 4. Trâu ơi ta bảo trâu này 
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta . 
 Câu 3: Điền các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu văn sau vào mô hình phép so sánh 
 “Cầu Long biên như một nhân chứng sống động,đau thương và anh hùng của thủ đô Hà Nội ” 
Vế A
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B




Câu 4: Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào :( khoanh tròn vào phương án đúng )
 Một tiếng chim kêu sáng cả rừng 
 A. ẩn dụ hình thức C. ẩn dụ phẩm chất 
 B . ẩn dụ cách thức D . ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
Câu 5: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá 
 A . Cây dừa sải tay bơi	B .Cỏ gà rung tai 
 C. Kiến hành quân đầy đường 	D. Bố em đi cày về 
 Câu 6: Trong những trường hợp sau trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ :
 A . Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
 B . Miền nam đi trước về sau 
 C. Gửi miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ 
 D. Hình ảnh Miền Nam luôn trong trái tim của Bác 
Câu 7: Hai câu thơ sau đây thuộc kiểu hoán dụ nào .
 Vì sao ? Trái đất nặng ân tình .
 Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh .
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể 	B.Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể 
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 	 	D. Lấy cách cụ thể để gọi cái trìu tượng 
 Câu 8: Xác định chủ ngữ trong câu sau (gạch chân chủ ngữ )
 	Tre , nứa , mai , vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau 
Câu 9: chủ ngữ trong câu trên có cấu tạo như thế nào .
Danh từ 	B. Cụm danh từ 	C. Đại từ 	D. Tính từ 
Câu 10: Vị ngữ trong câu trên có cấu tạo như thế nào 
Động từ 	B. Cụm động từ 	C. Tính từ 	D. Cụm tính từ 
Câu 11 : Trong những ví dụ sau trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn .
Hoa cúc nở vàng vào mùa thu 	B. Chim én về theo mùa gặt 
C.Tôi đi học, còn bé em đi nhà trẻ 	D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Câu12: Câu văn “Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương” 
 là kiểu câu 
 A. Định nghĩa 	B . Giới thiệu C. Miêu tả 	D . Đánh giá 
Câu 13: Dòng nào sau đây chỉ chứa tính từ và cụm tính từ 
Cảnh hừng đông những đám mây trắng hồng ,sắp cất tiếng hót 
Càng mạnh càng lai láng mênh mông, trắng hồng, rực rỡ 
Chiếc thuyền bạn đang lướt trên sóng
Đang chạy ra khơi mời mọc lên đường 
Phần II tự luận: ( 6đ)
 Câu 1: 2đ 	Đặt câu trần thuật đơn theo 4 kiểu đã học 
 Câu 2: 2đ 	Cho 2 hình ảnh “Hoa, Mặt trời ” hãy viết thành hai câu có dùng phép nhân hoá chứa các hình ảnh trên .
 Câu 3: 2đ 	 Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ . cho ví dụ minh hoạ 
 Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Đáp án và thang điểm
 Phần I ( trắc nghiệm 4đ )
 Câu 1 : Nội dung đúng 0,5đ . đúng một ý cho 0,1đ 
 	 1- b , 	 2- a , 	3- d , 	 4- c 
 Câu 2: 0,5đ ( đúng 1 ý cho 0,1 đ )
điền A 
điền B 
điền D
 điền C 
 Câu 3: 0,5 đ 
Vế A
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
Cầu Long biên 
 ( O )
 Như 
Một chứng nhân sống động đau thương …

 Câu 4: Câu 13 mỗi câu đúng 0,25đ 
( câu 8 gạch dưới tre , nứa , mai , vầu )
4 
5
6
7
8
9
10
11
12
13
D
D
A
B

A
B
C
B
B

Phần II : tự luận 
 Câu 1: 2đ , môĩ câu đặt đúng kiểu câu 0,5đ 
 Câu 2: 2đ 
 Mỗi hình ảnh đặt thành một câu chứa phép nhân hoá cho .1đ 
 Câu 3: 2đ 
 - Giống nhau đều gọi là sự vật,hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác. cho 0,5đ 
- khác cho 0,5đ 
 +, ẩn dụ : Giữa các sự vật – hiện tượng có nét tương đồng 
 +, Hoán dụ : các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi .
 - lấy ví dụ minh hoạ đúng . (1điểm ) 

File đính kèm:

  • docBai so 10-Tiet 114-115.doc