Bài kiểm tra Tiếng Việt Học kì II lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Tiếng Việt Học kì II lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/4/2013 Ngày dạy :28/4/2013 Tiết 115 -116 Kiểm tra tiếng việt A.Mục tiêu cần đạt : 1. Về kiến thức - Kiểm tra việc HS nắm nộidung kiến thức của học kì II : Phó từ , các biện pháp tu từ,các thành phần chính của câu, câu TT đơn 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng tái hiện,KN phát hiện, phân tích, tạo các phép tu từ qua việc đặt câu và viết đoạn văn . KN phân tích các thành phần chính của câu 3. Về thái độ - Có ý thức tự giác làm bài. B.Chuẩn bị phương tiện dạy học I. Thiết lập ma trận Mức độ Lĩnh vực, Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Phó từ C1(1) 1 So sánh C1 (0,25) C2 (0,25) C4(1.5) 2 1 Nhân hoá C1 (0,25) C5 (0,25) C5(2) 2 1 ẩn dụ C1 (0,25) C3 (0,25) 2 Hoán dụ C1 (0,25) C4 (0,25) 2 Cácthành phần chính của câu C6(0,25) C(2) 1 1 CâuTT đơn có từ là C3(1) 1 Tổng số câu, tổng số điểm 6(2.25) 2(3) 1(3) 2(1.5) 6 5 I. Phần trắc nghiệm: (2.5điểm) Câu 1. Nối cột nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp. A Nối B 1 So sánh a Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2 Nhân hóa b Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 3 ẩn dụ c Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 4 Hoán dụ d Là gọi tả con vật, cây cối, bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người, làm cho thế giới loài vật, đồ vật, trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người. Câu 2. Câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng Đã sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 3. Đọc câu sau và cho biết từ in đậm đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào: Chao ôi, trông con sông , vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. A. ẩn dụ hình thức B. ẩn dụ cách thức. C. ẩn dụ phẩm chất. D. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Câu 4. Câu thơ sau đây thuộc kiểu hoán dụ nào: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. A. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. B. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. C. Lấy bộ phận để gọi toàn thể. D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Câu 5. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá: A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai. C. Bố em đi cày về. D. Kiến hành quân đầy đường. Câu 6. Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào? A. Động từ. B. Tính từ. C. Cụm động từ. D. Cụm tính từ. II. Tự luận. (7 .5 điểm) Câu 1 . Gạch chân dưới phó từ trong các câu sau(1đ) Chẳng bao lâu,tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau(2đ) Trúc, Nứa, Mai, Vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.( Thép Mới) Nước biển dâng đầy,quánh đặc một màu bạc trắng,lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót ( Vũ Tú Nam) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Câu 3. Em hãy đặt hai câu trần thuật đơn có từ là(1đ) Câu 4. Chỉ ra phép so sánh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của từng phép so sánh(1,5đ) ‘’........Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, Thuyền cố lấn lên. Dợng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”.( Võ Quảng ) Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá (2đ) C. Tổ chức HS làm bài I.ổn định lớp II. GV phát đề cho HS III.GV theo dõi quá trình làm bài của HS(Nhắc nhở về thái độ nếu có) IV. GV thu bài khi hết giờ D. Đánh giá , điều chỉnh kế hoạch : Đỏp ỏn *Trắc nghiệm( 3 điểm ) Câu 1 : 1->c 2-> d 3-> b 4->a Câu 2 3 4 5 6 7 Đáp án A D C B C C Câu 1 . Gạch chân dưới phó từ Chẳng bao lâu,tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu a.Trúc, Nứa, Mai, Vầu /giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. CN VN ( Thép Mới) b.Nước biển/ dâng đầy,quánh đặc một màu bạc trắng,lấm tấm như bột CN VN phấn trên da quả nhót ( Vũ Tú Nam) c.Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. CN VN Câu 3. Em hãy đặt hai câu trần thuật đơn có từ là Em là học sinh lớp 6A Hôm nay là một ngày đẹp trời Câu 4. Chỉ ra phép so sánh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của từng phép so sánh (1)Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt ->Động tác nhanh nhẹn, dứt khoát (2)Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc: Thõn hình gân guốc, rắn chắc (3)Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ : Tư thế dũng mãnh, hào hùng Câu 5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá - Học sinh lựa chọn nội dung và viết được 1 đoạn văn có sử dụng nhân hóa 1 cách hợp lí
File đính kèm:
- BAI KIEM TRA TIENG VIET TIET 115.doc