Bài kiểm tra Tiếng Việt Thời gian: 45 phút

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Tiếng Việt Thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra tiếng việt
Thời gian: 45 phút
Họ và tên: ………………………….. lớp…….
Đề chẵn: 
A.Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi cho bên dưới bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu có đáp án đúng nhất.
 Cho đoạn văn: “ Thực tế thay cho mộng tưởng, chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. 
Câu 1: Từ “lãnh đạm” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
Tỏ ra căm ghét và khinh thường.
Không có tình cảm yêu mến và quí trọng
Không có cảm giác, hứng thú khi nhìn thấy.
Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm.
Câu2: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
a. Lạnh buốt b. Vi vu 
c. Trắng xoá d. Vắng teo.
Câu 3:Những câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ?
Những tên khổng lồ nào cơ?
Tôi đã chẳng bảo ngài phải cận thận đấy ?
Giúp tôi với, lạy chúa!
Nếu vậy tôi chẳng biết trả lời ra sao?
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ biểu tượng quý trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
b. Cây Dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre gắn bó đối với người dân Miền Bắc. 
c. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. 
d. Quân triều đình đã đốt rừng để giết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt. 
Câu5: Câu ghép trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Dùng từ nối b. Dùng dấu phẩy
c. Dùng từ nối và dấu phẩy. d. Dùng cặp quan hệ từ.
B. Phần tự luận:(7 điểm).
Câu 1: Đoạn văn sau đã sử dụng những loại dấu câu gì và nêu công dụng cuả dấu câu đó .
 “...Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!... (Nam Cao- Lão Hạc). 
Câu2: Viết một đoạn văn có sử dụng 3 câu ghép, 5 loại dấu câu, chỉ ra và nêu công dụng của dấu câu.



Bài kiểm tra tiếng việt
Thời gian: 45 phút
Họ và tên: ………………………….. lớp…….
Đề lẻ:
A. Trắc nghiệm: (3 điểm). 
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi cho bên dưới bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu có đáp án đúng nhất.
 Cho đoạn văn: “ Thực tế thay cho mộng tưởng, chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. 
Câu 1:Những câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ?
a. Nếu vậy tôi chẳng biết trả lời ra sao? 
b.Tôi đã chẳng bảo ngài phải cận thận đấy ?
c. Giúp tôi với, lạy chúa!
d. Những tên khổng lồ nào cơ?
Câu 2: Từ “lãnh đạm” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
Tỏ ra căm ghét và khinh thường.
Không có tình cảm yêu mến và quý trọng 
Không có cảm giác, hứng thú khi nhìn thấy.
Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm.
Câu3: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
a. Lạnh buốt b. Vi vu
c. Trắng xoá d. Vắng teo.
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ biểu tượng quý trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
b. Cây Dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre gắn bó đối với người dân Miền Bắc. 
c. Quân triều đình đã đốt rừng để giết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt. 

d. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. 
Câu5: Câu ghép trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Dùng từ nối c. Dùng dấu phẩy
b. Dùng từ nối và dấu phẩy. d. Dùng cặp quan hệ từ.
B. Phần tự luận:(7 điểm).
Câu 1: Viết một đoạn văn có sử dụng 3 loại câu ghép, 5 dấu câu, chỉ ra và nêu công dụng của dấu câu đó?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các dấu câu đó trong đoạn văn sau:
“...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó...”
 ( Lão Hạc- Nam Cao).

File đính kèm:

  • dockiem tra1 tiet tieng viet ki 1.doc