Bài kiểm tra Tiếng Việt tiết 90
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Tiếng Việt tiết 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra Tiếng Việt tiết 90 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT ( tiết 90) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TN TL TL RÚT GỌN CÂU Biết được câu đã rút gọn thành phần nào? Hiểu được trong giao tiếp khi nào thì dùng câu rút gọn Chỉ ra được câu rút gọn trong một đoạn văn. Và tác dụng của câu rút gọn. Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. 3 CÂU ĐẶC BIỆT Biết được câu đặc biệt trong đoạn văn. Hiểu được dùng câu đặc biệt là đúng hay sai. Chỉ ra được câu đặc biệt trong một đoạn văn. Và sắc thái của câu đặc biệt. Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt. 3 TRẠNG NGỮ Nhớ được tác dụng của việc tách trạng ngữ trong câu. Vận dụng tách trạng ngữ cho câu sao cho hợp lí. Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ. 3 Tổng số câu 3 3 2 1 9 Tổng số điểm 1,5 1,5 4 3 10 Tỉ lệ % 15% 15% 40% 30% 100% ĐỀ BÀI I/ TRẮC NGHIỆM 1.Trong bài ca dao: Ngó lên luộc lạt mái nhà Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. Sử dụng loại rút gọn câu nào? Rút gọn chủ ngữ. Rút gọn vị ngữ. Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. Không dùng phép rút gọn câu. 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp sau, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng câu rút gọn nhất? Cha mẹ nói với con cái. Học trò nói với thầy cô. Bạn bè nói với nhau Nói chuyện với người nước ngoài. 3. Trong đoạn văn sau, câu nào là câu đặc biệt? (1) Giời chớm hè. (2) Cây cối um tùm. (3) Cả làng thơm. (4) Cây hoa lan nở trắng xóa. ( Duy Khán, Lao xao) Câu 1 Câu 2. Câu 3. Câu 4. 4. Câu in đậm trong đoạn văn dưới đây là câu đặc biệt đúng hay sai? “ Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm” ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Đúng Sai. 5. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất mục đích của việc tách trạng ngữ thành một câu riêng? Để nhấn mạnh ý. Để chuyển ý. Để thể hiện cảm xúc. Cả A.B.C. 6. Cách nào trong cách dưới đây là cách tách riêng phần trạng ngữ thành một câu độc lập hợp lí nhất cho câu văn sau: ” Họ cãi cọ nhau từ sáng cho tới tối, cứ như thế mấy ngày trời” Họ cãi cọ nhau từ sáng cho tới tối. Cứ như thế mấy ngày trời. Họ cãi cọ nhau. Từ sáng cho tới tối, cứ như thế mấy ngày trời. Họ cãi cọ nhau từ sáng cho tới tối, cứ như thế. Mấy ngày trời. Họ cãi cọ nhau. Từ sáng cho tới tối. Cứ như thế. Mấy ngày trời. II/ TỰ LUẬN. 1.Tìm những câu rút gọn trong mỗi đoạn trích văn bản sau. Theo em, rút gọn như vậy để làm gì? a) Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. (Võ Quảng, Quê nội) b) Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. Đã đến Trung Phước. (Võ Quảng, Quê nội) 2. Chỉ ra những câu đặc biệt trong những trường hợp sau. Câu nào bộc lộ cảm xúc, thái độ, thông báo, liệt kê sự việc? a) Thế rồi bao nhiêu thứ âm thanh cùng vang lên. Tiếng mõ. Tiếng tù và. Tiếng trống giục. b) “ Trời ơi!” Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê). 3. Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về chủ đề mùa xuân. Trong đoạn có sử dụng trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt. (Gạch chân dưới các câu đã dùng) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM. I/ TRẮC NGHIỆM. 3 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 A B A A D A II/ TỰ LUẬN. 1 Tìm đúng 2 câu rút gọn và nêu được tác dụng: 2 điểm: a) Đã đến Phường Rạnh. b) Đã đến Trung Phước. Hai câu rút gọn trên có tác dụng diễn tả cảm giác bất ngờ, ngạc nhiên, thích thú. 2.Chỉ ra được câu đặc biệt và phân biệt được sắc thái biểu cảm của chúng: 2 điểm a) Tiếng mõ. Tiếng tù và. Tiếng trống giục. => thông báo, liệt kê sự việc. b) Trời ơi! => bộc lộ cảm xúc, thái độ. 3. Viết đúng hình thức đoạn văn biểu cảm, đúng chủ đề : 0,5 điểm. Sử dụng trạng ngữ : 0,5 điểm. Sử dụng câu đặc biệt: 1 điểm. Sử dụng câu rút gọn : 1 điểm.
File đính kèm:
- BAI KIEM TRA TV TIET 90.doc