Bài kiểm tra Văn Ngữ văn 8 Trường THCS Lê Hồng Phong

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Văn Ngữ văn 8 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD & ĐT Đam Rông	 Ngữ văn 8
Trường THCS Lê Hồng Phong	 Bài kiểm tra Văn



I. Thiết lập ma trận
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng chủ yếu của phần Văn trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 học kì I: cụ thể các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ bờ”, “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng”, “Hai cây phong”.
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá: Bố cục, phương thức biểu đạt, ý nghĩa, nghệ thuật và nội dung các văn bản đó.
- Xác định khung ma trận.

 Cấp độ

 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1:
Văn học Việt Nam
- Nhận biết phương thức biểu đạt trong văn bản “Lão Hạc”.
- Nêu được những nét chính về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
- Hiểu được ý nghĩa câu văn thể hiện tình cảm của nhân vật cậu bé Hồng với mẹ qua văn bản “Trong lòng mẹ”.
- Hiểu nguyên nhân dẫn đến sức phản kháng của chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.


- Viết đoạn văn là người chứng kiến lão Hạc kể lại chuyện bán chó cho ông giáo nghe.

Số câu: 5 
Số điểm: 8,5 
Tỉ lệ 85%
Số câu: 5 
Số điểm: 8,5 Tỉ lệ 85%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Số câu: 2
Số điểm: 1.0


Số câu: 1
Số điểm: 5.0

Chủ đề 2:
Văn học nước ngoài
- Nhận biết trình tự kể chuyện trong văn bản “Hai cây phong”.
- Nhận biết nghệ thuật chủ yếu của văn bản “Cô bé bán diêm”.


- Hiểu thế nào là kiệt tác hội họa qua đoạn truyện “Chiếc lá cuối cùng”.




Số câu: 3
Số điểm: 1,5 
Tỉ lệ 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15%
 Số câu: 2
Số điểm: 1.0

Số câu: 1
Số điểm: 0,5




Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 10. Tỉ lệ 100%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
35%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
Số câu: 8
Số điểm: 10

II. Câu hỏi đề kiểm tra theo ma trận
A. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
 A. Nhà văn so sánh ngầm người cô với những hủ tục lạc hậu.
 B. Thể hiện sự căm hờn dữ dội của chú bé Hồng với những cổ tục phong kiến đã đày đoạ người mẹ của mình.
 C. Thể hiện sự đồng tình của chú bé Hồng trước những lời nói của người cô về mẹ mình.
 D. Thể hiện sự không đồng tình của chú bé Hồng trước những lời nói của người cô về mẹ của mình 
Câu 2: Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
 A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ	B. Tình thương chồng con vô bờ bến
 C. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng	D. Ý thức được sự cùng đường” của mình 
Câu 3: Văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao đã có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
 A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm 	B. Tự sự, miêu tả, nghị luận 
 C. Miêu tả, thuyết minh 	D. Biểu cảm, miêu tả
 Câu 4: Nghệ thuật chủ yếu của truyện “Cô bé bán diêm” là gì?
 A. Tự sự xen miêu tả với những rung động tinh tế. 
 B. Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình và bình luận.
 C. Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết diễn biến hợp lí.
 D. Xây dựng các hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên.
Câu 5: Theo truyện “Chiếc lá cuối cùng” thì tác phẩm hội hoạ như thế nào được coi là kiệt tác?
 A. Được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt.
 B. Nó được đánh đổi bằng cả tính mạng của người nghệ sĩ. 
 C. Thể hiện tài năng của người nghệ sĩ.
 D. Nó đem lại sự sống cho con người. 
Câu 6: Văn bản “Hai cây phong” được bố cục theo trình tự nào?
 A. Hiện tại - quá khứ 	B. Quá khứ - hiện tại
 C. Hiện tại - quá khứ - hiện tại	D. Quá khứ - hiện tại - quá khứ
B. Tự luận (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm): Trình bày những nét chính về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” . 
 Câu 2 (5.0 điểm): Tưởng tượng em là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao thì em sẽ ghi lại đoạn truyện đó như thế nào? (giới hạn đoạn văn khoảng 12 – 15 câu)





III. Hướng dẫn chấm (đáp án) và biểu điểm

 A. Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm, mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
A
C
D
C

 B. Phần tự luận

Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1:









Câu 2:
Học sinh cần nêu được các ý chính sau:
- Ngô Tất Tố (1893 - 1954), quê ở Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh - Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân. Một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau Cách mạng, ông tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn”.

a. Yêu cầu chung: 
* Về mặt hình thức:
 - Viết một đoạn văn giới hạn trong khoảng 12 - 15 câu.
 - Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, không mắc lỗi diễn đạt.
 - Kể lại đoạn truyện theo ngôi kể thứ ba bằng lời văn của em. 
 - Kể lại đoạn văn một cách linh hoạt trên cơ sở đoạn truyện trong tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để thể hiện sự ăn năn, khổ tâm của lão Hạc khi đã bán chó.
* Về mặt nội dung: Học sinh phải căn cứ vào đoạn truyện từ chi tiết Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi… nên làm kiếp gì cho thật sướng” trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
b. Yêu cầu cụ thể: Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung phải đảm bảo các ý, cụ thể như sau:
- Sáng tạo, giới thiệu tình huống khi bản thân được chứng kiến câu chuyện giữa lão Hạc với ông giáo.
- Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo…
- Chú ý yếu tố miêu tả, biểu cảm trước sự ân hận, day dứt khi lão Hạc bán chó.

1,5 điểm





0,5 điểm



1,0 điểm












0,5 điểm

1.5 điểm
2.0 điểm

** Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản, khi chấm giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của các em.

File đính kèm:

  • docĐỀ KT VĂN 8.doc