Bài kiểm tra vào lớp 6 trường THCS Nguyễn Thiện Thuật Năm học : 2009 – 2010

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra vào lớp 6 trường THCS Nguyễn Thiện Thuật Năm học : 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra vào lớp 6 trường THCS nguyễn thiện thuật
Năm học : 2009 – 2010 
Môn Tiếng Việt – Thời gian làm bài 90 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Số phách









Phần I. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm )
 Đọc kỹ câu hỏi và khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của đáp án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Từ đồng nghĩa với từ “ Tổ quốc” là từ nào ?
A. nơi sinh.	B. đất đai C. giang sơn. 	 D. nhà cửa
Câu 2: Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm có từ láy.
A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm.	B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng
C. mờ mịt, may mắn, mênh mông.	D. Xinh xắn, nho nhỏ, thướt tha.
Câu 3: Từ “ đi ” trong câu tục ngữ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.	B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
	C. Sai một ly đi một dăm.
Câu 4: Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
A. Mùa xuân, chim én trở về.	C. Vì mưa nên đường lầy lội.
C. Hồ nước thủy điện rộng như biển.	D. Nước chảy, đá mòn.
Câu 5: Trong câu tục ngữ sau, câu nào nói về tình đoàn kết yêu thương?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.	B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Đói cho sạch rách cho thơm.	D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 6 : Từ “hoạt bát” trong câu “Lan không những học giỏi mà còn rất nhanh nhẹn hoạt bát” thuộc từ loại gì ?
A. Danh từ 	B. Động từ 	 C. Tính từ.	 D. Đại từ.
Câu 7 : Những từ “ giá ” trong các cụm từ “ làm giá đỗ ”, “ giá xăng đầu ”, “ giá sách” là loại từ nào?
 A. Từ đồng âm.	B. Từ đồng nghĩa.	
C. Từ nhiều nghĩa.	D. Từ trái nghĩa.
Câu 8: Điền cặp từ hô ứng nào dưới đây vào chỗ chấm cho câu: 
“ Tôi....................học nhiều, tôi......................thấy sự hiểu biết của mình vẫn còn ít.”
A. chưa...... đã....	B.càng..... càng.....	
C. nào...... ấy....	C. vừa....... vừa....
Phần II. Tự luận ( 16,0 điểm )
Câu 1 ( 5,0 đ ) Cho đoạn văn sau :
 Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
a. Câu 1 của đoạn văn có bao nhiêu từ? ................................Dùng dấu gạch chéo tách giữa các từ ?
b. Tìm các từ láy , từ ghép .
- Các từ láy :.................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
- Các từ ghép:................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
c. Tìm các từ thuộc danh từ , động từ.
- Các danh từ:................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
- Các động từ:................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
d. Gạch một gạch dưới thành phần chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ các câu của đoạn văn trên.
Câu 2 (2,0 đ) Những câu nào dùng chưa đúng quan hệ từ để nối các vế câu ? Em thay thế và viết lại câu cho đúng.
a. Mặc dù Hòa mới khỏi ốm nhưng bạn ấy vẫn tham gia đầy đủ các buổi tập bóng bàn do nhà trường tổ chức.
b. Tuy thời tiết hạn hán kéo dài nên năng suất lúa vụ chiêm bị giảm.
c. Mặc dù chúng tôi được đá thêm hiệp phụ thì nhất định đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 3: ( 2, 0 điểm)
Trong bài “ Cửa sông” của nhà thơ Quang Huy- SGK Tiếng Việt lớp 5 - Tập II viết :
 “Dù giáp mặt cùng biển rộng
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
 Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng... nhớ một vùng núi non.”
 Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và những hình ảnh nhân hóa đó giúp tác giả nói lên điều gì?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 4: ( 2,0 điểm ) “Việt Nam tổ quốc ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều...”
 ( Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi )
Dựa vào ý của đoạn thơ trên và tình cảm của em đối với con người, cảnh vật ở quê hương, hãy tả quê hương em vào một buổi hoàng hôn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn chấm kiểm tra môn tiếng việt vào lớp 6
Năm học 2009 -2010
Phần I. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm )
 Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng cho mỗi câu 0,5 đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C (0,5đ)
B (0,5đ)
C (0,5đ)
D ( 0,5đ)
B (0,5đ)
C ( 0,5đ)
A (0,5đ)
B( 0,5 đ)
Phần II. Tự luận( 16,0 điểm )
Câu 1( 5,0 điểm )
a, ( 0,75 đ ) 
- Câu 1 của đoạn văn có 3 từ. ( 0,25 đ )
- Dùng gạch chéo để ngăn cách giữa các từ . ( 0,5 đ )
* Lưu ý: HS gạch chéo ngăn cách mỗi từ sai trừ 0,25 đ
b, ( 1,25 đ )
- Xác định được các từ láy : líu lo, ngây ngất, phảng phất ( 0,75 đ )
- Xác định được các từ ghép: hoa tràm, mùi hương ( 0,5 đ )
* Lưu ý : HS xác định sai hoặc thiếu mỗi từ láy hoặc từ ghép trừ 0,25 đ
c, ( 1,5 đ )
- Xác định các danh từ : chim, nắng, hương, hoa tràm, gió, mùi hương,rừng. ( 1,0 đ )
* Lưu ý: HS xác định sai hoặc thiếu 1 danh từ trừ 0,25 đ.)
- Xác định các động từ : hót, bốc, đưa, lan ( 0,5 đ )
* Lưu ý : HS xác định thiếu 2 từ trừ 0,25 đ sai 1 từ trừ 0,25 đ
d, ( 1,5 đ ) Xác định được mỗi bộ phận chủ ngữ, vị ngữ đúng cho 0,5 đ
Cụ thể :
Chim hót líu lo . Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất . Gió đưa mùi hương ngọt 
 CN VN CN VN CN VN
lan xa, phảng phất khắp rừng .
 VN
Câu 2 ( 2, 0 điểm)
- Các câu b, c dùng chưa đúng quan hệ từ nối các vế . 0,5 đ
- HS thay thế và viết lại cho đúng mỗi câu cho 0,75 đ 
Cụ thể :
b. Vì thời tiết hạn hán kéo dài nên năng suất lúa vụ chiêm bị giảm.
c. Nếu chúng tôi được đá thêm hiệp phụ thì nhất định đội bóng lớp ta sẽ thắng.

Câu 3 ( 2,0 điểm )
* Yêu cầu về nội dung : HS có thể có những cách trình bày khác nhau song cần nếu được các ý sau:
- Đoạn thơ đã sử dụng những hình ảnh nhân hoá : Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non. ( Chú ý các từ ngữ in đậm thường được dùng để chỉ con người ) (0,75đ)
- Qua hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn nơi sinh ra của mỗi con người. ( 0,75đ )
*Yêu cầu về hình thức : Chữ viết rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, hình ảnh. ( 0,5 đ )
* Lưu ý: Chỉ cho điếm tối đa HS cảm thụ đầy đủ các ý trên với dạng một đoạn văn ngắn. 
Câu 4 ( 7,0 đ )
 A. Yêu cầu
 1. Yêu cầu về kỹ năng: 
Từ đoạn thơ Việt Nam đất nước ta ơi của Nguyễn Đình Thi, học sinh biết làm bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên quê hương vào một buổi chiều dựa trên những hình ảnh chi tiết tiêu biểu của đoạn thơ . Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận rõ ràng.
 2. Yêu cầu về kiến thức:
 HS có thể có cách miêu tả theo cảm nhận riêng, song bài viết trình bày được các ý cơ bản sau đây. 
* Giới thiệu khái quát và nêu cảm xúc ban đầu về vẻ đẹp của quê hương mình. ( HS có thể mở bài bằng cách dẫn dắt từ đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi để giới thiệu và nêu cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương mình.)
*Tả và kết hợp bộc lộ những cảm xúc cụ thể vẻ đẹp của quê hương mình vào một buổi chiều hoàng hôn.
- Tả cảnh bao quát chung : vị trí địa lý, quanh cảnh chung của quê hương hiện lên trong buổi chiều hoàng hôn.
- Tả chi tiết những hình ảnh tiêu biểu của quê hương :
+ Về không gian bầu trời, mặt đất, ánh sáng vào buổi chiều hoàng hôn.
+ Về dòng sông quê hương.
+ Con đường, những hàng cây .
+ Triền đề dài, quanh co xanh màu cỏ .....
+ Những cánh đồng lúa với những cánh cò rập rờn trong gió vào lúc hoàng hôn, cảnh những vườn cây trái xum suê , nặng trĩu quả. Những vườn vườn hoa, cây cảnh trù phú......
..........................................................
- Tả vài nét tiêu biểu hoạt động và cuộc sống của con người quê hương mình.
B. Thang điểm.
* Điểm 6, điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết đẹp, cẩn thận rõ ràng.
* Điểm 5, điểm 4 : Đáp ứng được các yêu cầu trên. Bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hình ảnh, giàu cảm xúc. Bài văn có mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 3, điểm 2 : Đáp ứng cơ bản một số yêu cầu, bố cục đầy đủ, văn viết chưa có cảm xúc chưa làm nổi bật vẻ đẹp của quê hương. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng, còn mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Điểm 0 : Lạc đề.


File đính kèm:

  • docBai kiem tra TV vao lop 6 092010.doc