Bài làm thi thử đại học lần 2 – 2012

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài làm thi thử đại học lần 2 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 – 2012

I .phÇn chung cho tÊt c¶ c¸c thÝ sinh (5.0 ®iÓm)
C©u 1 (2 ®iÓm)
Tr×nh bµy ng¾n gän gi¸ trÞ t­ t­ëng cña truyÖn ng¾n Vî chång A Phñ (®o¹n trÝch ®­îc häc) cña nhµ v¨n T« Hoµi.
C©u 2 (3 ®iÓm)
M¸c Tuªn cho r»ng: “Nh÷ng bµi häc v« gi¸ vÒ ®¹o ®øc kh«ng ®Õn víi ta qua s¸ch vë mµ qua nh÷ng kinh nghiÖm sèng cña ta ë trong ®êi”.
H·y viÕt bµi v¨n nghÞ luËn (kh«ng qu¸ 600 tõ) tr×nh bµy suy nghÜ cña anh (chÞ) vÒ ý kiÕn trªn.
ii. phÇn riªng (5.0 ®iÓm)
ThÝ sinh häc ch­¬ng tr×nh nµo lµm c©u dµnh riªng cho ch­¬ng tr×nh ®ã ( c©u 3.a hoÆc 3.b)
C©u 3.a.Theo ch­¬ng tr×nh ChuÈn (5.0 ®iÓm)
C¶m nhËn cña anh (chÞ) vÒ ®o¹n v¨n më ®Çu truyÖn Rõng xµ nu (NguyÔn Trung Thµnh):
Lµng ë trong tÇm ®¹i b¸c cña ®ån giÆc. Chóng nã b¾n ®· thµnh lÖ, mçi ngµy hai lÇn, hoÆc buæi s¸ng sím vµ xÕ chiÒu, hoÆc ®øng bãng vµ sÈm tèi, hoÆc nöa ®ªm vµ trë gµ g¸y. HÇu hÕt ®¹n ®¹i b¸c ®Òu r¬i vµo ngän ®åi xµ nu, c¹nh con n­íc lín. C¶ rõng xµ nu hµng v¹n c©y kh«ng cã c©y nµo kh«ng bÞ th­¬ng. Cã nh÷ng c©y bÞ chÆt ®øt ngang nöa th©n m×nh, ®æ µo µo nh­ mét trËn b·o.ë chç vÕt th­¬ng, nhùa øa ra, trµn trÒ, th¬m ngµo ng¹t, long lanh n¾ng hÌ gay g¾t, råi dÇn dÇn bÇm l¹i, ®en vµ ®Æc quyÖn l¹i thµnh tõng côc m¸u lín.
Trong rõng Ýt cã lo¹i c©y sinh s«i n¶y në kháe nh­ vËy. C¹nh mét c©y xµ nu míi ng· gôc, ®· cã bèn n¨m c©y con mäc lªn, ngän xanh rên, h×nh nhän mòi tªn lao th¼ng lªn bÇu trêi. Còng cã Ýt lo¹i c©y ham ¸nh s¸ng mÆt trêi ®Õn thÕ. Nã phãng lªn rÊt nhanh ®Ó tiÕp lÊy ¸nh n¾ng, thø ¸nh n¾ng trong rõng räi tõ trªn cao xuèng tõng luång lín th¼ng t¾p, lãng l¸nh v« sè h¹t bôi vµng tõ nhùa c©y bay ra th¬m mì mµng. Cã nh÷ng c©y con võa lín ngang tÇm ngùc ng­êi, l¹i bÞ ®¹i b¸c chÆt ®øt lµm ®«i. ë nh÷ng c©y ®ã, nhùa cßn trong, chÊt dÇu cßn lo·ng, vÕt th­¬ng kh«ng lµnh ®­îc, cø loÐt m·i ra, n¨m m­êi h«m th× c©y chÕt. Nh­ng còng cã nh÷ng c©y v­ît lªn ®­îc cao h¬n ®Çu ng­êi, cµnh l¸ sum sª nh­ nh÷ng con chim ®· ®ñ l«ng mao, l«ng vò. §¹n ®¹i b¸c kh«ng giÕt næi chóng, nh÷ng vÕt th­¬ng cña chóng chãng lµnh nh­ trªn mét th©n thÓ c­êng tr¸ng. Chóng v­ît lªn rÊt nhanh, thay thÕ nh÷ng c©y ®· ng·…Cø thÕ hai ba n¨m nay rõng xµ nu ­ìn tÊm ngùc lín cña m×nh ra che chë cho lµng…
§øng trªn ®åi xµ nu Êy tr«ng ra xa, ®Õn hÕt tÇm m¾t còng kh«ng thÊy g× kh¸c ngoµi nh÷ng ®åi xµ nu nèi tiÕp tíi ch©n trêi.
(SGK Ng÷ v¨n 12 –NXB GD 2008- tr 38)
C©u 3.b. Theo ch­¬ng tr×nh N©ng cao
Ph©n tÝch vÎ ®Ñp võa cæ ®iÓn võa hiÖn ®¹i trong bµi th¬ Trµng giang cña Huy CËn
	**************


BÀI LÀM
CÂU 1:
 Vî chång A Phñ lµ truyÖn ng¾n xuÊt s¾c cña nhµ v¨n T« Hoµi. Lµm nªn thµnh c«ng cña t¸c phÈm chÝnh lµ ë gi¸ trÞ t­ t­ëng.
Gi¸ trÞ t­ t­ëng cña t¸c phÈm tr­íc hÕt thÓ hiÖn ë gi¸ trÞ hiÖn thùc:
 T¸c phÈm ®· ph¶n ¸nh ch©n thùc cuéc sèng bÞ ®o¹ ®µy t¨m tèi cña ng­êi d©n miÒn nói T©y B¾c d­íi ¸ch thùc d©n phong kiÕn .Bän chóng ®· c­íp hÕt ruéng ®Êt ,b¾t d©n nghÌo ph¶i lµm c«ng kh«ng cho chóng .Chóng t­íc ®o¹t quyÒn sèng ,quyÒn tù do cña hä.
TruyÖn cßn ph¶n ¸nh qu¸ tr×nh ®ång bµo c¸c d©n téc vïng cao T©y B¾c vïng lªn tù gi¶i phãng khái ¸ch ¸p bøc, k×m kÑp cña bän thùc d©n vµ chóa ®Êt thèng trÞ.
Gi¸ trÞ t­ t­ëng cña t¸c phÈm cßn thÓ hiÖn ë gi¸ trÞ nh©n ®¹o:
 	 T¸c gi¶ ®· tè c¸o téi ¸c, sù ¸p bøc, k×m kÑp cña bän thùc d©n vµ chóa ®Êt thèng trÞ.Qua t¸c phÈm nhµ v¨n còng thÓ hiÖn sù c¶m th«ng, th­¬ng xãt cña m×nh víi c¸c nh©n vËt bÞ ¸p bøc nh­ MÞ vµ A Phñ.
T¸c phÈm còng thÓ hiÖn sù tr©n träng ngîi ca cña nhµ v¨n víi nh÷ng phÈm chÊt tèt ®Ñp cña ng­êi lao ®éng. §ã lµ kh¸t väng sèng m·nh liÖt vµ kh¶ n¨ng tù gi¶i phãng m×nh cña ng­êi d©n miÒn nói tr­íc C¸ch m¹ng th¸ng T¸m. 
Víi nh÷ng gi¸ trÞ trªn truyÖn ng¾n Vî chång A Phñ xøng ®¸ng lµ mét trong nh÷ng truyÖn ng¾n xuÊt s¾c cña v¨n häc ViÖt Nam, ®­îc tÆng gi¶i NhÊt – gi¶i th­ëng Héi V¨n nghÖ ViÖt Nam 1954 -1955.

 CÂU 2:
 Hoàn thiện nhân cách, hướng tới xây dưng một tâm hồn cao đẹp luôn là những gì ta có được từ những câu danh ngôn.Bàn về vấn đề rèn luyện đạo đức – một vấn đề thiết yếu với con người, Mac Tuên cho rằng:"Những bài học vô giá về đạo đức không đến với ta qua sách vở mà qua những kinh nghiệm sống của ta ở trong đời.".Câu nói này để lại cho mỗi người, nhất là thế hệ trẻ nhiều suy nghĩ sâu sắc.
 Ở đây, Mac Tuên nhắc tới "những bài học vô giá về đạo đức", đó là những bài học vô cùng quan trọng về những lối sống, cách ứng xử, về các tiêu chuẩn, quy tắc sống giữa con người với con người trong xã hội.Giá trị đạo đức là những giá trị tinh thần cao quý, luôn tồn tại trong cuộc sống mà ai cũng mong muốn mình xây dựng được. Những bài học ấy "không đến với ta qua sách vở", qua những tài liệu đã được thu thập, lưu trữ qua sách vở có sẵn, mà lại có trong "những kinh nghiệm sống của ta ở trong đời". "Kinh nghiệm sống" là những trải nghiệm, những gì ta đúc rút ra được trong cuộc đời, có từng trải, có thực hiện, hành động, mới có được kinh nghiệm. Như vậy, bằng cách nói phủ định "không đến với" để khẳng định "mà", câu nói của Mac tuên nhấn mạnh vai trò của những kinh nghiệm đúc kết từ cuộc sống đối với việc hoàn thiện nhân cách của con người.Những kinh nghiệm, bài học sống ta có được chính là người thầy tốt nhất dạy cho ta phải ứng xử sao cho đúng mực, thích hợp trong đời.
 Câu nói trên quả thực đúng đắn và nhiều ý nghĩa. Những cách ứng xử, làm việc trong cuộc sống giữa những con người với nhau không thể tìm thấy được ghi chép, lưu lại cụ thể trong bất cứ cuốn sách nào. Nó chỉ có thể được tìm thấy khi con người tự trải nghiệm cuộc sống. Không có cuốn sách nào dạy cho ta phải làm gì khi thấy đồng bào ta ở miền Trung đang phải gánh chịu những tàn phá dữ dội của bão lũ, thiên tai. Chỉ có kinh nghiệm sống, những gì ta đã tự mình trải qua trong đời, khi ta đói, khi ta đau đớn, mới giúp ta thấu hiểu được hoàn cảnh của những con người bất hạnh để rồi từ đó ta sẵn sàng nhường chiếc bánh mì của mình cho đứa trẻ, ta sẵn sàng quyên góp những gì ta có thể cho những nạn nhân trong thiên tai, cho dù đó chỉ là những món đồ không quá lớn về vật chất, rồi ta gọi mọi người xung quanh hưởng ứng để giảm bớt đi nỗi đau cho đồng bào. Đó chính là những biểu hiện gần gũi, thiết thực nhất của đạo đức. Đạo đức là một khái niệm trìu tượng, nó không có những quy tắc bắt buộc, gò ép con người ta, cũng không có những yêu cầu ràng buộc rõ ràng, nó không dễ để được hình thành, nhưng cũng không phải quá khó để có được. Chỉ cần tự mình trải nghiệm, tự mình sống thật đúng nghĩa và đúc rút ra từ những kinh nghiệm sống cho bản thân, chắc chắn đó sẽ là "bài học vô giá về đạo đức" đúng nghĩa.
 Ngay trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều bài học mà ta không thể tìm thấy trong sách vở, chỉ có được trong cuộc sống. Chính những ngày tháng đói khổ, lang thang khắp đường phố Lopenhagen, thấu hiểu cuộc sống của những đứa trẻ nghèo, giúp cho Anđecxen hiểu được làm thế nào để tạo ra những phép màu bằng tình yêu thương trong những câu truyện cổ tích gieo vào lòng trẻ em những bài học về tình yêu, cuộc sống, con người. Đã từng có một chàng trai lái xe cả một đêm để trở về nhà tặng mẹ bó hoa nhân dịp ngày lễ tạ ơn thay cho việc gửi hoa đường bưu điện, trước đó khi anh gặp một cô bé nghèo vẫn cố mua hoa để đến tận nghĩa trang dành tặng cho người mẹ đã mất. Nếu như không đi, không gặp cô bé ấy có lẽ chàng thanh niên không hiểu được rằng: cái mà một người mẹ cần là tấm lòng của đứa con chứ không phải là những đóa hoa đắt tiền, và còn có mẹ ở trên đời là một niềm hạnh phúc. Bài học về lòng hiếu thảo, một bài học về đạo đức đã được cuộc sống dạy cho con người một cách tình cờ và tự nhiên như thế. Thử hỏi, nếu không trải nghiệm, không có những kinh nghiệm sống, liệu con người có thể có một nhân cách tốt từ những lí thuyết trên sách vở được hay không?
 Những bài học kinh nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức. Tuy vậy cũng không thể hoàn toàn phủ nhận vai trò của sách vở. Vẫn có những cuốn sách đạo đức dạy cho những em nhỏ nhiều bài học về những điều tốt nên làm. Nhưng nếu có được những kinh nghiệm từ cuộc sống bài học đạo đức mới trở nên ý nghĩa và thấm thía nhất. Câu nói của Mac tuên mang nhiều bài học cho chúng ta: hãy đi nhiều nơi, trải nghiệm cuộc sống, để nhận được nhiều bài học quý giá giúp hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt, với thế hệ trẻ, những học sinh sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, lời khuyên ấy càng trở nên ý nghĩa: chúng ta hãy sống, và đúc rút ra những kinh nghiệm sống cho mình. Chính những kinh nghiệm ấy sẽ là bài học gần gũi, giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, trở thành con người có đạo đức.
 Mang nhiều ý nghĩa thiết thực, câu nói của Mactuên giúp ta nhận ra nhiều điều sâu sắc. Hãy sống hết mình, vì ta chỉ có một cuộc đời, một lần sống mà thôi!

CÂU 3A:

 Mỗi nhà văn dường như đều có một vùng quê sáng tác. Nếu như Nguyên Hồng tha thiết với Hải Phòng –thành phố hoa phượng đỏ, Nam Cao gắn bó cả cuộc đời với làng Vũ Đại qua những trang văn sắc lạnh mà thấm đẫm nước mắt, thì Nguyễn Trung Thành dường như có một niềm yêu thiết tha và mối giao cảm kì lạ với Tây Nguyên. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chính mảnh đất và con người nơi đây là nguồn cảm hứng lớn lao cho sáng tác của ông, làm nên tác phẩm "Rừng xà nu"- một bản anh hùng ca thời hiện đại. Đến với "Rừng xà nu", ngay ở đoạn văn mở đầu truyện, ta bắt gặp hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ, để lại ất tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
 "Rừng xà nu" được Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ( 2-1965), sau đó in trong tập "trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Với ý tưởng ban đầu là viết một truyện ngắn về đồng bằng, nhưng khi bắt gặp rừng xà nu ở phía tây Thừa Thiên Huế, giáp Lào, trên đường đi cong tác, trong sự thăng hoa của ngòi bút nghệ thuật, Nguyễn Trung Thành đã viết "Rừng xà nu". Bản thân ông đã từng chia sẻ:"tôi yêu thiết tha cây rừng xà nu từ ngày ấy. Đó là loài cây phóng khoáng và cao thượng, trong sạch và man dại, thân cây vạm vỡ, ứ nhựa, tán cây vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi, tưởng như đã sống từ ngàn đời, 1 cây, hàng ngàn, hàng triệu, vô tận..."Với tình yêu thiết tha, nồng àn ấy, Nguyễn Trung Thành đã viết tên cho tác phẩm, đứa con tinh thần của mình cái tên"Rừng xà nu". Câu truyện trong tác phẩm là sự lồng quyện của 2 cuộc đời
lớn: trúc và làng Xô Man, nhưng bao trùm lên mạch văn, hơi văn lại là hình tượng cây rừng xà nu, như 1 sợi chỉ liền mạch, xuyên suốt.. Kết nối vòng tròn, đầu cuối tương ứng đều là hình tượng cây rừng xà nu tạo nên 1 kết hợp hoàn hảo, như 1 khúc vĩ thanh tươi đẹp, quyện hòa trong bản anh hùng ca. Đặc biệt, vẻ đẹp của hình tượng xà nu, phải được thể hiện rất rõ trong đoạn văn mở đầu tác phẩm:
""Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày 2 lần, hoặc buổi sàng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn".."
Rừng xà nu hiện lên trong tác phẩm, không phải bất cứ cánh rừng nào trên Tây Nguyên, mà được xác định cụ thể ở" cạnh con nước lớn", bao bọc lấy làng.. Rừng xà nu như tấm lá chắn kiên cường che chắn bom đạn quân thù, bảo vệ làng Xô Man, được Nguyễn Trung Thành khắc họa rất chân thành, cụ thể, mang nhiều ý nghĩa. biểu tượng sâu sắc.Trước hết những cánh rừng xà nu xanh tươi bạt ngàn hiện lên tiêu biểu cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, núi non Tây Nguyên. Đó là loại cây họ thông, cao, nhựa và gỗ đều rất quý, đặc biệt trong trang văn Nguyễn Trung Thành, xà nu "xanh rờn, hình nhọn mũi tên .lao thẳng lên bầu trời,..cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế,..lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng...". Chỉ bằng ngôn ngữ chung, tác giả cho ta cảm nhận được cả màu sắc, đường nét, hình khối, hương vị...Bức tranh cây rừng xà nu không được vẽ bằng màu sắc, mà chỉ được gợi nên qua ngôn từ, với các tính từ chỉ màu sắc, các từ láy "lóng lánh", "mỡ màng", thế mà trở lên rực rỡ, sinh động như đang hiện hữu trc mắt người đọc. Đó chính là loài cây tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Nguyên,là đặc trưng của mảnh đất này.Nếu lấy cây tre là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ, cây trâm bầu cho Nam Bộ,cây đước cho mảnh đất cà mau, thì nhắc tới Tây Nguyên chắc không ai do dự mà không nhớ ngay tới cánh rừng xà nu. Thành công trong việc miêu tả thực vẻ đẹp của loài cây này, Nguyễn Trung Thành đã có những dòng văn thật đẹp.
 Thế nhưng hình tượng cây xà nu không dừng lại ở nét đẹp thiên nhiên, mà với những vết thương do thực dân gây ra, xà nu còn là biểu tượng cho những hi sinh, mất mát của nhân dân Tây Nguyên,của dân làng Xô Man trong chiến tranh ác liệt. Ngòi bút tả thực của Nguyễn Trung Thành mở ra những khung cảnh đau thương:"cả rừng xà nu, hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như 1 trận bão.." Đạn đại bác của kẻ thù không ngừng bắn phá "ngày 2 lần", đến nỗi đã thành lệ, khiến cho rừng xà nu xanh tươi là thế, nhưng"không có cây nào không bị thương", có "những cây cao vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Đau thương của rừng xà nu dường như cũng trở thành biểu tượng nỗi đau của dân làng Xô Man, khi "ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra...rồi dần dần bị bầm lại..thành từng cục máu lớn." Dường như trong mỗi dáng cây rừng xà nu, đều như có ẩn hiện lên một số phận của con người,xà nu bị chặt đứt như bà Nhan, anh Xút bị treo cổ, bị chặt đầu, xà nu chết dưới đạn bom như anh Quyết, như mẹ con Mai hi sinh ngã xuống.Xà nu chảy nhựa cũng là con người đổ máu, xà nu chịu bom đạn dày xéo, cũng là lúc con người chịu biết bao đau khổ, áp bức trong chiến tranh. Trong khi không ngừng bắn phá rừng xà nu bọn Mĩ cũng tràn tới làng,"ngọn roi của chúng không từ 1 ai...tiếng kêu khóc vang khắp buôn làng".Tất cả những gì đã tàn phá, hủy diệt lên màu xanh của xà nu cũng trở thành biểu tượng cho tội ác của chúng với con người.Đau đớn của rừng xà nu được nhân hóa , khái quát, tiêu biểu cho nỗi đau của con người, mang ý nghĩa sâu sắc.
 Dẫu trong bom đạn ác liệt, dưới gót chân tàn phá và sự tàn bạo của quân thù, xà nu vẫn sống, vẫn xanh tươi, chính là biểu tượng đẹp nhất cho sức sống,cho tinh thần bất khuất, anh dũng của người dân Xô Man.Nguyễn Trung Thành đã để cho rừng xà nu sóng đôi cùng hình ảnh con người, cùng chịu đau thương, cùng vùng lên bằng sức sống mãnh liệt:"trong rừng ít có loài cây sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy.Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời...". Xà nu tràn đầy sức sống, "cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế". Ở đoạn văn này, xà nu được nhân hóa như song hành, sát cánh cùng con người: xà nu ham sống, sinh sôi, nảy nở khỏe mạnh mẽ cũng như dân làng Xô Man tha thiết yêu đời, yêu tự do, xà nu bất chấp mọi vết thương, chóng lành như trên một thân thể cường tráng, là con người, như Tnú, dù có bị đốt đôi bàn tay, mỗi ngón tay chỉ còn 2 đốt, vẫn đi bộ đội, tham gia giết giặc và lập nhiều chiến công. Đúng như lời cụ Mết hào sảng khẳng định:"ko gì mạnh = cây xà nu đất ta..đố nó giết hết rừng xà nu này.". Từng lứa xà nu thay thế nhau" cạnh 1 cây xà nu mới ngã gục, đã có 4,5 cây con mọc lên, chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã.",liên tiếp trở thành 1 tấm lá chắn dày, kiên cố, che chở cho làng. Sự nối tiếp ấy cũng là lớp lớp các thế hệ người dân Xô Man, tiếp bước nhau không ngừng trên con đường cách mạng, người già đi nuôi cán bộ bị sát hại thì trẻ con lên thay, anh Quyết hi sinh thì đã có Tnú lãnh đạo dân làng, Mai ngã xuống, nhưng Dit đã nhanh chóng trưởng thành "còn vững hơn cả chị nó", rồi đến thế hệ của những mầm non. Cậu bé Heng, "còn đi tới đâu thì không ai lường trước được". Các thế hệ người dân Xô Man, cũng như cây rừng xà nu, nối tiếp nhau lớn lên, tiếp tục con đường mà cha anh đã dừng lại. Cả làng Xô Man là 1 rừng xà nu kiên cường, bất khuất, mang 1 sức sống mãnh liệt, thách thức mọi độc ác, tàn bạo của kẻ thù. Cây rừng xà nu "đã tự sống ngàn đời", trải ra mênh mông 1 màu xanh bất diệt "đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chân trời". Sức sống ấy, tinh thần ấy, làm nên những âm hưởng hào hùng nhất trong bản anh hùng ca thời chiến tranh.
 Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên, tượng trưng cho những đau thương, mất mát và sức sống của con người, hình tượng cây xà nu và con người làng Xô Man luôn gắn bó, hài hòa với nhau trong mối quan hệ khăng khít. Rừng xà nu "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng", bảo vệ cuộc sống, gánh bớt đau thương cho con người. Nhân dân cũng vùng lên đấu tranh, chiến đấu, bảo vệ buôn làng, bảo vệ thiên nhiên và sự sống trên mảnh đất quê hương. Ở những đoạn văn sau trong tác phẩm, khi người dân cấm giáo mác đứng dậy chống lại kẻ thù, khi lửa xà nu cháy lớn trong nhà ủng, soi rõ xác giặc cũng là lúc "cả rừng Xô Man ào ào lay động, và lửa cháy khắp rừng". Con người và thiên nhiên hòa quyện vào nhau, tôn lên vẻ đẹp sẵn có trong nhau, xà nu được đặt bên con người mà nhân hóa lên, trở thành loài cây có sức sống, có tinh thần anh dũng, con người khi đứng cạnh xà nu, được tôn lên cái rắn rỏi, bất khuất trong tâm hồn. Cả 2 kết hợp, song hành, tạo nên những hình tượng nghệ thuật thật đẹp.
 "Rừng xà nu" là 1 sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyên Trung Thành trong tác phẩm. Đặc biệt, chỉ với đoạn văn mở đầu, hình ảnh xà nu đã được khắc họa với vẻ đẹp mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Để làm nên thành công ấy, là nhờ ngòi bút tài hoa của tác giả với bút pháp tả thực, thu gọn tất cả những gì tươi đẹp nhất của xà nu đưa trang văn, két hợp với bút pháp nhân hóa, so sánh các tính từ, động từ được sử dụng, kết hợp thành thạo. Cùng với 1 lối kể sinh động, hấp dẫn, giọng văn hào hùng, khiến cho toàn bộ tác phẩm nói chung, và đoạn văn mở đầu nói riêng mang âm hưởng hào hùng của 1 khúc sử thi. Nhưng trên hết, cái đẹp của xà nu được tạo nên = tất cả tấm lòng của nhà văn Nguyễn Trung Thành, = niềm yêu say mê, thiết tha với loài cây rừng của mảnh đất Tây Nguyên. Chính những năm tháng sống và chiến đấu của ông ở vùng đất này, đã cho ông nhiều kinh nghiệm, cảm nhận, cho ông cái nhìn tinh tế để thấy rõ được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây. Lòng yêu mến ,thiết tha, cùng sự thăng hoa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành, đã vẽ nên cho độc giả một bức tranh rừng xà nu gần như chân thực, sinh động và hoàn mĩ nhất. Điệp khúc của những cánh rừng trải ra mênh mông, xanh đến tận chân trời chình là câu trả lời thiết thực nhất cho những trận đạn đại bác, cho sự tàn phá dã man mà đế quốc Mĩ gây ra. Cây rừng xà nu vẫn sẽ mãi sống như con người nơi đây, xà nu sẽ mãi xanh tươi, xanh đến tận ngàn đời...
 Có ai đã ví văn chương như một dòng chảy xuyên qua không gian và thời gian, chảy trong lòng bao thế hệ người đọc. Và có lẽ trong dòng chảy ăm ắp, xanh tươi ấy, ta không thể đếm hết có bao dáng cây xanh tươi nghiêng mình trong văn, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của đất nước, con người. Ta không quên những cây tre xanh đến với trời cao trong thơ Nguyễn Duy, không quên dáng dừa trong thơ Lê Anh Xuân, và chắc chắn sẽ không ai quên được hình ảnh cây xà nu hùng vĩ, kiên cường nếu đã một lần đến với rừng xà nu của Nguyên Ngọc. Cây xà nu ấy, con người ấy, mang trong mình biết bao vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất trong chiến tranh, là những hình tượng nghệ thuật thật đẹp trong thơ ca kháng chiến sẽ con sống mãi trong lòng các thế hệ trẻ độc giả chúng ta.









File đính kèm:

  • docbai thi thu dai hoc.doc