Bài làm văn số 2 ma trận đề kiểm tra

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài làm văn số 2 ma trận đề kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM VĂN SỐ 2

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến 
độ chương trình lớp 12 học kì I.
 - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thực hành viết một 
bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức để làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 
- Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Làm văn nghị luận xã hội.

Định hướng đề bài





(10% x10 điểm = 1,0 điểm)
Hiểu được các yêu cầu đề ra.




210% x10 điểm = 2,0 điểm)
Xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung bài làm văn

40% x10 điểm = 5,0 điểm)
Có kĩ năng làm văn, biết mở rộng, nâng cao trên cơ sở các yêu cầu của đề bài.
(20% x10 điểm = 2,0 điểm)








(100% x10 điểm = 1,0 điểm)
Số câu: 1
Tỉ lệ: 100%





Tổng cộng
1,0 điểm
2,0 điểm
4,0 điểm
2,0 điểm
10 điểm

IV. ĐỀ BÀI : Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” ( theo sách “Dám thành công”).
.  -----------------Hết-------------------

V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM


HƯỚNG DẪN CHẤM 



Câu
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1



I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận.
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần bám vào các yêu cầu làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và làm rõ các nội dung sau:
1. Giải thích.- Về nội dung trực tiếp: lời phát biểu trên nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. Nếu con người đánh mất niềm tin thì hệ quả tất yếu là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá nữa.- Về thực chất: ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. Nếu có niềm tin là có tất cả, nếu đánh mất niềm tin là đánh mất tất cả.2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin.- Người có lòng tự tin luôn luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu của con người!- Khi mất tự tin: + Con người không còn tin vào năng lực và phẩm chất của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hy vọng và lạc quan...+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống...3. Bài học nhận thức và hành động.- Trong mọi hoàn cảnh sống, đặc biệt khi gặp những khó khăn, thử thách cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào chính mình.- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với những việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe, biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.- Khẳng định ý nghĩa, giá trị giáo dục, tác động tích cực đến xã hội nhất là thế hệ trẻ của ý kiến trên- Bài học bản thân.* MB, KB:








1,0


 1,0

 3.0











3.0









1.0
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.

File đính kèm:

  • docBAI LAM VAN SO 2TAN VAN 12.doc
Đề thi liên quan