Bài ôn thi học kỳ 1 năm học 2008 – 2009 môn: ngữ văn lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ôn thi học kỳ 1 năm học 2008 – 2009 môn: ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Quảng Phú Cầu
Bài thi học kỳ 1
Năm học 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

Họ và tên: …………………………………….. Lớp: ………

	Điểm	Lời phê của thầy, cô giáo





( Học sinh làm trực tiếp vào bài thi này)
Đề bài: Gồm 2 phần
I/ Phần trắc nghiệm ( 4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
 “Thuỷ tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi; Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
 (Sơn Tinh_ Thuỷ Tinh)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Biểu cảm ; B. Tự sự ; C. Miêu tả ; D. Nghị luận
2. Người kể chuyện trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?
A.NgôI thứ nhất; B. NgôI thứ hai
C. NgôI thứ ba; D. NgôI thứ nhất số nhiều.
3. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?
A.Theo trình tự thời gian;	B. Theo kết quả trước nguyên nhân sau.
C.Theo vị trí trên núi trước, dưới nước sau;	D. Không theo thứ tự nào.
4. Trong câu “ nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm đồng từ?
A.Một cụm.
B. Hai cụm.
C. Ba cụm.
D. Bốn cụm
5. Trong câu “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước” có mấy cụm danh từ?
A.Một cụm 	B.Hai cụm	C. Ba cụm	D. Bốn cụm
6. Câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A.Tượng trưng 	B. Nhân hoá	C. ẩn dụ	D. Nói quá
7. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ Hán – Việt?
A. Cải chính	B. Rạng rỡ	C. Lật đật	D. Bỏm bẻm
8. Câu tục ngữ: “ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”
Khuyên ta thực hiện phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất ;	B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ ;	D. Phương châm cách thức
9. Người kể chuyện trong tác phẩm “ Làng” – Kim Lân là ai?
A. Bác Thứ	B. Người kể không xuất hiện
C. Ông chủ tịch	D. Ông Hai
10. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Hớn hở	B. Tươi tốt	C. Xôn xao	D. Vui vẻ
11. Trong truyện ngắn“ Lặng lẽ Sa Pa”, Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?
A. Công việc vất vả, nặng nhọc ; 	B. Thời tiết khắc nghiệt
C. Cuộc sống thiếu thốn ;	D. Sự cô đơn, vắng vẻ
12. Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng có mấy nhân vật chính?
A. Một	B. Hai	C. Ba	D. Bốn
II/ Phần tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ “ ánh trăng” - Nguyễn Duy.
Câu 2: ( 5 điểm) Em hãy kể về một lần mắc lỗi lầm của mình khiến em day dứt mãi.
Bài làm:
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki I 2008 2009.doc