Bài soạn ôn thi học kì I môn: công nghệ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn ôn thi học kì I môn: công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn ôn thi HKI Môn: Công nghệ Lớp:9/7 I/Giá trị của cây ăn quả -Cung cấp nhiều dinh dưỡng có giá trị:có nhiều chất dễ tiêu, axit hữu cơ, vitamin -Quả và các bộ phận khác của cây có thể chữa bệnh -Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu -Bảo vệ môi trường sinh thái:làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, rừng phòng hộ, làm đẹp cảnh quan, hàng rào chắn.. Cây ăn quả chia làm mấy nhóm? Chia làm 3 nhóm -Cây ăn quả nhiệt đới:ổi,xoài, chôm chôm, sầu riêng -Cây ăn quả á nhiệt đới:na, mận, bưởi -Cây ăn quả ôn đới:dâu, xấu Cách trồng cây ăn quả -Thời vụ: +Miền Bắc: vụ xuân (2-4 tháng) vụ thu (8-10 tháng) +Miền Nam: tháng 4-5 (mùa mưa) -Khoảng cách trồng: +Xu hướng chung nên trồng dày là hợp lí vừa tận dụng đất vừa dễ chăm sóc. -Đào hố bón phân lót: +Trước khi trồng phải đào hố từ 15-30 ngày. Kích thước của hố khác nhau, tùy theo từng loại cây. Khi trồng trộn lớp đất mặt với phân bón rồi cho vào hố và lắp -Trồng cây: +Đào hố->Bóc vỏ bầu(trồng cây có bầu)->Đặt cây vào hố->lấp đất->tưới nước Thời kì tạo hình, sửa cành. 3 thời kì +Cây non- đốn tạo cành +Cây đứng tuổi-đốn tạo quả +Cây già-đốn khôi phục III/ Cách xây dựng vườn cây ăn quả -Địa điểm: +Gần vườn trồng , gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển +Gần nguồn nước tưới +Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày 30-40cm, độ ,máu mỡ cao, thành phần cơ giới trung bình, độ chua tùy theo từng loại cây -Thiết kế vườn ươm +Khu cây giống trồng các cây mẹ để lấy hạt gieo thành cây con làm gốc ghép;trồng cây mẹ lấy mắt ghép, lấy cành chiết, cành giâm +Khu nhân giống -Khu gieo hạt để lấy cây giống đem trồng làm gốc ghép -Khu ra ngôi cây gốc ghép, ra ngôi cành chiết, cành giâm +Khu luân canh trồng các cây rau, họ Đậu Các phương pháp nhân giống cây ăn quả -Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp tạo cây con bằng hạt -Phương pháp nhân giống vô tính +Chiết cành là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con +Giâm cành là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ +Ghép là phương pháp gắn 1 đoạn cành(hoặc cành) hay mắt(chồi)lên gốc của cây cùng họ để tạo ra cây mới V/ Qui trình giâm cành: B1 Cắt cành giâm Dùng dao sắc cắt vát cành giâm, đường kính 0.5cm thành từng đoạn 5-7cm.Bỏ đoạn ngọn cành và cắt bớt phiến lá B2 Xử lí cành giâm Nhúng cành giâm vào dd thuốc kích thích ra rễ B3 Cắm cành giâm -Cắm cành giâm hơi chếch so với mạt đất -Nếu cắm vào bầu đát thì mỗi bầu 1 cành B4 Chăm sóc cành giâm +Tưới nước thường xuyên dưới dạng phun sương mù +Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn +Sau 15 ngày, thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển sang màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc bầu đất Nêu qui trình chiết cành B1 Chọn cành chiết +Chọn cành mập, 1-2 năm tuổi, đường kính 0,5-1,5cm B2 Khoanh vỏ +Dùng dao khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành 10-15cm.Độ dài phần khoanh 1.5-2.5cm +Bóc hết lớp vỏ phần khoanh, cạo sạch lớp vỏ trắng sát phần gỗ, rồi để cho khô B3 Trộn hỗn hợp bó bầu Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rễ , làm ẩm tới 70% B4 Bó bầu -Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt -Bó giá thể bầu vào vị trí chiết sao cho đều, 2 đầu nhỏ dần B5 Cắt cành chiết -Thấy rễ có màu vàng ngà thì cắt cành chiết khỏi cây rồi đem giâm ở vườn ươm hoặc trong bầu đất Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi -Đặc điểm thực vật +Rễ:gồm rễ cọc ăn sâu xuống đất.Rễ chùm phân bố nhiều ở lớp đất mặt từ 10-30cm +Hoa:ra nhiều cùng với lá non -Yêu cầu ngoại cảnh +Nhiệt độ:25*C-27*C +Ánh sáng:đủ, không ưa ánh sáng mạnh +Độ ẩm không khí: 70-80%.lượng mưa 1200mm/năm +Đất: phù sa, bazan.Độ PH:5.5-6.5 IX/ Yêu cầu ngoại cảnh Giống nhau:nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, đất, độ ẩm Khác nhau Cây nhãn Cây vải -Nhiệt độ: thích hợp từ 21-27*C -Lượng mưa:1200mm/năm -Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng -Đất:không kén đất.Thích hợp nhất là đất phù sa Nhiệt độ: Thích hợp từ 24-29*C Nhiệt độ thích hợp ra hoa đậu quả 18-24*C Lượng mưa:1250mm/năm Ánh sáng:nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa Đất:đất phù sa, đất đồi nhưng thích hợp nhất là đất phù sa.Có độ PH 6-6.5 Kĩ thuật trồng cây nhãn -1 số giống nhàn phổ biến:nhàn lồng, nhãn da bò, nhãn long, nhãn tiêu -Nhân giống cây +chiết cành:chọn cành khỏe,sinh trưởng tốt,năng suất cao.Đường kính cành từ 0.5-1.5cm +Ghép: tạo gốc ghép bằng cách gieo hạt -Trồng cây +Thời vụ: -Miền Bắc: 2-4 vụ xuân, 8-10 vụ thu -Miền nam: 4-5 mùa mưa +Khoảng cách: Đất đồng bằng:8*8 Đất đồi:7*7 hay 6*8 +Đào hố và bón lót -Kích thước tùy theo loại đất, đào hố trước khi trồng 1 tháng.Trộn lớp đất mặt với phân bón để bón lót -Chăm sóc +Làm cỏ, xới xáo: diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn nấu của sâu bệnh, làm đất tơi xốp +Bón phân thúc: Trước khi cây ra hoa và sau khi tạo quả +Tưới nước:để giữ ẩm cho cây +tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành bỏ +Phòng trừ sâu bệnh: gồm bọ xit, sâu đục quả, sâu gặm vỏ, cành, nhện lông nhung, bệnh thối hoa,bệnh mốc sương Kĩ thuật trồng cây vải -1 số giống vải phổ biến:vải chua, vải thiều.. -Nhân giống cây: +phương pháp nhân giống phổ biến là chiết cành, ghép cành, ghép mắt -Trồng cây +Thời vụ: -Miền Bắc: 2-4 vụ xuân, 8-10 vụ thu -Miền nam: 4-5 mùa mưa +Khoảng cách trồng: Đất đồng bằng:9*10 hoặc 10*10 ->100-110 cây/ha Đất đồi núi:7*8 hoặc 8*8 -> 150-180 cây/ha +Đào hố và bón lót: -Kích thước tùy theo loại đất, đào hố trước khi trồng 1 tháng.Trộn lớp đất mặt với phân bón để bón lót -Chăm sóc: +Làm cỏ, vun xới: kết hợp trồng xen cây họ đậu +Bón phân thúc: Trước khi cây ra hoa và sau khi tạo quả +Tưới nước:tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa thì phải hạn chế tưới nước +tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành bỏ +Phòng trừ sâu bệnh: gồm bọ xit, sâu đục quả, sâu gặm vỏ, cành, nhện lông nhung, bệnh thối hoa,bệnh mốc sương
File đính kèm:
- de cuong on tap thi HKI mon cong nghetrong cay anqua.doc