Bài tập Andehit
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Andehit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập andehit Bài 1:Chia hỗn hợp A gồm rượu metylic và một rượu đồng đẳng thành 3 phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hết với Na tạo ra 3,36 ml H2 (đktc). Oxi hoá hoàn toàn phần 2 bằng CuO thành andehit với hiệu suất 100%, sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Cho phần thứ 3 bay hơi và trộn với một lượng oxi dư thu được 5,824 lit khí ở 136,50C và 0,75 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu thì thu được 5,376 lit khí ở 136,50C, 1 atm. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Xác định CTPT của các rượu đồng đẳng. Nếu không biết rượu thứ hai là đồng đẳng của rượu metylic mà chỉ biết là rượu bậc nhất đơn chức thì có thể tìm được CT rượu hay không. Bài 2: a) Cho 50 gam andehit no đơn chức A 4,4% tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,08 gam Ag.Hãy xác định CTCT của A. b) Một hỗn hợp X gồm A và B (đồng đẳng của A) có khối lượng mX = 34 gam. X tác dụng vừa đủ với 10,08 lit H2 ( 00C và 2 atm) với bột Ni xúc tác. Xác định B biết rằng số mol H2 tác dụng với A bằng 5/4 số mol H2 tác dụng với B. c) Đun nóng 3,4 gam hỗn hợp X với 100 ml dung dịch AgNO3 ( CM = 3M) trong NH3 có Ag kết tủa. Thêm H2SO4 loãng dư thì có khí D bay ra + Tính thể tích NaBr 1M phải dùng để phản ứng hết với AgNO3 dư sau phản ứng với andehit. + Tính thể tích khí D. Bài 3 : Một hỗn hợp X gồm hai andehit no đơn chức có tổng số mol bằng 0,25. Khi cho hỗn hợp X tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư có 84 gam Ag kết tủa và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5 gam. Xác định CTPT của hai andehit và tính thành phần % theo số mol của chúng. Lấy 0,05 mol HCHO trộn với một andehit C được hỗn hợp Y. Hỗn hợp này tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư cho 25,92 gam Ag. Đốt cháy hết Y ta được 1,568 lít CO2 (đktc). Xác định CTCT của C biết rằng C có mạch C không phân nhánh. Bài 4: 1) Một andehit A có CT (C3H5O)n + Hãy xác định n để A là một andehit no mạch hở. + Viết các đồng phân đơn chức của chất hữu cơ có cùng CTPT với A. A, B, C, D là những chất hữu cơ mạch hở có CT C3H6O. + Viết CTCT và gọi tên A, B, C, D. + Dùng phương pháp hoá học để phân bệt A, B, C, D. + Viết phương trình phản ứng điều chế A, B, C, D từ CH4 và các chất vô cơ. Bài 5 : Thực hiện phản ứng hợp nước hoàn toàn hỗn hợp hai hidrocacbon khí (đktc) trong cùng dãy đồng đẳng ta thu được sản phẩm X. Chia X làm hai phần : Phần thứ nhất cho tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho kết tủa đỏ gạch. Phần thứ hai cho tác dụng với H2 có Ni xúc tác ta thu được hỗn hợp Y. Đun nóng hỗn hợp Y xúc tác H2SO4đặc ta thu được hỗn hợp Z. Xác định CTCT và gọi tên các chất có thể có trong X, Y, Z. Hãy nêu phản ứng chứng tỏ andehit vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Giữa andehit và xeton có tính chất hoá học nào khác biệt cơ bản. Cho ví dụ. Bài 6: Khi cho bay hơi 2,9 gam một chất hữu cơ X ta thu được 2,24 lit hơi X ở 109,20C và 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy tạo thành 43,2 gam Ag. Xác định CTPT, CTCT và gọi tên X. Viết phương trình phản ứng điều chế X từ đất đèn. Viết phương trình phản ứng giữa X với dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2/NaOH; H2 và dung dịch KmnO4 loãng. Bài 7: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch : axit fomic, andehit fomic, axit axetic, andehit acrylic Dung dịch fomalin, dung dịch andehit axetic, dung dịch axit axetic và axeton. Tách hỗn hợp rượu metylic và etanal Tách hỗn hợp khí metan và fomandehit Tách hỗn hợp benzen và benzandehit Phân biệt các khí andehit fomic, butan, propilen, vinyl axetilen. Tách các khí ở câu f nếu chúng ở trong cùng một hỗn hợp. Bài 8: Cho 10,5 gam một andehit mạch thẳng X có công thức R(CHO)n thực hiện phản ứng tráng gương ( hiệu suất 100%). Lấy lượng bạc thu được hoà tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, thu được khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch NaOH thì thu được 12,6 gam muối trung hoà và 5,2 gam muối axit. Xác định CTPT của X, biết phân tử lượng của X nhỏ hơn 130 đvC. Lấy 14 gam X chuyển hoá hoàn toàn thành axit tương ứng, chia lượng axit thành hai phần bằng nhau: Phần 1 hoà tan hết vào m gam nước được dung dịch A, cho K dư vào A, sau phản ứng thu được 64 lit H2 ở 69,80C và1,12 atm. Tính khối lượng nước m Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với một lượng rượu đơn chức thu được một este E. Đốt cháy hết lượng E thì cần 16,8 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là 6: 5 ( ở cùng đk). Xác định CTPT của este. Bài 9: oxi hoá hoàn toàn m gam rượu đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao thu được andehit B. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng được chia làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư được 5,6 lit H2(đktc). Phần 2 cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được 64,8 gam Ag. Phần 3 đem dốt cháy hoàn toàn bằng oxi được 33,6 lit CO2 ở đktc và 27 gam nước. Tính hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu thành andehit. Xác định CTCT rượu A và andehit B. Bài 10 : Cho V lít đktc hỗn hợp khí gồm hai olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng hợp nước có H2SO4 làm xúc tácthu được 12,9 gam hỗn hợp A gồm 3 rượu. Chia A thành hai phần đều nhau. Phần 1 đem đun trong H2SO4 đặc ở 1400C thì thu được 5,325 gam B gồm 6 ete khan. Xác định CTCT của các olefin, các rượu và các ete. Phần hai đem oxi hoá bằng oxi không khí ở nhiệt độ cao có Cu xúc tác thì được hỗn hợp sản phẩm D chỉ gồm andehit và xeton. Sau đó cho D tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thì nhận được 17,28 gam Ag kim loại. Tính % khối lượng mỗi rượu trong A và tính giá trị của V. Nếu cho thêm 0,05 mol rượu no đơn chức, bậc một khác vào phần hai rồi tiến hành oxi hoá bằng oxi không khí, sau đó phản ứng tráng bạc như trên thì sẽ được bao nhiêu gam Ag. ( Giả thiết hiệu suất các phản ứng nói trên đều bằng 100%). Bài 11: Cho 22 gam một hợp chất hữu cơ X đơn chức gồm C, H, O phản ứng hết với Ag2O (trong NH3) tạo ra 10,8 gam Ag. Viết CTCT thu gọn, gọi tên X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế X từ ankan tương ứng. Từ X và các chất vô cơ hãy viết các phương trình phản ứng được dùng để điều chế Etyl axetat Etylen glycol Dùng một thuốc thử tìm cách nhận biết X với các chất vừa điều chế trên. Bài 12: Thể tích ở trạng thái hơi của 1,4 gam chất X chứa C, H, O bằng thể tích của 0,64 gam oxi đo cùng điều kiện. Cho 2,1 gam X phản ứng hết với Ag2O trong NH3. Lượng Ag giải phóng được hoà tan hoàn toàn trong HNO3 đặc sinh ra 1,344 lit NO2 (đktc). Khi có Ni xúc tác thì 2,1 gam X phản ứng hết với 1,344 lit H2 (đktc) sinh ra một sản phẩm Y duy nhất. Xác định CTPT và viết CTCT các đồng phân của X. Cho Y tác dụng với CH3COOH ( có H2SO4 đặc xúc tác). Tính số gam dung dịch CH3COOH 80% cần dùng để phản ứng hết với Y. Bài 13: Cho hỗn hợp hai este đơn chức ( tạo bởi hai axit là đồng đẳng kế tiếp) tác dụng hoàn toàn với 1,5 lít dung dịch NaOH 2,4 M thu được dung dịch A và rượu B bậc1. Cô cạn dung dịch A được 211,2 gam chất rắn khan. Oxi hoá B bằng O2 ( có xúc tác) thu được hỗn hợp X. Chia X làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Phần hai cho tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí ( đktc) Phần 3 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 48,8 gam chất rắn khan. Xác định CTCT và tính % khối lượng mỗi este trong hỗn hợp đầu. Bài 14: oxi hoá 10,2 gam hỗn hợp hai andehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, người ta thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức. Để trung hoà hỗn hợp axit này phải dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Hãy xác định CTCT của hai andehit. Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi andehit trong hỗn hợp. Bài 15 : Một hợp chất hữu cơ no Y chứa các nguyên tố C, H, O chỉ chứa một loại nhóm chức tham gia phản ứng tráng bạc. Khi cho 0,01 mol Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 4,32 gam Ag. Xác định CTPT của Y. Viết CT đúng của Y nếu Y có cấu tạo mạch thẳng và chứa 37,21 % oxi về khối lượng. Bài 16 : Một hỗn hợp hai andehit A, B. oxi hoá 7,2 gam hỗn hợp bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được hai muối tương ứng. Cho hai muối này tác dụng với dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch nung hỗn hợp với vôi tôi xút dư được 3,36 lit hỗn hợp khí, cho hỗn hợp khí này 300 ml dung dịch KmnO4 1M trong H2SO4 thấy hỗn hợp giảm đi 1/3 đồng thời màu tím bị phai. Xác định CTCT của A, B biết rằng số nguyên tử cacbon trong A lớn hơn trong B một nguyên tử. Tính nồng độ mol của KmnO4 biết lấy dư 15% so với lượng ban đầu Bài 17 : Chia hỗn hợp hai andehit đơn chức ( không có HCHO) thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 32,4 gam kim loại. Phần thứ hai cho tác dụng với H2( Ni xúc tác) thấy hết V lit H2 (đktc) và thu được hỗn hợp hai rượu no, cho hỗn hợp hai rượu này tác dụng với Na kim loại thoát ra 3/8 V lít H2( đktc), còn nếu đốt cháy hai rượu rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% sau phản ứng nồng độ dung dịch giảm còn 9,64%. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Xác định CTPT của hai andehit, biết rằng gốc hidrocacbon của các andehit là gốc no hoặc có một nối đôi. Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,224 lit CO2 (đktc) và 0,135 gam nước. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 35. Xác định CTPT của A. Cho 0,35 gam chất A tác dụng với H2 có Ni xúc tác thu được 0,296 gam rượu izobutilic. Viết CTCT của A. Tính hiệu suất phản ứng tạo thành rượu Bài 19 : Một chất hữu cơ A đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag kết tủa, cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1: 1. Hidro hoá hoàn toàn A thu được 1,2 gam B, cho lượng B này tác dụng với Na dư thu được 0,224 lit H2(đktc). Tìm CTPT của A, B. Oxi hoá 1,12 gam A được hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ. Chia hỗn hợp này thành hai phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư cho 100,8ml khí (đktc) Phần 2 cho tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 0,03M trong NH3 có Ag kết tủa. Thêm HCl dư vào dung dịch còn lại thì được bao nhiêu gam kết tủa mới. Bài 20 : Khi chuyển hoá hoàn toàn 4,2 gam andehit A mạch hở bằng phản ứng tráng gương thành axit B, lượng Ag thu được cho tác dụng với HNO3 đặc tạo ra 3,792 lit NO2 (270C, 740mm Hg). Tỉ khối hơi của A đối với N2 nhỏ hơn 4. Mặt khác khi cho 4,2 gam A tác dụng với 11,2 lít H2(đktc) qua Ni nung nóng thu được chất hữu cơ C. Hoà tan C vào nước thu được dung dịch D. 1/10 dung dịch D tác dụng với Na cho 12,04 lit H2 (đktc). Tìm CTPT của A, B, C. Tính nồng độ % của C trong dung dịch D. Bài 21: Đốt một lượng hợp chất hữu cơ X thu được13,2 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O.Tỉ khối của X đối với không khí bằng 2. Để đốt cháy hoàn toàn lượng hợp chất đó phải dùng 12,8 g O2. Tìm CTPT của X. Khi cho X khử bởi H2 ta thu được 1 chất có thể phản ứng este hoá. Mặt khác X bị oxi hoá bởi AgNO3/NH3 thu được Ag. Chất hữu cơ X là gì, viết phương trình phản ứng. Viết CTCT các đồng phân của X.
File đính kèm:
- Andehit.doc