Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Nguyễn Thị Thủy

doc77 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV: nguyễn thị thuỷ
Bài tập tổng hợp tiếng việt lớp 4.
Bài 1: Nhận xét chỗ sai của mỗi câu sau và sửa lại cho đúng.
Khi những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
Bài 2: Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.
Xếp các từ trên thành hai nhóm: từ ghép, từ láy.
Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài 3: Xác định CN,VN, TN trong mỗi câu sau và cho biết mỗi câu đó thuộc kiểu câu kể gì em đã học.
a.Lớp thanh nên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tíêng cồng, tiếng đàn tơ- rưng vang lên.
b. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên lề các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía mmột nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
c. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giói đề cắp sách tới trường.
d. ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên , gì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm.
Bài 4: Ghép các tiếng sau thành 8 từ hgép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.
Bài 5: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy xếp các từ : thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh thành hai nhóm và cho biết nghiac của tiếng cảnh trong môic nhóm đó.
Bài 6: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và chữa lại cho đúng:
Rất nhiều cố gắng, nhất là trong học kì II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc.
Tàu của hải quân ta trên bến đảo Cát Bà giữa mịt mù sóng gió.
 Bài 7:Xác định rõ 2 kiều từ ghép đã học trong số các từ ghép sau:
Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnhtoát, lạnh ngắt, lạnh giá.
 Bài 8: Em hiều nghĩa từng câu tục ngữ, ca dao sau như thế nào?
Học thầy không tày học bạn.
Học một biết mười.
 Bài 9: Xác định CN, VN, Tn trong các câu sau.
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh nặng lặng lẽ trôi.
Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
 Bài 10:Cho đoạn văn sau: 
“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phớiNhững hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.”
Hãy xác định từ đơn, từ ghép, từ láy đã học trong đoạn văn trên.
 Bài 11:Các từ ngữ in nghiêng trong mỗi câu dưới đây là bộ phận phụ gì trong câu? có tác dụng gì?
Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xăn nô đùa vui vẻ,
Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
 Bài 12: Thêm bộ phận phụ trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích vào mỗi câu sau để diễn đạt ý thêm sinh động, gợi cảm.
Hải lười học
Kiệt bị ốm.
Bài 13: Tìm 8 câu tục ngữ, thành ngữ có tên các loài vật.
Bài 14: Xác định từ loại trong hai câu thơ sau:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
Bài 15: Điền thêm tiếng( vào chỗ trống) sau mỗi tiếng dưới đây để tạo ra hai từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Làng ăn .. vui
Bài 16:Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dươí đây:
Bảng ., vải.., gạo.., đũa..,mắt,ngựa, chó
Bài 17: “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”
Theo em, trong câu thơ trên, trăm có bằng 99 + 1 và ngàn có bằng 999+1 hay không? vì sao?
Bài 18: Phân biệt nghĩa 3 từ láy sau đây bằng cách đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhăn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen.
Bài 19:Một bạn viết những câu dưới đây. Theo em cách diễn đạt trong các câu này đã hợp lí chưa? vì sao?
Bạn Hưng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.
Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện Biên Phủ.
Bài 20:Tìm các thành ngữ tả các kiểu chạy khác nhau. Đặt câu với một thành ngữ tìm được.
Bài 21: Tìm từ dùng sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bbọ.
Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.
Bài 22: Có thể viết các câu như dưới đây được không? vì sao? Hãy sửa lại cho đúng.
Ngày mai, lớp ta đi lao động trồng cây cối.
Bạn Hà Vi đang nấu cơm nước.
Em bé đang tập nói năng.
Bài 23: Thay từ in nghiêng trong các dòng dưới đây bằng những từ ngữ cùng nghĩa, gần nghĩa.
Cánh đồng rộng..
Bỗu trời cao
Dãy núi dài
Nước sông trong
Bài 24: Thay đổi thứ tự một số từ ngữ trong từng tập hợp từ dưới dây để tạo thành câu:
Cái đuôi cong cong chứ không thẳng đuồn đuột của chú gà trống.
Bộ cánh rất duyên dáng của chú.
Đôi cánh chưa thật cứng cáp và chắc khoẻ ấy.
Đôi mắt long lanh như thuỷ tinh lúc nào cũng liến láu nhìn quanh ấy.
Bài 25: Căn cứ vào nghĩa của từ, hãy phân các từ dưới đây thành 4 nhóm từ cùng nghĩa, gần nghĩa: 
Tổ quốc, thương yêu, kính mến, non sông, đất nước, thanh bạch, anh hùng, gan dạ, yêu thương, giang sơn, anh dũng, thanh đạm, xứ sở, yêu mến, dũng cảm, non nước, quý mên, thanh cao, can đảm, quê hương.
Bài 26: Cho doạn văn sau: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
Tìm từ đơn, tù ghép, từ láy.
Xác định từ loại trong các câu trên.
Bài 27 Tìm từ đơn, từ ghép trong đoạn thơ sau:
 Chỉ còn truyện cổ thiết tha
 Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
 Rất công bằng rất thông minh
 Vừa độ lượng lại đa tình đa mang .
Bài 28Với từ “Mặt trời mọc: em hãy đặt các loại câu chia theo mục đích nói.
 Bài 29 Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra 3 từ ghép, 3 từ láy: nhỏ, lạnh
..
Bài 30 Điền dấu hỏi, dấu ngã vào các từ sau:
Nghiêng nga, nga nhào, nga ngửa, nga ngời, nga giá, nga ngớn, 
Bài 31 Em hãy kể lại một câu chuyện đúng với nội dung câu tục ngữ : ở hiền gặp lành.
..
 Bài 32 Tìm các từ ngữ thuộc chủ đề trung thực, trong đó:
a. Có tiếng thật đứng trước hoặc đứng sau.
b. Có tiếng thẳng đứng trước.
Bài 33: Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng.
Bạn Vân đang nấu cơm nước.
..
Bác nông dân đang cày ruộng nương.
..
Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
Em có một người bạn bè rất thân.
.
Bài 34: Trong từng câu dưới đây, mục đích dùng câu hỏi để làm gì?
Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
..
Sao bạn chăm chỉ, chịu khó thế?
..
Kiện tướng Nguyễn Ngọc Trương Sơn giỏi nhỉ?
Sao con hư thế nhỉ?
Bài 35: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu dưới đây:
Em bé cười.
Biết kiến đã kéo đến đông, cá chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước.
Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.
Tiếng mưa rơi lộp độp.
Bài 36: Đặt mình trong bài thơ “ Mẹ ốm” ( SGK, Tập 1- TV4). Hãy kể lại cho một người bạn thân về những suy nghĩ, tình cảm, việc làm của mình khi mẹ ốm.
Bài 37: Tìm thêm một tiếng nữa để tạo thành từ chứa các tiếng cùng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Rủ; trỏ; .cũ; ..vẽ
hỏn; hủ; .nhõng; .nhiễu.
Câu2: Chữa dòng sau thành câu theo 3 cách khác nhau( nêu rõ cách chữa)
 Cảnh sắc thiên nhiên đầy chất thơ ấy.
..
Bài 38: Tìm từ ghép có tiếng tự nói về tính cách con người rồi chia làm hai nhóm( mỗi nhóm 5 từ)
Chỉ phẩm chất tốt đẹp.
..
Chỉ tính xấu.
 ..
Bài 39: Trong bài dòng sông mặc áo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:
Dòng sông mới điệu làm sao
 Nắng lên màu áo lụa đào thiết tha
 Trưa về trời rộng bao la
 áo xanh sông mặc như là mới may.
 Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả dòng sông.
..
.
Bài 40: Hãy tả chiếc mũ của em.
Bài 41: trong từng trường hợp dưới đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?
Chó sói choàng dậy tóm được sóc định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
Xin ông thả cháu ra.
Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: Đàn ông mải mê, rầm rộ; một bác xén tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.
Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “ Giá mình có tám cẳng hai càng như cua.”
.
Bài 42: Chỉ ra các trường hợp dùng sai dấu hai chấm:
Tô Hiến Thành không do dự, đáp: 
Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là: Long Xưởng.
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một htúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truỳên ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là : trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta.
..
Bài 43: Dùng dấu gạch chéo(/) tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ phức trong câu:
 Bởi tôi ăn uốn điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm() Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.
.
Bài 44: Các chữ in đậm dưới đay là một từ phức hay hai từ đơn?
Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp
Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân..
Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài..
Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng,.
Bài 45: Tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ hiền
Phân biệt nghĩa của hai từ sau bằng cách đặt câu với mỗi từ: đoàn kết, câu kết..
Bài 46: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra từ ghép, từ láy.
a. lạnh b. nhỏ. C. vui.
.
Bài 47: Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau. Sau đó hãy cho biết từ ghép giống và khác từ láy ở những điểm nào.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buômg xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nọi cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh.
..
Bài 48: Tìm các từ láy âm đầu, trong đó có:
Vần ấp ở tiếng đứng trước:
.
Vần ăn ở tiếng đứng sau:
.
Theo em nghĩa của các từ láy tìm được ở mỗi nhóm giống nhau ở điểm nào?
..
Bài 49: Chọng từ thích hợp trong các tù sau để điền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự ái , tự lập, tự quản.
Tưởng mình giỏi nên sinh ra..
Lòngdân tộc
Buổi lao động do học sinh.
Mới đùa một tí đã..
Mồ côi từ nhỏ hai anh em phải sống
Bài 50: Chon từ thích hợp trong các câu sau để điền vào chỗ trống: trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực.
..với Tổ quốc
Khí tiết của một chiến sĩ.
Họ là những người con.của dân tộc
Tôi xin báo cáo ..sự việc xảy ra.
Chị ấy là người phụ nữ..
Bài 51: Viết hoa đúng tên :
Bốn vị anh hùng dân tộc trong lịch sử nước ta mà em biết.
.
Bốn tác giả của các bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng việt 4 là người Việt Nam.
..
Bốn cac sĩ hoặc nhạc sĩ, diễn viên điẹn ảnh( Việt Nam) mà em yêu thích.
Bài 52: Ghi dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong từng câu dưới đây:
Dứt tiếng hô: Phóng! Của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
– Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân Lí kì trước đi!
 Trời vừa lạnh, một chú ểnh ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp! , rồi nhảy tòm xuống nước.
Bài 53: Viết đoạn văn tả chú chó hoặc chú mèo đáng yêu.
..
Bài 54: Chia các từ phức dưới đây thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tươi; đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi.
Bài 55: Các từ in đậm trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó?
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Hương.
Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá lại sắp buông toả ra những tán hoa sang sáng, tim tím.
Bài 56: Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dưới đây, rồi sửa lại cho đúng.
Nó đang khỏi ốm từ tuần trước.
Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi.
..
Ông ấy đã bận, nên không tiếp khách.
.
Năm ngoái, bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão.
.
Bài 57: Tìm tính từ trong đoạn văn sau( gạch chân các từ đó)
 Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. ánh mặt trời chiếu quấtn lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí trong rừng đã đỡ hanh, những lá khô không vỡ giòn tan ra dưới chân người như những lớp bánh quế nữa.
Bài 58; Chọn từ thích hợp chỉ màu vàng trong các từ dưới đây để điền vào chỗ trống:
 Vàng ối, vàng tươi , vàng giòn, vàng mượt, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.
 Màu lúa chín dưới đồng.lại. Nắng nhạt ngả màu Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoankhông trông thấy cuống, như những chuổi tràng hạt bồ đề treo lơ lững. Từng chiếc lá mít..Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh..Dưới sân, rơm và thóc..Quanh đó, con gà, con chó cũng..
Bài 59: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng và cho phần in đậm trong mỗi câu dưới đây:
Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng.
.
Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn.
..
Bài 60: Dựa vào tình huống dưới đây em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình:
Tự hỏi về một người trông rắt quen nhưng không nhớ tên.
Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy.
Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm.
..
Bài 61: Trong các từ in nghiêng ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn( từ dùng để hỏi)? Gạch chân dưới các từ đó.
Tên em là gì?; Việc gì tôi cũng làm.
Em đi đâu?; Đi đâu tôi cũng đi.
Em về bao giờ?; Bao giờ tôi cùng sẵn sàng.
Bài 62: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:
Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
Bài 63: Có nhiều câu chuyện cảm động, lí thú về sự tích các loài cây. Em thích nhất câu chuyện nào? Hãy tả lại cái cây được nói đến trong câu chuyện đó.
Bài 64: Ghi lại những từ viết đúng chính tả trong số các từ sau:
Đường sá, đường xá, phố sá, phố xá, chung kết, trung kết, sởi lởi, xởi lởi, làm nên, làm lên. sắp xếp, xắp xếp, trân trọng, chân trọng, chân thành, trân thành, ý chí, ý trí, xư sở, xứ xở.
Bài 65: Ghi lại từ “lạc” không cùng nhóm với các từ trong mỗi nhóm; nêu rõ lí do
nhỏ nhen, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ nhắn.
mơ mộng, mơ ước, mơ màng, mơ tưởng.
Dễ thương, thương mến, thương nhớ,thương yêu.
Xanh thắm, đỏ thắm, màu xanh, đỏ tươi.
Bài 66: Điền vào chỗ trống ( ) chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu: Ai là gì?
..là thành phố vì hoà bình, thành phố tròn 1000 năm tuổi.
là một thiếu niên anh hùng, tuổi nhỏ chí lớn, luôn dãn đầu đoàn quân bên cạnh lá cờ thêu sáu chữ vàng.
.là một người tướng mạo xâu xí nhưng trí tuệ đẹp, là “Lưỡng quốc trạng nguyên”, là tác giả của bài phú dâng vua “Hoa sen trong Giếng ngọc”.
.là nhà thơ thần đồng.
Bài 67: a. Giải nghĩa thành ngữ sau: “ Tài cao đức trọng”
Đặt câu với thành ngữ trên.
..
Bài 68; Đọc đoạn thơ sau trong bài “ Khi mẹ vắng nhà” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối mẹ.
“ Mẹ bảo em: dạo này ngoan thế!
Không, mẹ ơi! con đã ngoan đâu!
áo mẹ mưa bạc mầu
 Đầu mẹ nắng cháy tóc
 Mẹ ngày đêm khó nhọc
 Con chưa ngoan, chưa ngoan!”
Bài 69: Cho các từ: nhân dân, bờ bãi, nhũn nhặn, nô nức, cứng cáp, dẻo dai, chí khí, mộc mạc.
Các từ láy là: .
Các từ ghép là:.
Bài 70: Tìm từ dùng sai trong các câu sau rồi sửa lại:
Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.
.
Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
.
Bài 71: Tìm từ có tiếng tự điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Chúng ta có quyềnvì những trang sử vẻ vang của thời Bà Trưng. Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
 Bố mẹ mất sớm, anh ấy phải sống..từ bé.
Tối đến, sau khi ăn cơm, Nam lại..ngồi vào bàn học bài, không để bố mẹ phải nhắc nhở.
Bài 72: Thêm trạng ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:
,ánh nắng dịu dàng từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa.
, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
, một đàn cò xoải cánh bay miết về những cánh rừng xa tít.
, những con tàu như những toà nhà trắng lấp loá đang neo đậu sát nhau.
Bài 73: Có những cái cây đã gắn bó với em như một người bạn thân thiết. Hãy viết một đoạn văn nói về tình cảm sự chăm sóc của em với một cây như thế.
..
Bài 74: Tìm chỗ sai trong việc sử dụng dấu ngoặc kép ở các câu sau và sửa lại cho đúng.
Bông hoa toả hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc: Lại đây cô bé, “lại đây”chơi với tôi đi!
..
Tham ô lãng phí là một thứ “giặc” ở trong lòng.
.
Nó học giỏi “đến mức” được xếp thứ nhất từ dưới lên.
..
Mẹ trông thấy liền chỉ về tấm biển màu xanh gần đấy bảo con Lan kìa, đố con “đánh vần”
được chứ gì trên biển kia?
..
Bài 75: Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi.
Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
..
Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không?
Mục “những kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình hay nhỉ?
.
Chơi đá cầu mà cậu bảo không thú vị à?
.
Bài 76: Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.
Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn lên ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.
Bài 77: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:
..chấm bài cho chúng em thật kĩ, sữa từng lỗi nhỏ.
Từ sáng sớm, đã dậy cho gà, lợn ăn và thổi cơm, đun nước.
Cày xong gần nửa đám ruộng,..mơíi nghỉ giải lao.
 Sau khi ăn cơm xong,.quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
Bài 78: Sân trường em( hoặc nơi em ở) thương có nhiều cây cho bóng mát. Hãy miêu tả một cây mà em yêu thích.
..
Bài 79: Gạch chân dưới chủ ngữ của từng câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây. Chủ ngữ danh từ hay cụm danh từ tạo thành?
 Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẩm uy nghi trầm mặc. Bóng các chiến sĩ đổ dài trên bãi cát. Tiếng cười nói ồn ã. Gió thổi mát lộng.
Bài 80: Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng từng câu kể( dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).
Men- đê- lê- ép là nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà công nghệ vĩ đại. Các cống hiến của ông được đánh giá ngang với Niu- tơn, Cô- péc-nic Đác-uyên.
 Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
 Bát canh ngọt ngào toả khói
Sau chiều tan học mưa rơi
 Bài 81: Gạch chân dưới vị ngữ của từng câu kể Ai là gì? trong các đoạn thơ sau. Vị ngữ do danh từ hay cụm danh từ tạo thành?
 Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng ,nhìn ra sông dài
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa
 Cốc, cốc, cốc!
 - Ai gọi đó?
 -Tôi là gió.
 -Xin mời vào.
Bài 82: Đối với mỗi nhân vật dưới đây, em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? nói về phẩm chất, tính cách của nhân vật:
Tấm, Cám trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
Người anh, người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế.
Thạch Sanh, Lí Thông trong câu chuyện Thach Sanh.
..
Bài 83: Trong bài hát khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
 Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
 Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ.
..
.
Bài 84: Trong các đoạn văn dưới đây, câu khiến không được đặt sau dấu hai chấm và không có dấu gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến khôi phục các đấu câu đi kèm va trình bày lại các câu văn theo đúng quy định.
Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
.
Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, Lừa nói với Ngựa Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang giùm tôi, dù chỉ chút ít thôi.
..
Sư Tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư Tử. Sư Tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói Nếu ông thả cháu ra, cáu sẽ làm điều tốt cho ông.
Bài 85: Đặt câu trong đó có các từ làm ơn, giùm, giúp để tạo ra các cách nói phù hợp, lịch sự trong các tình huống sau:
Nhờ em bé lấy cốc nước.
.
Mượn bạn cuốn sách kính vạn hoa.
Hỏi đường một người lớn tuổi.
..
Bài 86: Trong các đoạn văn dưới đây, ở trước và sau câu cảm không có các dấu câu cần thiết. Em hãy tìm câu cảm và khôi phục lại các câu đó.
Mẹ lắng nghe rồi ôm em vào lòng mỉm cười, âu yếm nói con của mẹ giỏi ghê.
..
Hà rủ Trang ra công viên chơi. Ra tới đấy, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp. Trang nói Hà ơi, xem kìa, bông hoa thọ tây mới đẹp làm sao.
..
Bà nhìn tôi bỡ ngỡ, đôi mắt bà như mờ đi, mái tóc bạc loã trước trán. Bà lại lặp lại câu nói ban nãy Thật là phúc đức quá.
.
Bài 87: Gạch chân trạng ngữ trong các câu sau. Trạng ngữ trong từng câu trả lời câu hỏi gì?
Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra định chặn nó lại giữa đường.
..
Vì hoàn cảnh gia đình, chú bé phải ra làm việc kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Dưới ánh sáng mờ nhạt từ khung cửa sổ hắt ra, người đó nhìn thấy đằng cuối vườn, cây hoàng lan lần đầu tiên trổ hoa.
Bài 88: Hãy miêu tả hình dáng và hoạt động của một chú chim nhỏ mà em từng có dịp tiếp xúc hoặc quan sát.
..
Bài 89: Đặt một câu có từ của là danh từ, từ hay là tính từ, từ bàn là động từ.
..
Bài 90: Tìm từ ngữ không thuộc nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Mẹ, cha, con cái, anh cả, cô giáo, em út, chị dâu.
..
Giáo viên, thầy giáo, hiệu trưởng, anh em họ, bạn bè, bác bảo vệ, anh chị em lớp trên.
Nông dân, dân cày, công nhân, hoạ sĩ, kĩ sư, giáo viên, bạn bè, thợ cơ khí, thợ thủ công
Thái, Mường, Dao, Kinh, cây Kơ- nia, Xơ Đăng, Khơ me.
.
Bài 91: Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, tổng thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
Danh từ là:..
Không phải danh từ là:.
Bài 92: Viết lại các tên riêng dưới đây cho đúng: bắc kinh, mạc tư khoa, tô- ki- ô, ác –hen- ti- na, nhà thiên văn học ba- lan cô- péc -níc, nhà bác học ga –Li- Lê.
.
Bài 93: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với một con vật mà em yêu thích.
..
Bài 94: Tìm từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: vàng hoe, vàng ệch, vàng khè, vàng ối, vàng rộm, vàng xuộm.
Tờ giấy cũ.
Nước da
Lúa chín
Vườn cam chín
Nong kén tằm
Nắng sớm
Bài 95: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
Tay cô ngoắc một chiếc nhẫn đầy màu sắc rực rỡ.
Bài 96: Tìm các từ láy âm đầu ( 5 từ mỗi loại), trong đó có:
Vần anh ở tiếng đứng trước.
..
Vần an ở tiếng đứng sau.
.
Bài 97: Gạch từ lạc ( trong mỗi dãy từ dưới đây). Cho biết vì sao?
Xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, ngủ khì, thấp tè, cao vút, mỏng dính, nằm co.
Thông minh, ngoan ngoãn, nghỉ ngơi, xấu xa, giỏi giang, nghĩ ngợi, đần độn, đẹp đẽ.
Cao, thấp, nông, sâu, thức, ngủ, nặng, nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ.
Bài 98: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Dựa vào bài ca dao trên, em hãy tả vẻ đẹp của cây hoa sen và nêu cảm xúc của mình về loài hoa thanh cao đó.
..
..
Bài 99: Hãy tạo ra các cụm từ so sánh từ mỗi tính từ sau đây: Nhanh, chậm, đen, trắng.
.
Bài 100: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoán chỉnh các câu kể Ai là gì? Trong các câu sau:
là người chế tạo thành công chiếc xe đạp đầu tiên trên thế giới.
.là thành phố sương mù, thơ mộng trên cao nguyên.
là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
là người có công dẹp loạn 12 sứ quân.
Bài 101: Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn trích dưới đây. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu tìm được. Chủ ngữ trong các câu kể Ai là gì biểu thị nội dung gì?
 Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
..
Bài 102: Trong các từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa, gần nghĩa với từ dũng cảm: Anh dũng, anh hùng, cần cù, yêu thương, thân thương, can đảm, can trường, đùm bọc ,săn sóc, gan góc, cưu mang, yêu quý, quả cảm, gan dạ, kính mến, giải bày, thổ lộ, tâm tình.
.
Bài 103: Hãy viết đoạn văn ngắn tả đồ dùng gia đình đã từng gắn bó với em.
..
..
Bài 104: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu Ai thế nào? miêu tả một con búp bê.
Gương mặt búp bê
Mái tóc của búp bê
Những ngón tay.
Đôi mắt búp bê
Đôi bàn chân
Bài 105: Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn trích dưới đây. Gạch dưới bộ phận vị ngữ của từng câu tìm được. Vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào?biểu thị nội dung gì?
 Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẳm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gẫy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.
..
Bài 106: Điền vào chỗ trống vị ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?
Cao Bằng là..
b. Bắc Ninh là.
 c. Sài Gòn xưa kia là..
d. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là 
Bài 107: Hãy đặt ba câu khiến, tương ứng với các tình huống sau:
Mượn bạn một cuốn truyện.
..
Nhờ chị lấy hộ cốc nước.
..
Xin bố mẹ về quê thăm ông bà nhân dịp nghỉ hè.
Bài 108: Tuổi thơ ai cũng có những đồ chơi đã từng gắn bó với mình như một người bạn. Hãy tả lại một trong những đồ chơi đó.
..
..
Bài 109: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho từng câu dưới đây.
 a, Lan đã được nhà trương tặng giấy khen.
, ánh ấy bị các chú công an tạm giữ xe máy.
.., mấy tên lam tặc chuyên phá rừng đã bj bắt.
., Lan không đi dự buổi sinh hoạt văn nghệ của trương được.
Bài 110: Phân các từ sau thành ba nhóm: quan tâm, quan hệ , quan văn, quan võ, lạc quan, sĩ quan ,quan lại, quan sát, quan khách, tham quan, chủ quan, khách quan.
Những từ trong đó Quan có nghĩa là “quan chức”

File đính kèm:

  • docMOT SO BAI TAP HSG TV4.doc