Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi tuần 7 môn Toán, Tiếng việt Lớp 3

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Bồi dưỡng học sinh giỏi tuần 7 môn Toán, Tiếng việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuàn 7
Thứ 2: Toán : Kiểm tra 
Câu 1: 3 điểm
	Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a. Số lớn nhất trong các số: 64 725; 64 275; 52 764; 54 762
 A. 54 762 C. 52764
 B. 64 275 D. 64725
b. Điền dấu vào chỗ trống: 3m5cm 35 cm 
 	A. > 	B. <	 C. =	 
c. Các số nào ở mỗi dòng sau được viết theo thứ tự từ bé đến lớn:
	A. 52 671 ; 52 761 ; 52 716 ; 52 617
	B. 52 617 ; 52 671 ; 52 761 ; 52 716
	C. 52 617 ; 52 761 ; 52 617 ; 52 716
D. 52 617 ; 52 671 ; 52 716 ; 52 761
d. Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 4 là ngày thứ năm thì ngày 1 tháng 5 là:
	A. Chủ nhật	B. Thứ hai C. Thứ ba	 D. Thứ tư
e. Giá trị của biểu thức: 4 500 + 1890 : 9 là:
	A. 710	B. 4 710 	C. 4 521
g. Diện tích hình nào lớn hơn: 
 4cm 5cm
 4cm 3cm
	 Hình A	Hình B
A. Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B 
B. Diện tích hình A bằng diện tích hình B 
 C. Diện tíchìnhA nhỏ hơn diện tích hình B 
 Câu 2: Đặt tính rồi tính.
a, 43 234 + 25 436 + 237	b, 13 765 - 9 574
..	
..	
c, 12 509 x 4	d, 9 793 : 8
..	
..	.
Câu 3: Tìm x .
a, X x 3 = 9327	b, X : 2 = 346
Câu 4: Có 56 tấm kính lắp được 7 bộ cánh cửa như nhau. Hỏi có 72 tấm kính thì lắp được bao nhiêu bộ cánh cửa như thế?
Bài giải
Câu 5: Số nào cộng với 17 090 để có tổng bằng 20 000 ? ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng việt
 Luyện viết chữ đẹp
 Bài: Tre 
 “Vươn mình trong gió tre đu
	Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
	Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
	Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
	Bão bùng thân bọc lấy thân
	Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
	Thương nhau tre chẳng ở riêng
	Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”
Học sinh trảlời câu hỏi sau
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1 : Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả ?
Xấu bụng, xấu đói, chữ sấu, xấu hoắc.
Xấu bụng, xấu hổ, xấu mã, xấu nết, xấu tính.
Cây xấu, cá sấu, xấu hổ, xấu bụng .
Sấu tính, xấu xa, xấu xí, sấu nết
Câu 2: Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ em sẽ chọn để điền vào chỗ chấm để tạo thành câu kiểu Ai – làm gì ?
 ở câu lạc bộ, em và các bạn .
 A. là những người chăm chỉ đọc sách .
 B. rất ngoan và cẩn thận .
 C. chơi cầu lông , đánh cờ , học hát và múa .
Câu 3. Câu văn có hình ảnh nhân hoá là:
 A. Con gà trống đang gáy sáng.
B. Anh gà trống đang hát khúc ca của bình minh.
C. Con gà đang gáy sáng là con gà trống choai.
Thứ4
Toán
I/ Trắc nghiệm: 
Ghi lại chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Số thích hợp để điền vào chỗ chấm trong dãy số : 1, 3, 6, 10, 15
A. 18 B. 21 C. 19 D. 20
2.Ngày 23 tháng tám là chủ nhật, ngày 2 tháng chín năm đó là:
A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm
3 51VI, dấu cần điền vào chỗ chấm là:
A. > B. < C. = D. Không có dấu nào.
4. ngày ngày, dấu cần điền là:
 A. > B. < C. = D. Không có dấu nào.
II/ Tự luận
Bài1: Có 6 h/s mua quà sinh nhật để tặng bạn. Họ đưa cô bán hàng 
50 000 đồng và nhận số tiền trả lại là 8 000 đồng. Nếu chia đều số tiền mua quà sinh nhật cho 6 người thì mỗi người phải trả bao nhiêu tiền?
Bài2: Lan chia 56 viên kẹo cho Hồng và Huệ. Mỗi lần Lan chia cho Hồng 4 viên lại chia cho Huệ 3 viên. Hỏi mỗi bạn nhận được bao nhiêu viên kẹo?
Bài3: Tìm diện tích một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng bằng nửa chiều dài. 
 Tiếngviệt 
Câu 1. Cho câu: “Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá. Bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu? là:
 A. Trò chuyện trong vòm lá
B. Ríu rít trò chuyện trong vòm lá
C. Vòm lá 
D. Trong vòm lá.
Câu 2: 	 Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi gốc cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng
Những sự vật được nhân hoá là:
Làn gió
Vườn
Sợi nắng
Cải ngồng
Cách tả trong bài thơ có gì hay ?
Làm cho sự vật dễ tìm thấy trong câu thơ
Làm cho sự vật sinh động và gần gũi
Làm cho câu thơ dài hơn
Tập làm văn
 Viết đoạn văn ngắn ( 7 – 10 câu) kể về một lễ hội mà em đã được xem hoặc qua bài đã học.
Thứ 6 
Tóan
I/ Trắc nghiệm: 
 Ghi lại chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Ngày mai của hôm qua là:
A. Hôm kia B. Hôm nay C. Ngày mai
2.Những tháng có 30 ngày là:
 A. 4,7,9,11 B. 5,6,9,11 C. 4,6,9,11
3. Kim giờ quay được 1vòng thì kim phút quay đươc số vòng là:
	A. 1 vòng B. 12 vòng C. 24 vòng D. 13 vòng
4. 536 < 5316 . Số cần điền vào chỗ chấm là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. o 
II/ Tư luận: 
Bài1: Hai thùng có 58 lít dầu , nếu thêm vào thùng thứ nhất 5 lít thì thùng thứ nhất có số dầu kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu.
 Bài 2 : Bác An cưa một thanh sắt thành các đoạn bằng nhau , mỗi đoạn 2m . Bác cưa 4 lần . Hỏi thanh sắt dài mấy mét?
Bài 3 : Hồng hỏi Lan “ bây giờ là mấy giờ ?” Lan trả lời : “ Thời gian từ 12 giờ trưa đến bây giờ bằng thời gian từ bây giờ đến hết ngày”. Vậy bây giờ là mấy giờ?
Tiếng việt
Luyện viết chữ đẹp Bài :Hội chùa Hương
Nườm nượp người xe đi Bước mỗi bước say mê
Mùa xuân về trẩy hội Như giữa trang cổ tích
Rừng mơ thay áo mới Đất nước mình thanh lịch
Xúng xính hoa đón mời Nên núi rừng cũng thơ.
Nơi núi cũ xa vời
Bỗng thánh nơi gặp gỡ
Một câu chào cởi mở
Hoá ra người cùng quê.
Học sinh trả lời câu hỏi sau 
Hội chùa hương được diễn ra vào mùa nào ?
	A. Mùa xuân 	B. Mùa thu	C. Mùa đông.
Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?
Bước mỗi bước say mê
Như giữa trang cổ tích
Mỗi bước chân của người đi như giữa trang cổ tích với vẻ đẹp nên thơ của chùa Hương.
Cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng làm say mê lòng người.
Cả hai ý trên.
 3, Trong khổ thơ 1 những sự vật nào được nhân hoá ?
 Những sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào ? 
 4, Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
 Bạn Hà là học sinh thanh lịch
 Tuần 8
Thứ 2
Toán
Bài 1 : a, Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng
	Tháng 2 có :
 A: 31 ngày B: 30 ngày C: 28 ( hoặc 29 ngày
 b, Điền đúng ( Đ) sai (S) vào ô trống thích hợp ,
 - Đường kính gấp đôi bán kính
 - Đường kính bằng bán kính
Bài 2: a, Viết số biết số đó gồm:
 - Bảy nghìn, năm trăm, ba chục,ba đơn vị:.........................................
 - Bốn nghìn, tám trăm:...........................................................................
 -Ba nghìn không trăm chín mươi bảy: ...............................................
 -Sáu nghìn không trăm linh năm: .....................................................
 b, Cho các số: 4603 ; 4630 ; 6403 ; 6430 .
 - Xềp theo thứ tự từ bé đến lớn :...................................................
 -Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:.....................................................
Bài3:a, Đặt tính rồi tính :
3628 + 5743 ; 	 7258 – 5926 ; 	 2045 x 4
 .............................	 .............................	 ..........................
 .............................	 .............................	 ..........................
 .............................	 .............................	 ..........................
 b, Tính :
 	1527 x 7 - 3825 ; 	 3547 – 618 : 3
	.............................	..........................
	.............................	..........................
.............................	.........................
Bài 4: Tìm x :
 X x 6 = 3276 ; X : 7 = 1234
.............................	..........................
	.............................	..........................
.............................	.........................
Bài 5: 
a, Chu vi hình vuông là 24 m, tính cạnh hình vuông đó ?
 b, Năm 2008 Bạn Lan 16 tuổi. Bạn than rằng bạn mới chỉ được đón sinh nhật của mình 4 lần. Vậy em hãy cho biết bạn Lan sinh vào ngày tháng nào của năm ?
Tiếng vệt
 Bài kiểm tra trắc nghiệm tiếng việt hsg 3 
Hãy đọc đoạn văn sau và chọn phương án trả lời đúng ứng với mỗi câu hỏi dưới đây bằng cách ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào giấy thi 
 Sáng sớm trời quang hẳn. Đêm qua, một bàn tay nào giội rửa vòm trời sạch bóng. Màn mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không thấy biển khơi, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. 
Câu1: Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì? 
 a.Tả cảnh đêm qua b. Tả cảnh sáng sớm c.Tả cảnh bầu trời lúc sáng sớm
Câu 2: Câu" Màn mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ."Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 a.So sánh b.Nhân hoá c.So sánh và nhân hoá 
Câu 3: Đoạn văn trên bộ phận trả lời cho câu hỏi " khi nào, ở đâu?"là
 a.Sáng sớm;đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không thấy biển khơi
 a.Sáng sớm; đêm qua; đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không thấy biển khơi
 c.Sáng sớm;đằng đông
Câu 4:Từ"điểm xuyết" chỉ hoạt động hay chỉ đặc điểm?
 a.Chỉ hoạt động b.Chỉ đặc điểm
Câu 5: Bộ phận trả lời cho câu hỏi"Ai"của câu4 trong bài văn trên là:
 a. Ai b.Biển khơi c.Đằng đông
Câu 6: Câu 4 trong bài văn trên là kiểu câu gì?
. a. Câu ai làm gì b. Câu ai thế nào c. Câu ai là gì
Cảm thụ Trong đoạn thơ sau:
“ Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau trẻ chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".
a - Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho ta biết tre được nhân hoá? ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b - Biện pháp nhân hoá đó giúp em cảm nhân được phẩm chất đẹp đẽ gì của cây tre Việt Nam.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Tập làm văn ( 5 điểm)
Em hãy thay lời bà mẹ kể lại câu chuyện: " Hũ bạc của người cha".
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4
Toán
Luyện tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức : 
a) 2004 – 5 + 5 + 5 +  + 5
 Có 100 số 5
b) 1850 + 4 - ( 4 + 4 + 4 +  + 4)_
 Có 50 số 4
 Bài 2: Hiệu hai số bằng 76. Nếu thêm vào số bị trừ 12 và giữ nguyên số trừ thì hiệu hai số thay đổi như thế nào? Tính hiệu đó.
Bài 3: Hãy nêu “qui luật” viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa: 
a) 1, 4, 7, 10,  b) 45, 40, 35, 30,  c) 1, 2, 4, 8, 16, 
Bài 4: Cô giáo có 5 gói kẹo, mỗi gói có 24 chiếc. Cô chia đều cho các cháu ở lớp mẫu giáo, mỗi cháu được 5 cái kẹo. Hỏi lớp đó có bao nhiêu cháu?
Bài 5: Tìm thương của hai số biết thương đó gấp 2 lần số bé nhưng chỉ bằng nửa số lớn.
Bài 6: Một hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu giảm chiều rộng đi 6cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích giảm đi 120cm2.
Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.
Tiếng việt
Câu 1. Từ nào chỉ môn nghệ thuật biểu diễn ở sân khấu ?
A . Múa 	 	B . Hội hoạ 
C . Ca nhạc 	D . Điện ảnh 
Câu 2. Từ nào trong các từ sau cùng nghĩa với từ " Xây dựng " ,
	A . Kiến thiết 	B . Giữ gìn 	
C . Bảo vệ 	D . Sản xuất 
Câu 3 . Từ nào không phải là từ chỉ các hoạt động bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta .
A . Chiến đấu 	B . Đánh đuổi
C . Đấu vật 	D . Tiêu diệt 
Câu 4 . Từ nào thường dùng để chỉ các môn thể thao .
	A . Nhà thi đấu 	B . Bóng chuyền 	
C . Cầu lông 	D . Đường đua 
Câu 5 . Câu " Ông Cản Ngũ , mất đà chúi xuống vì ông giả vờ bước hụt " . Trả lời cho câu hỏi nào ?
	A . ở đâu ? 	B . Vì sao ? 	 C . Khi nào ?
Câu 6 . Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ? 
	A . Sau đó ít lâu , bài thơ , được đăng lên báo .
	B . Sau đó ít lâu , bài thơ được đăng lên báo .
	C . Sau đó , ít lâu bài thơ , được đăng lên báo .
Câu 7 . Câu nào dưới đây có sự vật được nhân hoá ?
	A . Mưa rơi thật rồi .
	B . Ông sấm vỗ tay cười .
	C . Bé bừng tỉnh giấc .
Câu 8 . Những từ nào sau đây viết đúng chính tả .
	A . Giao kéo 	B . Dao kéo 
	C . Con giun 	D . Con run 
Câu 9 . Câu nào có bộ phận trả lời câu hỏi vì sao ?
	A . Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập hát .
	B . Hai chị em Mai ăn cơm sớm . 
Câu 10 . Trong các cặp từ sau , cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa ?
	A . Khẳng khiu - mảnh khảnh .
	B . Trắng - sáng .
	C . Gồ ghề - bằng phẳng .
 II . Phần ứng dụng tự luận
Câu 15 ( 2 điểm ) Điền tiếp câu chỉ nguyên nhân vào mỗi dòng sau :
A lớp 3A chưa đạt danh hiệu lớp tiên tiến 
......................................................
	B Nhà em phải sửa chữa 
..................................................................................
 	C Bạn Hương đi học muộn 
..............................................................................
	d ) Em chưa làm bài tập. 
....................................................................................
Câu 16 ( 1 điểm ) Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( Từ 5 đến 7 câu ) kể về một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết .
Thứ 6
Toán
:Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất :
16 x 8 + 16 x 2
16 x 7 + 14 x 2
8 x 12 - 16
Bài 2: Tìm x
x : 5 = 27 5
x 7 = 36 7
x 132 = 312 (5 – 3 – 2 )
Bài 3: Bình nhân một số với 3 thì được 375. Hỏi nhân số đó với 6 thì được bao nhiêu ? 
Bài 4: Tổng hai số là 92. Nếu xoá bỏ chữ số tận cùng bên trái của số hạng thứ nhất ta được số hạng thứ hai. Tìm hiệu hai số đó.
Tiếng viêt
Luyện viết chữ đẹp : Học sinh viết đọan 1 bài ; Đêm trong rừng
Đọc rồi trả lời câu hỏi
 Đêm trong rừng
	Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc lược ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
	Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng, ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm. Cầy cáo chạy nhao nhao dưới đất. Những con cheo cheo bé bỏng lông vàng mượt, xinh xắn như một lũ hoãng non, rón rén đi tìm măng. Đôi lúc lại thấy một vài con vật thanh mảnh nhảy vụt qua ánh đèn. Một mùi hương thơm ngào ngạt đọng ở lối đi, tưởng chừng chúng đã để lại trên đường những dấu chân thơm.
 Vũ Hùng
 - Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
1- Rừng đêm được miêu tả qua các sự vật nào?
A-	Trăng, sao, gió, hoa lá, ánh sáng.
B- 	Trăng, sao, gió, hoa quả, các con vật.
C- Trăng, sao, gió, hoa lá, quả chín, ánh trăng, các con vật, mùi thơm.
2- Rừng đêm có những màu sắc gì?
A- 	Màu của hoa quả
B- Màu xanh của lá cây.
C- Màu vàng ngà của trăng và vàng mượt của những con cheo cheo. 
3 Bộ phận in đậm trong câu: “ Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng, ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm.” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây ?
A- Vì sao?
B- ở đâu?
C- Khi nào ?
4- Vì sao tác giả viết: “Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng, ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm.” ?
A- 	Vì rừng đêm rất yên tĩnh.
B- 	Vì đêm trong rừng có những hoạt động của cây lá, các con thú.
C-	Cả hai ý trên
5- Vì sao có thể so sánh hương thơm trong rừng đêm như những dấu chân thơm?
A- 	Vì hoa lá, quả chín, những vạt nấm đua nhau toả mùi thơm.
B- 	Vì mùi hương trong rừng đêm ngào ngạt đọng lại ở các lối đi.
C-	Vì vạt nấm thơm mọc thành từng cụm ven đường đi.
6- Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?
A- 	Một hình ảnh so sánh.
B- 	Hai hình ảnh so sánh.
C-	Ba hình ảnh so sánh.
Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một buổi vui chơi của em cùng các bạn với trò chơi dân gian để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.
Mỗi ô điền đúng cho 1 điểm.
1: 	C	4: C	
2: 	C	5: B
3: 	A	6: B

File đính kèm:

  • docboi buong hs gioi lop 3.doc