Bài tập - Chuyên đề: Amin - Aminoaxit
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập - Chuyên đề: Amin - Aminoaxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề: aMIN - AMINOAXIT Câu 1: a) Bậc của amin khác bậc của rượu như thế nào? Viết CTCT và gọi tên amin bậc 3 có công thức C4H11N và rượu bậc 3 C4H10O. b) Có 2 amin bậc 1: A (là đồng đẳng của anilin) Và B (là đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin A sinh ra khí cabonnic, hơi nước và 336 cm3 khí nitơ (đktc). Kh i đốt cháy hoàn toàn amin B thấy Vco2: VH2O = 2:3. Viết PTPƯ. Xác định cấu tạo của A, B biết rằng tên của A có tiếp đầu ngữ là para, của B có tiếp đầu ngữ là n. So sánh tính bazơ của A và B và giải thích. Câu 2: Cho 3 chất A, B, C (CXHYNZ). Thành phần % về khối lượng của N trong A là 45,16%; trong B là 23,73%; trong C là 15,05%. Biết A, B, C khi tác dụng với HCl chỉ tạo thành muối dạng R-NH3Cl. a- Tìm công thức của A, B, C. b- Viết PTPƯ khi cho chất A tác dụng với H2O, HCl. Giải thích nguyên nhân gây ra tính bazơ của A. c- Viết PTPƯ khi cho C tác dụng với H2SO4, CH3COOH, dung dịch Br2. d- Một hỗn hợp gồm C6H6, phenol và hợp chất C. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào tách các chất trên khỏi hỗn hợp. CÂU 3: X là một amin đơn chức, Y chứa các nguyên tố C, H, Cl và Z chứa các nguyên tố C, H, O. Các chất X và Y có cùng khối lượng phân tử. Trộn X, Y, Z theo tỷ lệ 1:1:1 được hỗn hợp A, và theo tỷ lệ 1:1:2 ta được hỗn hợp B. Đốt cháy hết 2,28g A thu được 3,96g CO2 , 1,71gH2O và hỗn hợp khí D. Biết rằng khi đốt cháy X tạo ra N2, Y tạo ra Cl. Cho D đi qua ống đựng bột Ag nung nóng để hấp thụ hết Cl thì thấy khối lượng ống này tăng thêm 0,71g. Để trung hoà 2,28g hỗn hợp A cần 100ml dung dịch HCl 0,1M, còn để trung hoà 2,28g B thì cần 79,72ml dung dịch HCl 0,1M. a- Xác định công thức phân tử của X, Y, Z. b- Viết công thức cấu tạo của Z biết rằng cho Z cộng với H2 sẽ tạo ra rượu n- propylic. CÂU4: Đốt cháy hoần toàn 0,02 mol một amin bậc nhất với lượng oxi vừa đủ, thu toàn bộ sản phẩm cho qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình chứa nước vôi tăng 3,2g và còn lại 0,448 lít (đktc) một khí không bị hấp thụ, khi lọc dung dịch thu được 4g kết tủa. Xác định CTPT, CTCT của amin. CÂU 5: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm bậc nhất A thu được 1,568 lít khí CO2, 1,232 lít hơi nước và 0,336 lít khí trơ. Để trung hoà hết 0,05 mol A cần 200ml dung dịch HCl 0,75M (các thể tích đều đo ở đktc). Xác định CTPT của A. Viết hai trong số các CTCT có thể có của A. CÂU 6 : Viết các công thức cấu tạo của các chất có CTPT C3H9O2N biết các chất đó vừa có khả năng phản ứng với axit lại vừa có khả năng phản ứng với bazơ. CÂU 7: Cho chất A có công thức C3H10O3N2 biết A tác dụng với KOH vừa đủ thu được một chất hữu cơ bậc một và một dung dịch A’. Cô cạn dung dịch A’ thu được hơi nước và một muối vô cơ duy nhất. Xác định CTCT của A. CÂU 8: Đốt cháy 7,7 gam hai hợp chất A và B là đồng phân của nhau thu được 8,8 gam CO2, 6,3 gam nước và 1,12 lit N2(đktc). Biết trong phân tử chỉ chứa một nguyên tử nitơ Xác định CTPT của A,B. Xác định CTCT của A, B biết chúng vừa có khả năng phản ứng với axit lại vừa có khả năng phản ứng với bazơ. A và B đựng trong hai lọ riêng biệt, bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết chúng. CÂU 9 : Cho m gam chất hữu cơ A tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH tạo ra 0,339 gam muối. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cần 1,764 lít không khí ( 00C và 1 atm). Sản phẩm cháy gồm CO2, N2 và H2O cho đi qua bình đựng P2O5, khối lượng bình tăng thêm 0,243 gam, khí còn lại được dẫn vào ống úp ngược trên chậu nước ở 250C. Khi mực nước trong ống ngang bằng với mực nước trong chậu thì thể tích phần ống chứa khí là 1930,7ml. Trong ống, áp suất gây ra bởi hơi nước ở 250C là 23,7 mm Hg, áp suất của nitơ bằng 5,375 lần áp suất CO2. Tính m. Tìm CTPT, CTCT của A, biết rằng phân tử A chứa hai nguyên tử oxi. (Cho biết áp suất khí quyển là 760 mm Hg, không khí gồm 20%O2 và 80%N2 theo thể tích, độ tan của CO2 và N2 là không đáng kể). CÂU 10: Cho chất A có CTPT C2H7O3N và chất B có CTPT C3H12O3N2. Cho chất A hoặc chất B hoặc cả A và B tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một chất khí có khả năng làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được một muối vô cơ duy nhất. Xác định CTCT của A và B. CÂU 11: Dùng 16,8 lit không khí (đktc) để đốt cháy hết hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai aminoaxit có công thức tổng quát CnH2n+1O2N. Hỗn hợp thu được sau phản ứng làm khô được hỗn hợp khí B. Cho B đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 9,5 gam kết tủa. Tìm CTCT và khối lượng của hai aminoaxit. Nếu cho khí B vào bình dung tích 16,8 lit, nhiệt độ 136,50C thì áp suất của bình là bao nhiêu, biết rằng aminoaxit khi đốt cháy tạo nitơ và không khí chiếm 1/5 thể tích là O2 và 4/5 thể tích là N2. CÂU 12: Aminoaxit A chứa một nhóm chức amin trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ 4: 1. Xác định A và gọi tên Aminoaxit B có công thức N(CH2)n(COOH)m. Lấy một lượng chất A và 3,82 gam chất B. Hai chất A và B có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn lượng A và B ở trên thì thể tích O2 cần dùng để đốt cháy B nhiều hơn dùng để đốt cháy A là 1,344 lit.Tìm CTPT và viết CTCT của B và gọi tên. Một hỗn hợp M gồm cả A và B. M phản ứng vừa hết với 120 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được phản ứng vừa hết với 70 ml dung dịch NaOH 4M. Tính thành phần % về khối lượng của A và B trong M. CÂU13: Đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam este A được điều chế từ aminoaxit X và rượu metylic ta được 3,25 gam nước, 3,36 lit CO2 và 0,56 lít N2(đktc). Tỉ khối của A so với không khí bằng 3,069. Tìm CTPT viết CTCT của A và X Để điều chế 133,5 gam A cần dùng bao nhiêu gam rượu metylic và bao nhiêu gam X biết hiệu suất phản ứng là 76%. Viết phản ứng trùng ngưng của X thành polyme. Cho 1,5 gam X phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 0,3M rồi đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam sản phẩm.
File đính kèm:
- BT Huu coChuyen de Amin.doc