Bài tập hóa học 10 nâng cao
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập hóa học 10 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 NGUYÊN TỬ TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Thành phần nguyên tử 1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. Electron có điện tích: qe = –1,602.10–19 C = 1–. Khối lượng electron là me = 9,1095.10–31 kg. 2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron. Proton có điện tích: qp = +1,602.10–19 C = 1+. Khối lượng proton là mp = 1,6726.10–27 kg. Nơtron không có điện tích và có khối lượng: mn = 1,6748.10–27 kg. Kết luận: Bình thường nguyên tử trung hòa về điện, tổng số proton bằng tổng số electron. Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton hoặc nơtron. II. Điện tích và số khối hạt nhân 1. Điện tích hạt nhân Nguyên tử có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron. 2. Số khối hạt nhân A = Z + N 3. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân. Kí hiệu: . Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử. III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình 1. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron. Thí dụ: Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 2. Nguyên tử khối trung bình: Gọi là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 ... là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%... Ta có: IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo nào. Khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất được gọi là obitan nguyên tử. Obitan s có dạng hình cầu, obitan p có dạng hình số 8 nổi, obitan d, f có hình phức tạp. V. Lớp và phân lớp Các electron trong nguyên tử được sắp xếp thành lớp và phân lớp. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Thứ tự và kí hiệu lớp được đánh số từ n = 1 và bắt đầu bằng chữ cái K. Có 4 loại phân lớp được kí hiệu là: s, p, d, f. Số phân lớp trong một lớp bằng số thứ tự của lớp. Số obitan có trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5 và 7. Mỗi obitan chứa tối đa 2 electron. VI. Cấu hình electron trong nguyên tử 1. Mức năng lượng Trật tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ... Sự phân bố electron trong nguyên tử tuân theo các nguyên lí và quy tắc: Nguyên lí Pau–li, nguyên lí vững bền, quy tắc Hun. 2. Cấu hình electron Sự phân bố các electron vào obitan trong nguyên tử tuân theo các quy tắc và nguyên lí: Nguyên lí Pauli: Trên một obitan có thể có nhiều nhất hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau. Nguyên lí vững bền: ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao. Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau. Thí dụ: Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26) Sắp xếp theo mức năng lượng cho đủ số electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. Viết lại cấu hình: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. BÀI TẬP 1.1. Nguyên tử khối của neon là 20,179. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử neon theo kg. 1.2. Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon 12C nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon 12C làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu? 1.3. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có kí hiệu sau đây a) b) 1.4. Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng 1,0079. Tính nguyên tử khối của bạc. 1.5. Cho hai đồng vị hiđro với tỉ lệ % số nguyên tử : (99,984%), (0,016%) và hai đồng vị của clo là (75,53%), (24,47%). a) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố. b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau được tạo nên từ các loại đồng vị đã cho. c) Tính phân tử khối gần đúng của mỗi loại phân tử nói trên. 1.6. Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị và . Tính tỉ lệ % số nguyên tử đồng tồn tại trong tự nhiên. 1.7. Cho hai đồng vị (kí hiệu là H), (kí hiệu là D). a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có. b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử đó. c) Một lit khí hiđro giàu đơteri (D) ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần % khối lượng từng đồng vị của hiđro. 1.8. Biết rằng nguyên tố Agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Tính số khối A của đồng vị thứ ba, biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98. 1.9. Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng 24Mg, 25Mg, 26Mg với thành phần phần trăm trong tự nhiên lần lượt là 78,6%; 10,1%; 11,3%. a. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg. b. Giả sử trong một lượng Mg có 50 nguyên tử 25Mg, thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu? 1.10. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 20, Z = 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử. 1.11. Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O. 1.12. Viết cấu hình electron của ion F– (Z = 9) và Cl– (Z = 17) và cho biết các ion đó có đặc điểm gì? 1.13. Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình elctron của Fe. Viết cấu hình electron của các ion Fe2+ và Fe3+. 1.14. Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau: a. 1s22s22p63s1 b. 1s22s22p63s23p5 c.1s22s22p2 d. 1s22s22p63s23p63d64s2 1. Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim? 2. Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d? 3. Nguyên tố nào có khuynh hướng nhận chỉ 1 electron khi tham gia liên kết? 1.15. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt. Tính số hạt mỗi loại và viết cấu hình electron của nguyên tử. 1.16. Biết khối lượng nguyên tử của một loại đồng vị của Fe là 8,96.10–23 gam. Biết Fe có số hiệu nguyên tử Z = 26. Tính số khối và số nơtron trong hạt nhân đồng vị đó. 1.17. Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron, lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron, nguyên tử thuộc nguyên tố kim loại hay phi kim? 1.18. Các nguyên tử A, B, C, D, E có số proton và số nơtron lần lượt như sau: A: 28 proton và 31 nơtron. B: 18 proton và 22 nơtron. C: 28 proton và 34 nơtron. D: 29 proton và 30 nơtron. E: 26 proton và 30 nơtron. Hỏi những nguyên tử nào là những đồng vị của cùng một nguyên tố và nguyên tố đó là nguyên tố gì? 1.19. Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của a) 2 nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng tối đa. b) 2 nguyên tố có 2 electron ở lớp ngoài cùng. c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng. d) 2 nguyên tố có 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản. 1.20. Viết cấu hình eletron đầy đủ cho các nguyên có lớp electron ngoài cùng là a. 2s1. b. 2s² 2p³. c. 2s² 2p6. d. 3s² 3p³. 1.21. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh là 1s22s22p63s23p4. Nguyên tử lưu huỳnh có bao nhiêu electron; có bao nhiều lớp, mỗi lớp có bao nhiêu electron? Lưu huỳnh là kim loại hay phi kim? Vì sao? 1.22. Biết tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tính số khối của nguyên tử. TRẮC NGHIỆM ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑ 1.23. Cấu hình của nguyên tử sau biểu diễn bằng ô lượng tử. Thông tin nào SAI khi nói về cấu hình đã cho? 1s² 2s² 2p³ A. Nguyên tử có 7 electron. B. Lớp ngoài cùng có 3 electron. C. Nguyên tử có đúng 3 electron độc thân. D. Nguyên tử có 2 lớp electron. 1.24. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những hình tròn. B. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào. C. Obitan là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất. D. Obitan của các phân lớp khác nhau có hình dạng khác nhau. 1.25. Cho các nguyên tử sau N (Z = 7), O (Z = 8), S (Z = 16), Cl (Z = 17). Trong số đó các nguyên tử có 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là A. N và S B. S và Cl C. O và S D. N và Cl 1.26. Ion A2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Tổng số electron trong nguyên tử A là A. 18 B. 19 C. 20 D. 21 1.27. Các nguyên tử và ion sau: F–, Na+, Ne có đặc điểm nào chung? A. Có cùng số electron. B. Có cùng kích thước. C. Cùng số khối. D. Cùng điện tích hạt nhân. 1.28. Một nguyên tử có tổng cộng 7 electron ở các phân lớp p. Số proton của nguyên tử đó là A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 1.29. Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là A. 1,57.1025. B. 1,57.1024. C. 6,02.1024. D. 6,02.1023. Chương 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Nguyên tắc sắp xếp: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một hàng hay một chu kỳ. Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột hay một nhóm. Nhóm A: Số thứ tự của nhóm bằng số electron hóa trị, nhóm A gồm các nguyên tố s và p. Nhóm A còn được gọi là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính. Nhóm B: Số thứ tự của nhóm B bằng số electron hóa trị, nhóm B gồm các nguyên tố d và f. Nhóm B còn được gọi là các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ. Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bao gồm: bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, tính axit–bazo của oxit hay hidroxit tạo thành từ các nguyên tố trong bảng. + Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần, vì số electron ngoài cùng tăng dần trong khi số lớp electron không thay đổi. + Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần, do số lớp electron tăng dần. + Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hóa của nguyên tử tăng dần, vì số electron ngoài cùng tăng dần trong khi số lớp electron không thay đổi. + Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hóa của nguyên tử giảm dần vì electron ở xa hạt nhân hơn, liên kết với hạt nhân yếu hơn. + Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử tăng dần. + Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử giảm dần. + Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần. + Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần. + Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ giảm dần và tính axit tăng dần. + Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ tăng dần và tính axit dần giảm trừ nhóm VIIA. 2. Định luật tuần hoàn Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. 3. Ý nghĩa của định luật tuần hoàn Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại. Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó. Bảng tuần hoàn đôi khi có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. BÀI TẬP 2.1. Xác định số thứ tự, chu kỳ, nhóm các nguyên tố sau đây trong bảng tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau: a. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2. b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2. 2.2. Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5. a. Xác định số thứ tự, chu kỳ, nhóm của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì? b. Trong điều kiện không có không khí, cho M cháy trong khí Cl2 thu được một chất A và nung hỗn hợp bột M và S được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học, hãy nhận biết thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B. 2.3. Giả sử nguyên tố M ở ô số 19 trong bảng tuần hoàn trong khi chưa được tìm ra và ô này vẫn còn được bỏ trống. Hãy dự đoán tính chất đặc trưng, công thức oxit và oxit đó là oxit axit hay oxit bazơ? 2.4. Nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s². Viết cấu hình electron của nguyên tử R, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn. 2.5. M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A ở đktc. Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5. a. Tìm kim loại M. b. Tính % thể tích các khí trong A. 2.6. X, Y là hai kim loại có phân lớp electron cuối cùng là 3p1 và 3d6. a. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y. b. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M vừa đủ, ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng. 2.7. Hòa tan hết a gam oxit kim loại M thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M. 2.8. Cho A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M dư thu được 3,36 lit khí ở đktc. a. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên 2 kim loại. b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết rằng HCl dùng dư 25% so với lượng cần thiết. 2.9. Cho 0,85 gam hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49,18 gam H2O thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M. a. Xác định hai kim loại. b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. 2.10. Cho A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và của các ion mà A và B có thể tạo thành. 2.11. Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. a. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B. b. Từ các đơn chất A, B và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học ghi rõ điều kiện điều chế hai axit mà trong đó A và B có số oxi hóa cao nhất. 2.12. Cho biết tổng số electron trong anion là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số nơtron. a. Tìm số khối của A và B. b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. 2.13. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là 28. Tính số khối và viết ký hiệu nguyên tử nguyên tố đó. 2.14. Một hợp chất ion được cấu tạo từ M+ và X²–. Trong phân tử M2X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2– là 23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2– là 31. Viết cấu hình electron của M và X và xác định vị trí của M và của X trong bảng tuần hoàn. 2.15. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12. a. Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z= 12), Al (Z =13), K (Z = 19), Ca (Z = 20), Fe (Z = 26), Cu (Z = 29), Zn (Z = 30). b. Viết phương trình phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B. 2.16. Cho 10 gam kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với nước, thu được 6,11 lít khí hiđro đo ở 25 °C và 1 atm. a. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng. b. Cho 4 gam kim loại M vào cốc đựng 2,5 lít dung dịch HCl 0,06 M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol các chất trong cốc sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không đổi. 2.17. Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Viết cấu hình electron của X và Y. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn. 2.18. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị n. Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần I hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lit khí H2. Phần II hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên kim loại M. Biết các khí đo ở đktc. 2.19. R là kim loại hóa trị II. Đem hòa tan 2 gam oxit của kim loại này vào 48 gam dung dịch H2SO4 6,125% loãng thu được dung dịch A chứa muối tan và nồng độ H2SO4 dư còn 0,98%. a. Viết phương trình hóa học và xác định nguyên tố R. b. Tính thể tích dung dịch NaOH 8% (d =1,05 g/ml) cần cho vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. 2.20. M là kim loại hóa trị II. Hòa tan m gam M vào 200 gam dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và 0,672 lit khí ở 54,6 °C và 2 atm. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần I cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1 gam chất rắn. Phần II được đun bay hơi nước thu được 6,15 gam muối ngậm nước dạng MSO4.nH2O. a. Xác định kim loại M và tính nồng độ % dung dịch axit đã dùng. b. Xác định công thức muối ngậm nước. 2.21. Hòa tan 16,2 gam kim loại M nhóm IIIA vào 5 lit dung dịch HNO3 0,5M (d = 1,25 g/ml). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 5,6 lit hỗn hợp khí NO và N2 (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hiđro là 14,4. Xác định kim loại R và tính nồng độ % của dung dịch HNO3 trong dung dịch sau phản ứng. 2.22. Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước, thu được dung dịch D và 11,2 lit khí đo ở đktc. Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết bari. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên hai kim loại kiềm. Cho Ba = 137, Li =7, Na = 23, K =39, Rb = 85, Cs = 133. 2.23. X là nguyên tố thuộc chu kì 3, X tạo với hiđro một hợp chất khí có công thức H2X, trong đó X có số oxi hóa thấp nhất. a. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. b. Viết phương trình phản ứng khi lần lượt cho H2X tác dụng với nước Cl2, dung dịch FeCl3, dung dịch CuSO4. 2.24. Một dung dịch nước có chứa 35 gam một hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp. Thêm từ từ và khuấy đều dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch trên. Khi phản ứng xong, thu được 2,24 lit khí CO2 ở đktc và một dung dịch A. Thêm một lượng nước vôi trong dư vào dung dịch A, thu được 20 gam kết tủa. a. Xác định các kim loại kiềm. b. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu. 2.25. Hai nguyên tố A và B là hai kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hoàn toàn 15,05 gam hỗn hợp X gồm hai muối clorua của A và B vào nước thu được 100 gam dung dịch Y. Để kết tủa hết ion Cl– có trong 40 gam dung dịch Y bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 17,22 gam kết tủa. Hãy xác định các kim loại A và B, biết tỉ số khối lượng nguyên tử của chúng là 3/5. 2.26. Hỗn hợp A gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp A trong dung dịch HCl thu được khí B, cho toàn bộ lượng khí B hấp thụ hết bởi 3 lit dung dịch Ca(OH)2 0,015M, thu được 4 gam kết tủa. Xác định hai muối cacbonat và tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp A. 2.27. Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại thành kim loại cần dùng 3,36 lit H2. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí H2. Xác định công thức của oxit. Biết các khí đo ở đktc. TRẮC NGHIỆM 2.28. Dãy nguyên tử nào sau đậy được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng? A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se, Te. 2.29. Tính chất kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg – Ca – Sr – Ba biến đổi theo chiều A. Tăng B. giảm C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng. 2.30. Trong các nguyên tử Na, Mg, Al, K thì thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là A. Na, Mg, Al, K B. K, Na, Mg, Al C. Al, Mg, Na, K D. K, Al, Mg, Na. 2.31. Cho cấu hình của nguyên tố X là 1s² 2s² 2p6 3s². Chọn câu đúng. A. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn. B. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn. C. X ở ô 12, chu kỳ 2, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. D. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. 2.32. Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2– đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là A. 18, 19 và 16. B. 16, 17 và 18. C. 18, 17 và 16 D. 18, 17 và 20. 2.33. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định chu kì, số hiệu nguyên tử của X trong bảng tuần hoàn. A. Chu kì 2, ô 7. B. Chu kì 3, ô 15 C. Chu kì 3 ô 16 D. Chu kì 3 ô 17 2.34. Hòa tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro ở đktc. Hai kim loại kiềm đó là A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs 2.35. Cho 0,64 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 ở đktc thu được là 0,224 lit. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Kim loại M là A. Mg B. Ca C. Sr D. Ba 2.36. Ion M2+ có cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng là 2s2 2p6. Cấu hình electron của M và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn là A. 1s22s22p4, ô 8, chu kỳ 2, nhóm VIA. B. 1s22s22p63s2, ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA. C. 1s22s22p63s13p1, ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA. D. 1s22s22p63s23p1, ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. Chương 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Liên kết liên kết ion và cộng hóa trị Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tố tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. Các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với nguyên tử khác tạo thành để đạt được cấu hình electron bền vững như của khí hiếm có 2 đối với hidro hoặc 8 electron lớp ngoài cùng. Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Nguyên tử kim loại nhường electron hóa trị trở thành ion dương (cation). Nguyên tử phi kim nhận electron trở thành ion âm (anion). Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion. Thí dụ: Liên kết trong phân tử NaCl. Điều kiện hình thành liên kết ion: quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion. Các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, dẫn điện khi tan trong nước hoặc nóng chảy. Liên kết cộng hóa trị: là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết < 1,7 là liên kết cộng hóa trị. Khi cặp electron dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử tham gia liên kết thì đó là liên kết cộng hóa trị không phân cực. Khi cặp electron dùng chung bị hút lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực. Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết từ 0,4 và dưới 1,7 là liên kết cộng hóa trị có cực, nếu giá trị này nhỏ hơn 0,4 thì liên kết là cộng hóa trị không cực. II. Sự lai hóa các obitan nguyên tử Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp một số obitan nguyên tử trong một nguyên tử để được các obitan lai hóa giống nhau, có số lượng bằng tổng số obitan tham gia lai hóa, nhưng định hướng khác nhau trong không gian. Các kiểu lai hóa thường gặp: Lai hóa sp: Là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p tạo thành 2 obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau, hướng về hai phía. Lai hóa sp2: Là sự tổ hợp của 1 obitan s với 2 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 3 obitan lai hóa sp² nằm trong một mặt phẳng, định hướng từ tâm đến các đỉnh của tam giác đều. Lai hóa sp3: Là sự tổ hợp của 1 obitan s với 3 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 4 obitan lai hóa sp³ định hướng từ tâm đến các 4 đỉnh của tứ diện đều. III. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị 1. Liên kết đơn: Được hình thành do sự xen phủ trục của các obitan (liên kết σ). Các liên kết σ thường rất bền vững. 2. Liên kết đôi: Bao gồm 1 liên kết σ hình thành do sự xen phủ trục và 1 liên kết π hình thành do sự xen phủ bên của các obitan lai hóa. Liên kết π thường kém bền hơn liên kết σ. 3. Liên kết ba: bao gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π. IV. Hóa trị và số oxi hóa 1. Hóa trị: Trong các hợp chất ion: hóa trị (còn gọi là điện hóa trị) chính bằng điện tích của ion đó. Trong hợp chất cộng hóa trị: hóa trị (cộng hóa trị) chính bằng số liên kết của nguyên tử đó tạo ra được với các nguyên tử khác. 2. Số oxi hóa: Số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định liên kế
File đính kèm:
- BT Hoa 10 NC.doc