Bài tập Hóa học đốt cháy hiđrocacbon

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 5162 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học đốt cháy hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập hóa học Đốt cháy hiđrocacbon 
1. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hydrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT tương đương của dãy :
A. CnHn, n 2 B. CnH2n+2, n 1 (các giá trị n đều nguyên) C. CnH2n-2, n 2 D. Tất cả đều sai
2. I- Đốt cháy một ankin thu được số mol CO2 > số mol H2O
 II- Khi đốt cháy một hydrocacbon X mà thu được số mol CO2> số mol H2O thì X là ankin?
 A.   I & II đều đúng B.   I đúng, II sai C.   I sai, II đúng D.   I & II đều sai
3. Tỉ số thể tích giữa CH4 và O2 là bao nhiêu để hỗn hợp hai khí nổ mạnh nhất?
 A. 1 : 1 B. 1 : 2 C. 1 : 3 D. 2 : 1
4. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Vậy A là:
 A. Ankan B. Ankin C. CH4 D. C2H6
5. Tỉ lệ thể tích của hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng metan và thể tích oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon đó là 1 : 6,5. Hiđrocacbon đó là:
 A. Butan B. Pentan C. Etan D. Propan
6. Đốt cháy một thể tích hydrocacbon A cần năm thể tích oxi. Vậy CTPT của A là :
 A. C3H6 B. C2H2 C. C3H8 D. B và C đều đúng
7. Đốt cháy 10cm3 khí hydrô cacbon thì dùng hết 225cm3 không khí và thu được 30 cm3 CO2 . Biết rằng các khí đo cùng t0 và áp suất. CTTP hydrôcacbon đó là.
 A. C3H6 . B. C3H8 C. C5H12 D. C3H4 
8. Đốt cháy 1 thể tích hydrô cacbon cần 7,5 thể tích O2 ( cùng điều kiện t0 , p ) . Tìm công thức phân tử hydrô cacbon .
 A. C5H10 hoặc C6H6 B. C5H10 hoặc C6H12 C. C5H8 hoặc C6H6 D. Đáp án khác
9.. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hydrocacbon X và H2 với xt Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B ta thu được 8,8g CO2 và 5,4g H2O. Biết VA=3VB. Công thức của X là :
 A.   C3H4 B.   C3H8 C.   C2H2 D.   C2H4
10.Khi đốt cháy một hydrocacbon A, thu được 0,108g nước và 0,396g CO2. Công thức đơn giản nhất của A là :
 A.   C2H3 B.   C3H4 C.   C4H6 D.   Tất cả đều sai
11. Đốt cháy hoàn toàn 2.24 lít khí C2H4 (đktc) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 11.1g Ca(OH)2. Hỏi sau khi hấp thụ khối lượng phần dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam:
 A. Tăng 4.8 g B. Giảm 2.4 g C. Tăng 2.4 g D. Đáp án khác
12. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) 1 ankin mạch hở thu được 5,4 gam H2O. Tất cả sản phẩm cháy cho hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 25,2 gam. V có giá trị là bao nhiêu? 
 A. 3,36 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 6 lít
13. Đốt cháy một hỗn hợp hydrocacbon ta thu được 2,24l CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là :
 A.5,6 lít B.2,8 lít C.4,48 lít D.3,92 lít
14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được hỗn hợp 3, 36 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Vậy số mol ankin bị đốt cháy là:
	A. 0,05 mol	 B.0,15 mol	 C.0,25 mol	 D. 0,08 mol
15. Đốt cháy 2 hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp ta thu được 6,43 g nước và 9,8 gam CO2. vậy CTPT 2 HC là 
 A.   C2H4 và C3H6 B.   CH4 và C2H6 C.   C2H6 và C3H8 D.   Tất cả đều sai.
16: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon mạch hở liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng đã học thu được 44 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Hai hiđrocacbon đó có CTPT là gì? 
A. C3H8; C4H10 B. C2H4; C3H6 C. C3H4, C4H6 D. C5H8, C6H10
17. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 u ta thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4g H2O. Công thức của hai hiđrocacbon là
 A. C2H4 và C4H8 B. C2H6 và C4H10 C. CH4 và C3H8 D. C2H2 và C4H6
18. Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào bình 1 đựng H2SO4 đặc. Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng bình 1 tăng 8,1 gam, bình 2 có 35 gam kết tủa xuất hiện. Công thức phân tử của hai hidrocacbon trong X là:
 A. CH4 và C2H6 B. C3H8 và C4H10 C. C2H6 và C3H8 D. Kết quả khác
19. Oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hh X gồm hai ankan. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình 1 tăng 6,3 gam và bình 2 có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là: A. 68,95 gam C. 59,1 gam B. 49,25 gam D. Kết quả khác 
20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hh X gồm hai hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 37,5 gam kết tủa và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng lên 23,25 gam. CTPT của hai hidroccabon trong X là:
 A. C2H6 và C3H8 B. C3H8 vàC4H10 C. CH4 và C3H8 D. C2H4 và C3H6
21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được CO2 và 7,2 gam H2O. Cho toàn bộ lượng CO2 vừa thu được vào Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu? Giải thích? 
 A. 40 g B. 20 g C. 100 g D. 200 g
22: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 anken thu được (m+14) gam H2O và (m + 40) gam CO2. m có giá trị là 
 A. 8 g B. 10 g C. 4 g D. Kết quả khác.
23. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy m có giá trị là:	 A. 8 gam	 B. 6 gam	 C. 4 gam	 D. 2 gam
24: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là 
A. 20,40 gam. 	 B. 18,60 gam. 	 C. 18,96 gam. 	D. 16,80 gam. 
25.Hỗn hợp A gồm 1 anken và 1 ankan, đốt cháy A thu được a mol H2O và b mol CO2. Hỏi tỉ số T=a/b có giá trị trong khoảng nào: A. 0,5 < T < 2. B. 1 < T < 1,5. C. 1,5 < T < 2. D. 1 < T < 2.
26. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH rắn dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14 gam và bình 2 tăng 6,16 gam. Số mol ankan có trong hỗn hợp là:	A. 0,045 mol	 B. 0.03 mol	 C. 0,09 mol	 D. 0,06 mol
27. Một hỗn hợp gồm ankan và ankin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp này thu được 12.6 g nứơc. Khối lượng oxi cần dùng cho phản ứng là 36.8g. Thể tích CO2 sinh ra bằng 8/3 thể tích hỗn hợp ban đầu.
Tổng số mol của hỗn hợp ban đầu là:
 A.0.3mol B. 0.2 mol C. 0.4 mol D. kết quả khác
28. Xác định công thức có thể có của ankan và ankin.
A.C3H8 Và C2H2 B. C2H6 Và C3H4 C. C4H10 Và C2H2 D. Kết quả khác
29. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được hỗn hợp 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Vậy số mol ankin bị đốt cháy là:	A.0,05 mol	 B. 0,15 mol	 C. 0,25 mol	 D. 0,08 mol
30. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 13,2 gam CO2 và 6,3 gam nước. Dãy đồng đẳng của hai hiđrocacbon đó là 
 A. Xicloankan B. Anken C. Ankan D. ankađien
31. Đốt cháy hoàn toàn 0,448 lit hỗn hợp gồm C2H6, C3H8 ở đktc rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong có dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 tăng 2,2 gam. Giá trị của m là 
 A. 3,5 B. 4,5 C.1,26 D.2,16
32. Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỷ lệ thể tích là 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
	A.18,52%; 81,48%	 B. 35%; 65%	 C. 15%; 85%	 D. Kết quả khác
33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol của ankan và anken có trong hỗn hợp lần lượt là:
A) 0,09 và 0,01	B) 0,01 và 0,09 C) 0,08 và 0,02	D) 0,02 và 0,08.
34. Hỗn hợp khí A gồm eten và propan. Đốt cháy một ít h h A ta thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 11:13. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
 A. 45% và 55% B. 25% và 75% C. 18,52% và 81,48% D. Kết quả khác.
35. Cho hỗn hợp 2 hydrocacbon thơm đều có nhánh no A, B có số C trong phân tử không quá 10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 18,04g CO2 và 4,68g H2O. CTPT có thể có của A, B là :
A.   A là C7H8, B là C9H12 B. A là C8H10, B là C10H14 C. A, B đều đúng. D.  A, B đúng nhưng chưa đủ.
36. Ba hiđrocacbon X, Y , Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng trong đó khối lượng phân tử của Z gấp đôi khối lượng phân tử của X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y , sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được số gam kết tủa là: A. 30 B. 20 C. 10 D. 40
37. Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hydrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và CO2 đối với K, L, M tương ứng bằng 0,5 : 1 : 1,5. CTPT của K, L, M lần lượt là :
A.   C3H8, C3H4, C2H4 B.   C2H2, C2H4, C2H6 C.   C12H12, C3H6, C2H6 D. Đáp án khác
38. Đốt cháy V(lít) hỗn hợp khí X ở đktc gồm 2 hydrocacbon tạo thành 4,4gam CO2 và 1,8gam H2O. Cho biết 2 hydrocacbon trên cùng hay khác dãy đồng đẳng và thuộc dãy đồng đẳng nào (chỉ xét các dãy đồng đẳng đã học trong chương trình)
A.   Cùng dãy đồng đẳng anken hoặc xicloankan B. Khác dãy đồng đẳng : ankan và ankin (số mol bằng nhau)
C.   Khác dãy đồng đẳng : ankan và ankadien (số mol bằng nhau) D.   Tất cả đều đúng.
18. Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào bình 1 đựng H2SO4 đặc. Bình 2 đựng 250 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng bình 1 tăng 8,1 gam, bình 2 có 15 gam kết tủa xuất hiện. Công thức phân tử của hai hidrocacbon trong X là:
 A. CH4 và C4H10 B. C3H8 và C4H10 C. C2H6 và C4H10 D. Kết quả khác

File đính kèm:

  • doctrac nghiem bai tap dot chay HC.doc
Đề thi liên quan