Bài tập Hóa lớp11 - Năm học 2011 - 2012

doc48 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập Hóa lớp11 - Năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
Baøi 1: Söï ñieän li
Phần tóm tắt giáo khoa:
1. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo và muối trong nước
Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. 
Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.→ Vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li.
 2. Phân loại các chất điện li:
Chất điện li mạnh: ( α = 1 )
Chất điên li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion 
Ví dụ: Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
	 KOH → K+ + OH- 
 HNO3 → H+ + NO3– 
Chất điện li yếu: ( 0 < α <1)
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch 
Ví dụ: CH3COOH D CH3COO- + H+
 HClO H+ + ClO–
Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi quá trình cân bằng thì ta có cân bằng điện li.
Cân bằng điện li là cân bằng động 
Nâng cao : Độ điện li α = n/no 
 với n là số phân tử phân li ra ion
 no là số phân tử hòa tan
( Chú ý: - Khi pha loãng dd , độ điện li của các chất điện li đều tăng 
Cân bằng điện li cũng có hằng số cân bằng K và tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê )
Bài tập tự luận
I.1.1. a) Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li ?
H2S , SO2 , Cl2 , H2SO3 , CH4 , NaHCO3 , Ca(OH)2 , HF , C6H6 
 b) Giải thích tính dẫn điện của các dung dịch sau đây:
Dung dịch NaCl, KCl.
Dung dịch NaOH, KOH.
Dung dịch HCl, HBr.
I.1.2. Viết phương trình điện li của những chất sau:
 a) axit : H3PO4, H2SO4 , H2SO3, H2S, HNO3, HCl, H2S
 b) Baz: Pb(OH)2, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
 c) Muối : FeCl3, CuSO4, Al2(SO4)3, Na2CO3, KHCO3, KMnO4.
 Đọc tên các ion và cho biết hóa trị của chúng.
 d) Tính nồng độ mol/ lít của ion OH– trong 100ml dung dịch NaOH có chứa 0,4g NaOH.
 e) Tính nồn gđộ mol của ion Na+ trong dung dịch chứa NaNO3 0,1M, Na2SO4 0,02M và NaCl 0,3M.
 f) Tính nồng độ mol/lít của các ion có trong :
Dung dịch BaCl2 0,02M
Dung dịch H2SO4 15% ( d= 1,1g/ml)
1,5 lít dung dịch có 5,85g NaCl và 11,1g CaCl2
I.1.3. Hãy giải thích hiện tượng sau:
a) Khi hòa tan CuBr2 vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này, dung dịch chuyển thành màu lam và dẫn điện. 
b) Hidro clorua lỏng không dẫn điện nhưng dung dịch của chất này trong nước dẫn điện. 
I.1.4. Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu dưới đây: 
Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là ..(1)..Những chất tan trong nước không phân li ra ion được gọi là(2).Quá trình phân li các chất trong nước thành ion được gọi là(3).Liên kết hóa học trong chất điện li là liên kết ..(4)..hoặc liên kết .(5)..Liên kết hóa học trong chất không điện li là liên kết ..(6)..hoặc liên kết .(7)..
I.1.5. Tính nồng độ mol của CH3COOH , CH3COO- và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,043M, biết rằng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
I.1.6. Viết công thức của các chất mà khi điện li tạo ra các ion:
a) K+ và CrO42-	b) Fe3+ và NO3-	
c) Mg2+ và MnO4-	d) Al3+ và SO42-
e) Na+ và S2-	f) Ba2+ và OH-	
g) NH4+ và Cl-	h)Na+và CH3COO- 
I.1.7. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 loại ion dương và 1 loại ion âm . Các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm: Na+ , Mg2+ , Ba2+ , Pb2+ , Cl- , NO3- , CO32- , SO42- .Đó là 4 dung dịch gì ? Gọi tên ?
I.1.8* . Trong 1 dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol NO3-
Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.
Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 ; d = 0,03 thì b bằng bao nhiêu ?
I.1.9*. Một dung dịch có chứa hai loại cation là Fe2+ (0,1 mol ) và Al3+ 
( 0,2 mol ) cung hai loại anion là Cl- ( x mol ) và SO42- ( y mol ). Tính x và y biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9g chất rắn khan.
I.1.10*. Có 1 dung dịch axit axetic CH3COOH ( chất điện li yếu ). Nếu hòa tan vào dung dịch đó một ít tinh thể natri axetat CH3COONa ( chất điện li mạnh ) thì nồng độ ion H+ có thay đổi không , nếu có thí thay đổi như thế nào ? Giải thích .
I.1.11*.Trong 1ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1019 phân tử HNO2 , 3,60.1018 ion NO2- . Tính :
Độ điện li của axit nitrơ trong dung dịch ở nhiệt độ đó ?
Nồng độ mol của dung dịch nói trên ?
I.1.12*. Dung dịch axit axetic 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1g/1ml . Độ điện li của axit axetic trong điều kiện này là 1,0% . Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch đó ( bỏ qua sự điện li của nước ).
..
Bài Tập Trắc Nghiệm
Chất nào sau đây không dẫn điện được? 
A.KCl rắn, khan C. CaCl2 nóng chảy
B.NaOH nóng chảy D. HBr hòa tan trong nước
Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH)có những phần tử nào? 
A. H+, CH3COO- C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O
B. H+, CH3COO-, H2O D. CH3COOH, CH3COO-, H+ 
Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? 
A. Dung dịch đường C. Dung dịch rượu
B. Dung dịch muối ăn D.Dung dịch benzen trong ancol
Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh? 
A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3 C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3
B.H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF D.Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl
Câu 5. Cho 200ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và NaCl 1M. Số mol của các ion Na+, Cl-, H+ trong dung dịch X lần lượt là: 
A. 0,2 0,2 0,2 B.0,1 0,2 0,1 C. 0,2 0,4 0,2 D. 0,1 0,4 0,1
Câu 6. Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do :
A.Sự chuyển dịch của các electron . C.Sự chuyển dịch của các cation.
B. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan. 	
D.Sự chuyển dịch của cả cation và anion.
Câu 7. Chất nào sau đây không dẫn điện được? 
HI trong dung môi nước.	B.KOH nóng chảy.	
C.MgCl2 nóng chảy.	D.NaCl rắn, khan.
Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được? 
A. HCl trong C6H6 ( benzen ).	C.Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước.	D. NaHSO4 trong nước.
Câu 9.Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2	B .HClO3	C. C6H12O6 ( glucoz ) 	 D.Ba(OH)2
Câu 10. Có 4 dung dịch :Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 	
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4	
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
Câu 11. Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch ( nhiệt độ không đổi ) thì :
A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.	
B. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi.	
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Câu 12. Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch ( nồng độ không đổi ) thì :
A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.	
B. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. 	
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D.Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Câu 13. Chất điện li mạnh có độ điện li :
A. α = 0	B. α = 1	C. α <1	D. 0 < α <1
Câu 14. Chất điện li yếu có độ điện li :
A. α = 0	B. α = 1	C. 0 < α <1	D. α <1
Câu 15. Ở 25oC độ điện li α của CH3COOH ở các nồng độ khác nhau thay đổi như thế nào ?
A. 0,5M > 1M > 2M	C. 2M > 1M > 0,5M
B. 1M > 2M > 0,5M	D. 0,5M > 2M > 1M 
Câu 16. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất trong nước 
A. Môi trường điện li 	 C.Dung môi phân cực
B.Dung môi không phân cực	 D.Tạo liên kết hidro với các chất tan
Câu 17. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li ?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch .
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
Câu 18. Trong dung dịch loãng có chứa 0,6 mol SO42- , thì trong dung dịch đó có chứa :
A. 0,2 mol Al2(SO4)3 	C. 0,6 mol Al3+
C. 1,8 mol Al2(SO4)3 	D. 0,6 mol Al2(SO4)3 
Câu 19. Độ điện li α của chất điện li phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây :
A. Bản chất của chất điện li B. Bản chất của dung môi
C. Nhiệt độ của môi trường và nồng độ của chất tan.
D. A, B, C đúng.
Câu 20. Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu ? 
A. 0,23M B. 1M C. 0,2M D. 0,1M
Câu 21: Dung dịch chứa ion H+ có thể phản ứng với dung dịch chứa các ion hay phản ứng với các chất rắn nào sau đây: 
 A. CaCO3, Na2SO3, CuCl2 B. Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO
 C. OH-, CO32-, Na+, K+	D. Tất cả đáp án trên
Câu 22: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch? 
 A) AlCl3 và Na2CO3	B) HNO3 và NaHCO3 
 C) NaNO3 và KOH	 D) Ba(OH)2 và FeCl3.
Câu 23: Ion CO32- không phản ứng với các ion nào sau đây:
 A. NH4+, Na+, K+	 B. Ca2+, Mg2+ 
 C. H+, NH4+, Na+, K+	D. Ba2+, Cu2+, NH4+, K+	
Câu24: Ion OH- có thể phản ứng với các ion nào sau đây:
 A. H+, NH4+, HCO3- B. Cu2+, Mg2+, Al3+ 
 C. Fe3+, HSO4-, HSO3- D. Đáp án khác
Câu 25:Cho Ba vào các dd sau: X1 = NaHCO3,	X2 = CuSO4,	 
 X3 = (NH4)2CO3 , X4 = NaNO3, X5 = MgCl2, X6 = KCl. 
Với những dd nào sau đây thì không tạo ra kết tủa
 A. X1, X4, X5 B. X1, X4, X6	 C. X1, X3, X6 D. X4, X6
Câu 26:Cho các chất và ion sau: HCO3-, H2O, Al2O3, ZnO, Be(OH)2, HSO4-, Mn(NO3)2, Zn(OH)2, CH3COONH4. Theo Bronsted, các chất và ion nào là lưỡng tính:
 A. Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, Be(OH)2 , HSO4–. 
 B. HCO3-, H2O, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, Be(OH)2, CH3COONH4
 C. HSO4-, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, Be(OH)2, NH4NO3 
 D. H2O, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, Be(OH)2,HSO4–.
Câu 27: Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được bao nhiêu gam dung dịch? Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
 A. 18,2 và 14,2	 B. 18,3 và 16,16	
 C. 22,6 và 16,16 	 D. 7,1 và 9,1
Câu 28: Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha loãng không làm thay đổi thể tích thì nồng độ dung dịch HCl thu được là:
 A. 1,5M	 B. 1,2M	 C. 1,6M	 D. 0,15M
Câu 29: Phương trình ion thu gọn H+ + OH- H2O biểu diễn bản chất của phản ứng nào sau đây:
 A. HCl + NaOH NaCl + H2O 
 B. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O 
 C. H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4
 D. A và B đúng
Câu 30: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3ml dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:
 A. 1,2 M B. 0,6 M C. 0,75 M D. 0,9 M
Câu 31: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa mang nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:
 A) 4g 	B) 8g	C) 9,8g	D) 18,2g.
Câu 32 Phương trình điện ly nào dưới đây được biểu diễn đúng?
A. CaCO3 ⇄ Ca2+ + CO32-
B. HCl ⇄ H+ + Cl-
C. NaOH ⇄ Na+ + OH-
D. NH3 + H2O ® NH4+ + OH-
Câu 33.Xét phương trình:
S2- + 2H+ ® H2S
Đây là phương trình ion thu gọn của phản ứng:
A..FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S
B.H2SO4 + Na2S ® Na2SO4 + H2S
C.2CH3COOH+K2S ® 2CH3COOK+H2S
 D.BaS + H2SO4 ® BaSO4 + H2S
Câu 34. Nh÷ng cËp chÊt nµo sau ®©y kh«ng thÓ x¶y ra ph¶n øng ho¸ häc trong dung dÞch :
A. FeCl3 + NaOH B. KCl + NaNO3 C. Na2S + HCl D. HNO3 +K2CO3
Baøi 2 : Axít , bazơ vaø muoái
Phần tóm tắt giáo khoa:
1. Định nghĩa theo A-rê-ni-ut 
 - Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
 - Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
 Vd: HCl → H+ + Cl–
 CH3COOH H+ + CH3COO– 
 - Axit nhiều nấc 
 H3PO4 H+ + H2PO4–
 H2PO4– H+ + HPO42–
 HPO42– H+ + PO43– 
phân tử H3PO4 phân ly 3 nấc ra ion H+ nó là axít 3 nấc
	- Bazơ 
 Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH-
2. Hidroxyt lưỡng tính : là hiroxít khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
- Các hidroxit lưỡng tính thường gặp :Zn(OH)2,Al(OH)3,Pb(OH)2 ,Sn(OH)2 - Chúng điều ít tan trong nước và có lực axit bazơ yếu.
Ví dụ : Zn(OH)2 có 2 kiểu phân li tùy điều kiện: 
 Phân li kiểu bazơ:
 Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Phân ly kiểu axit :
 Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+
 Có thể viết Zn(OH)2 dưới dạng H2ZnO2
 3. Muối : là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
 + Muối axit là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+ 
Ví dụ : KHSO4 , NaHCO3 , NaH2PO4
 + Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+
Ví dụ : NaCl , (NH4)2SO4
( Chú ý : Nếu anion gốc axít còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp
 tục phân li yếu ra ion H+.
 VD: NaHCO3 Na+ + HCO3-
 HCO3- H+ + CO32-	 )
Nâng cao : Định nghĩa theo Bronstet :
- Axit là chất nhường proton .
Vd: 	CH3COOH + H2O H3O+ + CH3COO- 
Ka = 
( Hằng số phân li axit [H3O+ ][CH3COO- ]
	 [CH3COOH]
Giá trị Ka chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ
Ka càng nhỏ , lực axit của nó càng yếu. )
 - Bazơ là chất nhận proton .
Vd: NH3 + H2O NH4+ + OH –
Kb = 
( Hằng số phân li bazơ [NH4+][OH –]
	 [ NH3 ]
Giá trị Kb chỉ phụ thuộc vào bản chất baz và nhiệt độ
Kb càng nhỏ , lực bazơ của nó càng yếu. )
 Bài tập tự luận 	
I.2.1. Viết phương trình điện li của của các chất sau:
a) Các axit yếu : H2S , H2CO3 , H2SO3
b) Các axit mạnh : HNO3 , H2SO4
c) Các baz mạnh : LiOH , NaOH , Ba(OH)2 
d) Các muối : Na2CO3 , KClO , NaHSO4 , Na2HPO4 , [Ag(NH3)2]2SO4 , KMnO4 , K2Cr2O7 , NH4Cl .
e) Các hidroxit lưỡng tính Sn(OH)2 , Al(OH)3 , Zn(OH)2 .
I.2.2.* Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, baz ,trung tính hay lưỡng tính theo Bronstet : HI, CH3COO- , Cl- , H2PO4- , CO32- , HCO3- , HSO4- , PO43- , Na+ , NH3 , S2- , HPO42-. Tại sao ? Giải thích.
I.2.3. Có hiện tượng gì xảy ra khi nhúng giấy quì tím vào các dung dịch sau đây. Hãy giải thích trên cơ sở ion : CH3COONa , K2CO3 , NaCl , Na2S , NH4Cl , FeCl3 , Al2(SO4)3 , Na2CO3 , Ba(NO3)2 .
I.2.4. Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một axit theo Bronstet , ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một bazơ ( theo Bronstet )?
a) HCl + H2O → H3O+ + Cl-
b) Ca(HCO3)2 	→ CaCO3 + H2O + CO2
c) NH3 + H2O NH4+ + OH-
d) CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O 
I.2.5.* Viết biểu thức hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau : HF , ClO- , NH4+ , F-
I.2.6.* Trong 2 lít dung dịch HF có chứa 4,0g HF nguyên chất. Độ điện li của axit này là 8 %. Hãy tính hằng số phân li của axit HF.
I.2.7.* Axit propanoic (C2H5COOH) là một axit hữu cơ, muối của axit này được dùng để bảo quản thực phẩm lâu bị mốc. Hằng số phân li của axit propanoic : Ka = 1,3.10-5 . Hãy tính nồng độ ion H+ trong dung dịch C2H5COOH 0,10M.
I.2.8. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,8M với 400ml dung dịch Ca(OH)2 0,15M được dung dịch D.
a) Tính nồng độ mol/lít của ion OH- có trong dung dịch D .
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M đủ để trung hòa dung dịch D.
I.2.9. Chia 15,6g Al(OH)3 làm hai phần bằng nhau :
a) Cho 200ml dung dịch H2SO4 1M vào phần I. Tính khối lượng muối tạo thành ?
b) Cho 50ml dung dịch NaOH 1M vào phần II. Tính khối lượng muối tạo thành ?
I.2.10.* Dung dịch A có chứa đồng thời ba muối : Na2SO4 0,05M , KCl 0,1M và NaCl 0,5M.
1. Có thể pha chế dung dịch A được hay không nếu chỉ hòa tan vào nước 2 muối sau đây ?
a) NaCl và K2SO4	b) Na2SO4 và KCl
2. Nếu có thể được, để chuẩn bị 200ml dung dịch A cần hòa tan vào nước bao nhiêu gam mỗi muối ?
I.2.11.* Đimetylamin ((CH3)2NH) là một bazơ mạnh hơn amoniac. Đimetylamin trong nước có phản ứng :
 (CH3)2NH + H2O (CH3)2NH2+ + OH-
a) Viết biểu thức tính hằng số phân li bazơ Kb của đimetylamin.
b) Tính pH của dung dịch đimetylamin 1,5M biết rằng Kb = 5,9.10-4 .
I.2.12. Dung dịch axit fomic (HCOOH) 0,007M có pH = 3,0.
a) Tính độ điện li của axit fomic trong dung dịch đó.
b) Nếu hòa tan thêm 0,001mol HCl vào 1 lít dung dịch đó thì độ điện li của axit fomic tăng hay giảm ? Giải thích .
I.2.13. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn khi cho :
 a) H2SO4 lần lượ tác dụng với KOH, CuO, Fe(OH)3.
 b) CO2 lần lượt tác dụng với Ba(OH)2, NaOH.
I.2.14. Viết phương trình phân tử của phản ứng mà phương trình ion thu gọn là :
 a) H3O+ + OH– → 2H2O
 b) 3H3O+ + Al(OH)3 → Al3+ + 6H2O
 c) 2H3O+ + ZnO → Zn2+ + 3H2O
 Trong mỗi phản ứng, chất nào đónh vai trò axit ? chất nào đóng vai trò baz ? Giải thích.
I.2.15. Viết phương trình phản ứng chứng tỏ Be(OH)2 là một hidroxit lưỡng tính.
 Chia 8,6g Be(OH)2 làm thành 2 phần bằng nhau, tính khối lượng muối tạo thành khi cho:
 a) Phần 1 vào 120 cm3 dung dịch H2SO4 1M.
 b) Phần 2 vào 120 cm3 dung dịch NaOH 1M.
I.2.16. Cho rằng sự trộn lẫn các dung dịch không làm thay đổi đáng kể thể tích dung dịch.
Trộn 1,5 lít dung dịch NaOH 2M với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol /lít của dung dịch thu được.
Phải trộn dung dịch H2SO4 1M và H2SO43M theo tỷ lệ nào về thể tích để được dung dịch H2SO4 1,5M
Cần trộn bao nhiêu lít dung dịch HCl 2M vào bao nhiêu lít dung dịch HCl 1M để được 5 lít dung dịch HCl 1,2M.
I.2.17 * Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH. Biết rằng: 
30ml dung dịch H2SO4 đươc trung hòa hết bởi 20ml dung dịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M.
30ml dung dịch NaOH được trung hòa hết bởi 20ml dung dịch H2SO4 và 5ml dung dịch Hcl 1M.
I.2.18. Cho dung dịch NaOH dư vào 100ml dung dịch AlCl3 và FeCl3, lọc kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 2 g chất rắn . Mặt khác, 400ml dung dịch AgNO3 0,2M tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch 2 muối trên. Tính nồng độ mol của AlCl3 và FeCl3.
I.2.19. Hòa tan 3,94g Bari cacbonat bằng 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,2M để trung hòa axit dư. Số mol OH– cần dùng là bao nhiêu.
 Biết rằng chỉ có 85% số phân tử phân ly thành ion OH–
I.2.20. Hòa tan hoàn toàn 0,12g Mg trong 100,0ml dung dịch HCl 0,20M. Tính pH dủa dung dịch sau khi phản ứng kết thúc( thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể).
I.2.21. Trong nước biể, magie là kim loại có hàm lượng lớn thứ hai sau natri. Mỗi kg nước biển chưa khoảng 1,3g magie dưới dạng các ion Mg2+. Ở nhiều qốc gia, magie được khai thác từ nước biển. Quá trình sản xuất magie từ nước biển gồm các giai đoạn sau:
 1. Nung đá vôi thành vôi sống.
 2. hòa tan vôi sống trong nước biển tạo ra kết tủa Mg(OH)2.
đpnc
 3. Hòa tan kết tủa Mg(OH)2 trong dung dịch HCl.
 4. Điện phân MgCl2 nóng chảy : MgCl2 Mg + Cl2
 Viết các phương trình hóa học xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn ( nếu có) của quá trình sản xuất trên.
I.2.22. Nước chưa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ là nước mềm. Nước cứng không phù hợp cho việc sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt. Trong nước thường chứa các hợp chất Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 , CaCl2 và MgCl2 hòa tan. Để loại các ion Ca2+ và Mg2+ dưới dạng Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và MgCl2 , người ta cho sữa vôi Ca(OH)2 vào nước sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3. Hãy viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trên.
I.2.23.* Có 6 dung dịch đựng trong 6 lọ mất nhãn : Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Pb(NO3)2, AlCl3 , KOH và NaCl. Chỉ dùng thêm dung dịch AgNO3 và một thuốc thử nữa , hãy trình bày cách nhận biết từng dung dịch. Viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó.
.
Bài Tập Trắc Nghiệm
Câu 1. Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH 
B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3 
D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3
Câu 2: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng ?
A.Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit .
B.Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C.Một hợp chất khi tan trong nước không tạo ra cation H+ còn gọi là bazơ.
D. Một hợp chất có khả năng phân li ra anion OH- trong nước gọi là bazơ.
Câu 3. Zn(OH)2 trong nước phân li theo kiểu:
A.Chỉ theo kiểu bazơ	B.Chỉ theo kiểu axit
C.Vừa theo kiểu axit vừa theo kiều baz
D.Vì là bazơ yếu nên không phân li
Câu 4. Những muối có khả năng điện li hoàn toàn trong nước là:
A. NaCl, Na2SO4, K2CO3, AgNO3 
B. Hg(CN)2, NaHSO4, KHSO3, AlCl3
C. HgCl2, CH3COONa, Na2S, (NH4)2CO 
D. Hg(CN)2, HgCl2, CuSO4, NaNO3
Câu 5. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A. HNO3 H+ + NO3-
B. K2SO4 K2+ + SO42-
C. HSO3- H+ + SO32-
D. Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH-
Câu 6. nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)20,10M
A. 0,10M	B.0,20M	C.0,30M	D.0,40M
Câu 7. nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)20,45M
A.0,45M	B.0,90M	C.1,35M	D.1,00M
Câu 8. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M	C. [H+] > [CH3COO-]
B. [H+] < [CH3COO-]	D. [H+] < 0.10M
Câu 9. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M	C. [H+] > [NO3-]
B. [H+] < [NO3-]	D. [H+] < 0.10M
Câu 10. Theo thuyết Bron-stêt thì nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH.
B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
C. Trong thành phần của axit có thể không có hidro.
D. Axit hoặc bazơ không thể là ion.
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây?
A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào áp suất.
C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.
Câu 12. Khi nói “ Axit fomic (HCOOH) mạnh hơn axit axetic (CH3COOH) “ có nghĩa là :
A. dung dịch axit fomic có nồng độ mol lớn hơn dung dịch axit axetic.
B. dung dịch axit fomic có nồng độ % lớn hơn dung dịch axit axetic.
C. axit fomic có hằng số phân li lớn hơn axit axetic.
D. dung dịch axit fomic bao giờ cũng có nồng độ H+ lớn hơn dung dịch axit axetic.
Câu 13. Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?
A. NaCl	B. NH4Cl	C. Na2CO3	D. FeCl3
Câu 14. Chọn các chất là hidroxit lưỡng tính trong số các hidroxit sau : 
A. Zn(OH)2	B. Al(OH)3	C. Sn(OH)2	D. Cả A, B, C
Câu 15. Muối nào sau đây không phải là muối axit? 
A. NaHSO4	B. Ca(HCO3)2	 C. Na2HPO3	D. Na2HPO4
Câu 16. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH ?
A. Pb(OH)2 , ZnO ,Fe2O3	C. Na2SO4 , HNO3 , Al2O3
B. Al(OH)3 , Al2O3 , Na2CO3	D. Na2HPO4 , ZnO , Zn(OH)2
Câu 17. Cho các ion sau: 
a) PO43- 	b) CO32-	c) HSO3-	d) HCO3-	e) HPO32-
Theo Bronstet những ion nào là lưỡng tính ?
A. a,b	B.b,c	C.c,d	D.d,e
Câu 18. Cho các axit với các hằng số axit sau:
(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)	(2) HOCl ( Ka = 5.10-8 )
(3) CH3COOH ( Ka = 1,8.10-5	)	(4) HSO4- ( Ka = 10-2 )
Sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần :
A. (1) < (2) < (3) < (4)	B. (4) < (2) < (3) < (1)
C. (2) < (3) < (1) < (4)	D. (3) < (2) < (1) < (4)
Câu 19. Cho các ion và chất được đánh số thứ tự như sau:
1.HCO3-	2.K2CO3	3.H2O	4. Mg(OH)2
5.HPO4-	6.Al2O3	7.NH4Cl	8.HSO3-
Theo Bronstet, các chất và ion lưỡng tính là:
A.1,2,3	B. 4,5,6	C. 1,3,5,6,8	D. 2,6,7
Câu 20. Hãy chọn câu đúng nhất trong các định nghĩa sau đây về phản ứng axit-bazơ theo quan điểm của lí thuyết Bronstet. Phản ứng axit-bazơ là:
A. Do axit tác dụng với bazơ.
B. Do oxit axit tác dụng với oxit bazơ.
C. Do có sự nhường, nhận proton.
D. Do có sự dịch chuyển electron từ chất này sang chất khác.
Câu 21. Theo định nghĩa về axit-bazơ của Bronstet có bao nhiêu ion trong số các ion sau đây là bazơ: Na+, Cl- ,CO32- ,HCO3- , CH3COO- , NH4+ , S2- ?
A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 22. Theo định nghĩa về axit-bazơ của Bronstet có bao nhiêu ion trong số các ion sau đây là bazơ: Ba2+ , Br- , NO3- , NH4+ , C6H5O- , SO42- ?
A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 23. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3	B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH	D. NaCl và AgNO3
Câu 24. Một dung dịch có a mol NH4+ , b mol Mg2+ , c mol SO42- và d mol HCO3- .Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d sau đây là đúng ?
A. a + 2b = c + d	B. a + 2b = 2c + d
C. a + b = 2c + d	D. a + b = c + d
Câu 25. Có 4 lọ đựng 4 dung dịch mất nhãn là: AlCl3 , NaNO3 , K2CO3 và Fe(NO3)2 .Nếu chỉ được phép dùng một lần làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào trong các chất sau:
A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch Ba(OH)2	D. Dung dịch AgNO3
Câu 26. Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất trung tính ?
A. Cl- , Na+ , NH4+ 	B. Cl- , Na+ , Ca(NO3)2
C. NH4+ , Cl- , H2O D. ZnO, Al2O3 , Ca(NO3)2 
Câu 27. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A.Chỉ có kết tủa keo trắng.	
B.Không có kết tủa, có khí bay lên.
C. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. 
D.Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 28. Cho 10ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit đã cho là:
A. 10ml	B.15ml	C.20ml	D. 25ml
Câu 29. Trộn 200ml dung dịch HCl 1M với 300ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha trộn không làm co giãn thể tích thì dung dịch mới có nồng độ mol là: A. 1,5M	B.1,2M	C.1,6M	D. 0,15M
Câu 30. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối FeCl3?
A. Có kết tủa màu nâu đỏ.	
B. Có các bọt khí

File đính kèm:

  • dochinh.doc
Đề thi liên quan