Bài tập nâng cao môn Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 13 đến 16

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nâng cao môn Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 13 đến 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tuần 13, 14, 15 ,16- Lớp 4
Câu 1: Tìm các từ đơn và từ ghép trong mỗi câu sau (trừ các danh từ riêng):
a) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trongvườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
b) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ
Câu 2: Những phần được in nghiêng trong các câu sau, đâu là một từ ghép, đâu là hai từ đơn
a) Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về.
Những cánh bướm bên bờ sông.
Nó thích ăn đầu gà, cánh gà.
Một chị đứng lấp ló sau cánh gà để xem.
b) Tay người cũng có ngón ngắn, ngón dài.
Những bắp ngô chắc mập chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
c) Lá ngô quắt lại, rủ xuống.
Người chạy đi, kẻ chạy lại.
Nguy hiểm nhất là lúc đi xuống dốc.
d) Bánh dẻo lắm, bà a!
Cháu chỉ thích ăn bánh dẻo, không thích ăn bánh nướng.
Bà làm bánh dày quá, ăn không ngon.
Sáng nay, mẹ mua cho em một chiếc bánh giày.
Câu 3. Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa tổng hợp thường dùng:
a) quần, áo, khăn, mũ
b) gian, ác, hiểm, độc 
Câu 4: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (Từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ ghép sau:
Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá 
Câu 5: Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại: Từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp:
Học tập, học đòi, học hành, học gạo, học lỏm, học hỏi, học vẹt; anh cả, anh em, anh trai, anh rể; bạn học, bạn đọc, bạn đường.
Câu 6: Tìm các từ ghép trong hai câu thơ sau và cho biết các từ ghép đó thuộc từ ghép loại gì?
“Dân dân một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi”
Câu 7: Các từ: bánh dẻo, bánh cốm, bánh nướng, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì?
Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành 3 nhóm. 
Câu 8: Cho các kết hợp hai tiếng sau:
Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.
Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.
Phân loại các từ ghép đó. 
Câu 9: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
a) Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên. 
b) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.
Câu 10: Cho đoạn văn sau:
 “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.”
 Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên 
Câu 11: Chọn một từ ghép, một từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Câu 12: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi” 
Câu 13: Cho đoạn văn sau:
“ Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”
a) Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
b) Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Câu 14: Tìm từ ghép và từ láy có trong đoạn thơ sau. Sau đó hãy cho biết từ ghép giống và khác từ láy ở những điểm nào? Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh 
 Câu 15: Cho đoạn văn sau:
Biển thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt , biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a) Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào hai nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại.
b) ) Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào ba nhóm: từ láy âm đầu; từ láy vần; từ láy cả âm đầu và vần ( láy tiếng)
Câu 16: Trong mỗi từ láy sau, có tiếng nào không có nghĩa:
đẹp đẽ, vui vẻ, thưa thớt, đỏ đắn, buồn bã, nhỏ nhắn, xinh xắn, chăm chỉ.
Câu 17:”Xanh” và” trắng” là hai từ chỉ màu sắc. Hãy tạo thành những từ ghép, từ láy có từ “xanh” và “trắng”
Câu 18: a) Cho những tiếng “xanh”, “vàng”, “đỏ”, “vui”
a)Với mỗi tiếng gốc ấy, hãy tạo nên một từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc?
b) Cho những tiếng “tràn”, “nắng”, “dữ”, “gớm”, “xấu”.
a)Với mỗi tiếng gốc ấy, hãy tạo nên một từ láy, một từ ghộp.
Câu 19:. Phân biệt từ ghép, từ láy trong các từ sau:
Bình minh, linh tính, cần mẫn, tham lam, bao biện bảo bối, căn cơ, hoan hỉ, hào hoa, hào hùng, hào hứng, ban bố, tươi tốt,đi đứng,buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ,bạn bè, cây cối, máy móc,tuổi tác, đất đai, chùa chiền, gậy gộc, mùa màng, chim chóc,thịt thà, óc ách, inh ỏi, êm ái, ốm o, ấm áp, ấm ức, o ép, im ắng, ế ẩm.
Để phân biệt từ láy và từ ghép cần lưu ý những điều gì?
Câu 20: Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?
Tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng.
II- Cảm thu văn học
Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ (từ có tính biểu cảm, gợi cảm)
 Bài 1: Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả của mỗi từ láy đó.
Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.
 Tố Hữu
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức trời xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
 Định Hải
Trong các từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi sáng nói trên, em thích nhất từ ngữ nào? Vì sao?
Bài 3: . Hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó, trong hai câu thơ sau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm”
 (“Tre Việt Nam” – Nguyễn Du)
Bài 4: Nhà văn Võ Trực viết:
“Ôm quanh ba vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân”
Em hãy phân tích những nét đặc sắc trong cách dùng từ, đặt câu của tác giả. 
Bài 5: Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? Điều đó góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào?
Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rười rượi, sợ sệt.
 Ngô Tất Tố
Bài 6:Trong đoạn văn dưới đây, tác giả dùng những từ ngữ nào gợi tả hình dáng con chim gáy? Cách dùng từ ngữ như vậy đã giúp em hình dung được con chim gáy như thế nào?
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
 *Theo em thế nào là từ có tính biểu cảm(gợi cảm)?

File đính kèm:

  • docBAI TAP TV NANG CAO LOP 4 tuan 13 14 15.doc