Bài tập ôn luyện cuối tuần 2 Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn luyện cuối tuần 2 Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
Lớp 5A
PHIẾU BÀI TẬP THỨ 7 – MÔN TIẾNG VIỆT (Tuần 2 – T10)
I. Đọc hiểu
Đường vào bản
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòngBên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trờiNhững con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Con đường vào bản có những cảnh vật gì?
A, Con suối, rừng vầu, núi, rừng trám.
B, Con thác, núi, rừng vầu, rừng trám, lợn gà.
C, Con suối, rừng vầu, núi, rừng trám, lợn gà.
2. Trong câu: “Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản”, hoa nước là loại hoa gì?
A, Một loại hoa mọc dưới nước.
B, Nước suối tung bọt trắng xoá xoè cánh như hoa.
C, Một loại hoa ưa nước.
3. Câu văn: “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng” ý nói gì?
A, Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.
B, Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.
C, Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá.
4. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những loại cây gì?
A, Cây đa, cây vầu.
B, Cây vầu, cây trám.
C, Cây lim, cây chò.
5. Bài văn tả cảnh gì?
A, Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc.
B, Cảnh vật trong rừng núi phía bắc.
C, Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc.
II. Luyện từ và câu
1. Điền dấu thanh thích hợp đúng vị trí cho các tiếng in đậm có trong đoạn thơ sau đây:
Con chuôn chuôn bay mãi
Dươi vòm trời lá xanh
Góc vườn mua hoa khế
Chờ đại bàng về ăn
Cây giưa bạn bè cây
Buôn vui như người đấy
2. Nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng in đậm ở bài tập 1.
3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: hoà dịu, hoà âm, hoà đồng, hoà hảo, hoà mạng, hoà nhã, hoà quyện.
- Giữ tình ....với các nước láng giềng.
- điện thoại quốc gia.
- Bản nhạc có những..phức tạp.
- Từ đối kháng, đối đầu, chuyển sang quan hệ, hợp tác.
- Sống ..với bạn bè.
- Sự ..giữa lời ca và điệu múa.
- Nói năng.
4. Nối cột A với cột B để xác định nghĩa của các từ đồng âm (in nghiêng) trong những trường hợp cụ thể:
 A
B
1. lồng vỏ chăn
a, đồ đan hoặc đóng bằng tre, nứa, gỗ.nhốt chim, gà.
2. lồng nuôi chim
b, chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột.
3. ngựa lồng lên
c, loài cây, hoa nhỏ năm cánh, hạt thường ăn được.
4. chim đậu trên cành
d, cho vào bên trong vật khác thật khớp.
5. bánh đậu xanh
e, trạng thái ở yên một chỗ, tạm thời không di chuyển

File đính kèm:

  • docBT on tuan 2.doc