Bài tập ôn tập giữa học kì I môn Tiếng việt Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập giữa học kì I môn Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: Từ nào viết sai chính tả? A. gồ ghề B. ngượng ngịu C. kèm cặp D. kim cương 2: Từ nào không phải là từ ghép? A. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi 3: Từ nào là danh từ? A. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương 4: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”? A. xanh ngắt B. xanh biếc C. xanh thẳm D. xanh mướt 5. Xác định CN, VN trong các câu văn sau: a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. 7: Từ nào viết sai chính tả? A. sơ xác B. xứ sở C. xuất xứ D. sơ đồ 8: Từ nào không phải là từ ghép? A. cần mẫn B. học hỏi C. đất đai D. thúng mủng 9: Từ nào không phải là danh từ? A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ 10. Xác định CN, VN trong các câu văn sau: a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve. b) Gió mát đêm hè mơn man chú. 11. Gạch dưới các danh từ trong câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu? Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt . 12: Từ nào không phải là từ láy? A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ 13: Từ nào là động từ? A. cuộc đấu tranh B. lo lắng C. vui tươi D. niềm thương 14. CN của câu “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” là: A. Những con voi B. Những con voi về đích C. Những con voi về đích trước tiên D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi 15. Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong 2 câu văn sau: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. 16: Từ nào viết đúng chính tả? A. trong chẻo B. chống trải C. chơ vơ D. chở về 17: Từ nào là từ ghép? A. mong ngóng B. bâng khuâng C. ồn ào D. cuống quýt 18: Từ nào là từ ghép phân loại? A. học tập B. học đòi C. học hành D. học hỏi 19: Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa? A. Trường mầm non Sao Mai B. Trường mầm non Sao mai C. Trường Mầm non Sao mai D. Trường Mầm non Sao Mai 20: Từ nào là tính từ? A. cuộc vui B. vẻ đẹp C. giản dị D. giúp đỡ 21 : Xác định CN, VN trong các câu văn sau: a) Đẹp vô cùng đất nước của chúng ta. b) Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ. 22: Từ nào viết sai chính tả? A. dạy dỗ B. gia đình C. dản dị D. giảng giải 23: Từ nào không phải từ láy? A. yếu ớt B. thành thật C. sáng sủa D.thật thà 24: Từ nào không phải là tính từ? A. màu sắc B. xanh ngắt C. xanh xao D. xanh thẳm 25. Từ nào có nghĩa tổng hợp? A. vui lòng B. vui mắt C. vui thích D. vui chân 26. Xác định CN, VN trong các câu văn sau: a. Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng. b . Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy. 27: Tìm 4 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “Nhân hậu” . 28: Từ nào viết đúng chính tả? A. rành mạch B. rành rụm C. tranh rành D. rành giật 29: Chỉ ra kết hợp là 2 từ đơn: A. chuồn chuồn nước B. lướt nhanh C. mặt nước D. mặt hồ 30: Từ nào là từ ghép tổng hợp? A. bạn đọc B. bạn đường C. bạn học D. bạn hữu 31: Từ nào có nghĩa mạnh lên so với nghĩa từ gốc? A. đo đỏ B. nhè nhẹ C. cỏn con D. xanh xanh 32: Từ nào không phải là danh từ? A. cuộc chiến tranh B. cái đói C. sự giả dối D. nghèo đói 33: Xác định CN, VN trong các câu văn sau: a) Tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, bạn Lan vẫn học tốt. b) Tiếng mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới. 34: Dòng nào viết sai quy tắc viết hoa? A. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn B. Nhà máy đường Sóc Trăng C. Công ti Gang thép Thái Nguyên D. Bộ Giáo dục và Đào tạo 35: Từ nào không phải là từ ghép? A. tươi tốt B. vương vấn C. giảng giải D. nhỏ nhẹ 36: Từ nào không phải là động từ? A. tâm sự B. nỗi buồn C. vui chơi D. xúc động 37: Từ nào là từ láy vần? A. đo đỏ B. xanh xanh C. rì rào D. lộp độp 38: Thành phần CN của câu “Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban mai” là: A. Mùi hương C. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng B. Mùi hương ngòn ngọt D. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên 39. Điền các từ: “Vàng tươi, vàng hoe, vàng ối, vàng xuộm, vàng mượt, vàng giòn” vào chỗ chấm trong đoạn văn sau cho phù hợp: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Màu lúa chín trên đồng ....................... lại. Nắng nhạt ngả màu ..........................Từng chiếc lá mít..........................Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại nở năm cánh ...........................Dưới sân, rơm và thóc ..........................Quanh đó, con gà, con chó cũng ............................. 40: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thếnào ?. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 41: Từ nào là từ ghép phân loại? A. anh em B. giúp đỡ C.xe lửa D. gắn bó 42:Từ nào có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa từ gốc? A. chon chót B. tim tím C. xám xịt D. thăm thẳm 43: Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong 2 câu thơ của Bác Hồ: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay / Vượn hót chim kêu suốt cả ngày. + Danh từ : ........................................................................................................................................................... + Động từ : ........................................................................................................................................................... + Tính từ :............................................................................................................................................................. 44: Từ nào viết sai chính tả? A. con nai B. hẻo lánh C. lo toan D. lo ấm 45: Từ nào là từ láy? A. chậm chạp B. châm chọc C. xa lạ D. phẳng lặng 46: Từ nào là danh từ? A. thanh cao B. anh dũng C. anh hùng D. dũng cảm 47: Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dướiVN trong các câu văn sau: a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục. 48: Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép phân loại và 2 từ ghép tổng hợp có tiếng “vui” + Từ láy có tiếng vui : + Từ ghép phân loại có tiếng vui: .. + Từ ghép tổng hợp có tiếng vui: .. 49: Từ nào không phải là từ ghép? A. mơ mộng B. mơ màng C. nóng bỏng D. trắng trong 50: Từ nào là danh từ? A. cơm nước B.ăn uống C. nghỉ ngơi D. học tập 51: Từ nào cùng nghĩa với từ “ tàu hoả”? A. tàu xe B. xe hoả C. xe cộ D. xe lửa 52: Chỉ rõ chức vụ ngữ pháp của từ “thật thà” trong các câu văn sau: a) Bạn Lan rất thật thà. c) Bạn Lan ăn nói thật thà. b) Tính thật thà của bạn Lan khiến ai cũng quý. d) Thật thà là phẩm chất tốt đẹp của bạn Lan. 53: Từ nào là từ ghép? A. sung sướng B. phẳng phiu C. cáu kỉnh D. đánh đập 54. Từ nào không phải là danh từ? A. hi vọng B. cơn giận dữ C. cái xấu D. nỗi đau 55: Từ nào là từ ghép tổng hợp? A. chị em B. chị cả C. chị dâu D. anh hai 56: Thành ngữ chỉ tình máu mủ, thương xót giữa những người ruột thịt, cùng nòi giống là: A. Lá lành đùm lá rách C. Môi hở răng lạnh B. Máu chảy ruột mềm D. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ 57: Từ nào là từ ghép? A. hư hỏng B. cứng cỏi C. rộng rãi D. mập mạp 58: Từ nào là tính từ? A. vui vẻ B. mừng rỡ C. buồn rầu D. tươi tắn 59: Từ nào viết sai chính tả? A. trông nom B. mắc lỗi C. lơ đễnh D. khô nẻ 60: Từ nào không phải là từ ghép? A. nhanh nhẹn B. chân chính C. chạy nhảy D. leo trèo 61: Từ nào là tính từ? A. yêu mến B. kính yêu C. can đảm D. mỉm cười 62: Từ nào viết sai chính tả? A. đặc sản B. chia xẻ C. sum họp D. cư xử 63: Từ nào là từ láy? A. học hành B. yên ả C. tươi cười D. gian dối 64.Từ nào là động từ? A. trung thực B. phản bội C. trung thành D. đôn hậu A. Chỉ mục đích B. Chỉ nguyên nhân C. Chỉ phương tiện D. Chỉ trạng thái 65: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. + Danh từ : .. + Động từ: .. + Tính từ : 66. Gạch 1 gạch dưới các từ đơn, 2 gạch dưới các từ phức trong các câu sau: Ở trường có cô giáo như mẹ hiền, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em. Em rất yêu mái trường của em. 67. Hãy xếp các cặp từ dưới đây thành 2 nhóm: Danh từ chỉ hiện tượng và danh từ chỉ khái niệm: Sấm, chớp, tính nết, thái độ, mưa biển, bão biển, sóng thần, chiến tranh, đói nghèo, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, tình bạn. + DT chỉ hiện tượng : .. + DT chỉ khái niệm : 68.Tìm và xếp các danh từ chung trong đoạn thơ sau thành 3 nhóm: Từ chỉ người, chỉ sự vật, chỉ khái niệm: Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào... Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. + DT chỉ người : .. + DT chỉ vật : + DT chỉ khái niệm : 69.Trong từng cặp từ được gạch chân dưới đây, từ nào là động từ chỉ hoạt động, từ nào là động từ chỉ trạng thái? a) Tôi treo bức tranh lên tường. / Trên tường treo một bức tranh. . b) Bạn Hằng đang buộc tóc. / Ngoài sân, dưới gốc mít, buộc một con ngựa. . 70. Các từ láy dưới đây có đặc điểm nào giống nhau: Khấp khểnh, gập ghềnh, mấp mô, lấp ló, lập loè. . 71. Chỉ ra các từ láy trong các từ dưới đây:Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mênh mông, mênh mang, mệt mỏi, máu mủ, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt, ngây ngất, nghẹn ngào, ngẫm nghĩ, ngon ngọt. + Từ láy âm : .. + Từ láy vần : .. + Từ láy âm và vần : 72. Xếp các tính từ dưới đây thành 2 nhóm: Cao, cao ngất, thấp tè, nông, ngắn ngủn, xanh lè, đỏ, tím ngắt, đen nhánh, trắng. + Mức độ thấp : + Mức độ trung bình : .. + Mức độ cao : . 73. Hãy xếp các tính từ (gạch chân) vào 3 nhóm:, Nhà to, học giỏi, nằm nghiêng, sông dài, hát hay, ngủ ngon, cây cao, chạy nhanh, hiểu sâu, giếng sâu, đi chậm, buồn tê tái, sân rộng, chiến đấu dũng cảm. + Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: + tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động:.. +, tính từ chỉ đặc điểm của trạng thái:.. 74. Với mỗi tiếng dưới đây, em hãy tạo ra 1 từ ghép có nghĩa phân loại và một từ ghép có nghĩa tổng hợp: Nhà, thuyền, xe, sách, sông, đường. + Từ ghép có nghĩa phân loại : . + Từ ghép có nghĩa tổng hợp : .. 75.Hãy tìm 6 thành ngữ so sánh trong đó có chứa 6 tính từ sau: Vàng, đẹp, nặng, vắng, cứng, lành. 76. Với mỗi nội dung dưới đây, hãy tìm một câu tục ngữ tương ứng: a) Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu; vì hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt lành. ... b) Khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh. .. c) Khuyên người ta phải có lòng tự trọng, dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện. .. d) Khuyên người ta phải có ý chí. .. 77. Chỉ ra các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn đó “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân”. + Danh từ : + Động từ : + Tính từ : . 78. Tìm CN, VN của các câu văn sau: a) Bà con trong các ngõ xóm đã nườm nượp đổ ra đồng làm việc từ sáng sớm. b) Nhờ có bạn bè giúp đỡ tận tình, Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập. c) Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. d) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài. f) Cờ bay đỏ những mái nhà, cờ bay trên những góc phố. g) Sóng vỗ oàm oạp . Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
File đính kèm:
- ON TAP TV KI 1 LOP 4.doc