Bài tập ôn trong hè lớp 6 lên 7

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn trong hè lớp 6 lên 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn trong hè lớp 6 lên 7
1/ Đọc đoạn trích rồi trả lời câu hỏi bên dưới
Đã bấy lâu nay mong đợi xuân về sớm nay xuân chợt đến xuân bước đi nhè nhẹ trên cành tơ chồi biếc gió muà xuân ve vuốt mơn man những khóm hồng mấy cụm lan xanh biếc trước hiên nhà như mỉm cười với nắng xuân những tia nắng phớt hồng vui mừng nhảy múa cùng cây cỏ đất trời rộn ràng trong tiếng hót của bầy chim dập dìu bay lượn đất trời hân hoan chào đón xuân sang
Đoạn trích có bao nhiêu câu. Hãy chép lại từng câu và chỉ ra chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của từng câu
Điền dấu câu thích hợp và viết hoa chỗ cần thiết
Chỉ ra và nêu tác dụng của nhân hoá, so sánh, đảo ngữ 
Xác định bổ ngữ (nêu cấu trúc của bô ngữ, nhận xét về cách dùng từ trong đoạn trích)
2/ Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
“ Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải, đẹp tươi là thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân người bước xuống đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.”
 (Tố Hữu)
3/ Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
 (Nguyễn Du)
Cặp lục bát tả nội dung gì? Cái hay của câu thơ lục bát là gì?
4/ Hãy điền dấu câu thích hợp và chỉ ra các biện pháp tu từ cho phần trích sau:
Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre của làng xa mấy sợi mây non vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoang mùi hương thơm mát trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao mặt trăng dần nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá tràn ngập trên con đường trắng xoá
Đoạn 2: 
Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre của làng xa mấy sợi mây non vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá tràn ngập trên con đường trắng xoá cành khế non khẽ rung động ánh trăng trên vòm lá lấp lánh như ánh nước ngoài đường lũ trẻ chơi dưới trăng rất vui vẻ tiếng cười nói như làm vỡ tan cả không gian tĩnh lặng mặt trăng dần nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều thật là một đêm trăng đẹp và êm đềm
5- Xác định các nghĩa của từ nhóm trong Bếp lửa
6- Xác định kiểu câu bằng cách chỉ ra các thành phần chính và phụ: 
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích của thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng lên một nước Việt Nam độc lập. 
Suối Côn Sơn, sông Bạch Đằng, cửa Đại Nam, núi Yên Tử, biển Vân Đồn, núi Giục Thuý đều hiện lên trong thơ của ức Trai
7- Miêu tả chiếc đèn bàn của em.
8- Các biện pháp tu từ trong khổ thơ
Khi bờ tre…
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
9- Đặt dấu câu và tìm phép tu từ:
Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu rụng xuống như cánh diều phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây. Đứng giữa trưa nắng, gặp rừng dầu non, mắt bỗng dịu lại như đang lạc vào vùng rau xanh mát. Những cánh rừng thăm thẳm như cái hang động màu ngọc bích.
10- Công dụng của dấu phảy:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít...Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn dần
11- Hãy sắp xếp 10 từ ghép sau đây thành 2 nhóm đẳng lập và chính phụ: học hành, học lỏm, nhà cửa, nhà xe, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, đất cát, vôi ve, tươi vui
12- Đặt câu với mỗi từ sau:
 A- Lạnh lùng 
B- Lạnh lẽo
 C- Nhanh nhảu
D- Nhanh nhẹn
13- Cho đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
 (Lượm – Tố Hữu)
14- Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ?
15 - Phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của các từ láy trong đoạn thơ trên?
Xác định và vẽ mô hình cho cụm danh từ trong các phần trích sau :
- Kén một người chồng thật xứng đáng
- Có một lưỡi búa của cha để lại
- Một con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ
16- Chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau và nêu cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ đó.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng (Đỗ Trung Quân – Quê hương)
17- Kể lại buổi biểu diễn văn nghệ của học sinh trường em chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11
18- Cảm nhận về bài ca dao sau
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
19- Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa:
- Từ láy với từ ghép
- Hai loại: từ ghép đẳng lập với từ ghép chính phụ
 20- đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới phần trích:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
 Đoái trông theo đã cách ngăn
 Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh
a- Hãy nêu tên tác giả, tác phẩm, thể thơ, phương thức biểu đạt chính
b- Liệt kê các từ ghép theo 2 nhóm: chính phụ, đẳng lập
c- Chỉ ra những cách nói nghệ thuật chính đã sử dụng và hiệu quả của nó
 21-
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, sách Ngữ văn 7, tập 1
a- Hãy chép lại bài thơ
b- Viết bài văn cảm nhận về các vẻ đẹp thiên nhiên, tâm trạng, ngôn từ
Câu 22- Bài ca dao: Cày đồng…

Gợi ý: 
1/ Đọc đoạn trích rồi trả lời câu hỏi bên dưới
Điền dấu câu thích hợp 
Đã bấy lâu nay mong đợi xuân về, sớm nay, xuân chợt đến. Xuân bước đi nhè nhẹ trên cành tơ chồi biếc. Gió muà xuân ve vuốt mơn man những khóm hồng. Mấy cụm lan xanh biếc trước hiên nhà như mỉm cười với nắng xuân. Những tia nắng phớt hồng vui mừng nhảy múa cùng cây cỏ. Đất trời rộn ràng trong tiếng hót của bầy chim dập dìu bay lượn. Đất trời hân hoan chào đón xuân sang. 
Xác định chủ vị
TT
Câu
Chủ ngữ
Vị ngữ

Đã bấy …xuân chợt đến.
xuân
chợt đến

Xuân bước … tơ chồi biếc.
Xuân
bước đi nhè nhẹ trên cành tơ chồi biếc

Gió muà …khóm hồng.
Gió muà xuân
ve vuốt mơn man những khóm hồng

Mấy … với nắng xuân.
Mấy cụm lan xanh biếc trước hiên nhà
mỉm cười với nắng xuân

Những tia nắng … cùng cây cỏ.
Những tia nắng phớt hồng 
vui mừng nhảy múa cùng cây cỏ

Đất trời …dập dìu bay lượn.
Đất trời
rộn ràng trong tiếng hót của bầy chim dập dìu bay lượn

Đất trời … đón xuân sang. 
Đất trời
hân hoan chào đón xuân sang.
Chỉ ra nhân hoá, so sánh, đảo ngữ
Nhân hoá: có trong các câu văn. Thiên nhiên được mang hành động, thái độ của con người. 
Cụ thể: 
Câu trích có nhân hoá
Danh từ
Động từ
Tính từ
Xuân bước đi
Xuân 
bước đi

Gió ve vuốt mơn man
Gió 
ve vuốt mơn man

Cụm lan xanh biếc mỉm cười
Cụm lan xanh biếc 
mỉm cười

Những tia nắng phớt hồng vui mừng nhảy múa cùng cây cỏ
Những tia nắng phớt hồng 
vui mừng nhảy múa cùng cây cỏ

Đất trời rộn ràng
Đất trời 

rộn ràng
Đất trời hân hoan chào đón
Đất trời 

hân hoan chào đón
Tác dụng: nhân hoá với nhiều động từ, tính từ gợi tả hoạt động trạng thái làm cho thiên nhiên sống động gần gũi với con người và tràn đầy sức sống mùa xuân
So sánh: Mấy cụm lan …như mỉm cười với nắng xuân à cây mùa xuân tươi tắn, rực rỡ
Đảo ngữ: bầy chim dập dìu bay lượn (đúng là bầy chim bay lượn dập dìu) à dáng bay khoan thai, nhịp nhàng, thành đôi thành bầy
Chỉ ra bổ ngữ (xác định các ngữ động từ):
mong đợi xuân về
chợt đến. 
bước đi nhè nhẹ trên cành tơ chồi biếc
ve vuốt mơn man những khóm hồng
mỉm cười với nắng xuân
vui mừng nhảy múa cùng cây cỏ
rộn ràng trong tiếng hót của bầy chim dập dìu bay lượn
hân hoan chào đón xuân sang
2/ Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
“ Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời…
Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
 (Tố Hữu)
Ba cặp lục bát đều bắt đầu bằng động từ “nhớ”, cách nói này để gợi tả nỗi nhớ của đồng bào Việt Bắc dành cho Bác Hồ là rất sâu nặng. Trong tâm trí của họ, hình ảnh Bác hiện lên thật bình dị, gần gũi, thân thương nhưng vô cùng cao quí. Đó là hình ảnh đẹp ghi nhận tình cảm của đồng bào dân tộc với lãnh tụ kính yêu
Ông Cụ là cách gọi ẩn dụ, gợi mối tương đồng giữa Bác Hồ với già làng trưởng bản: được mọi người tôn kính như cha đẻ
Chân người là cách nói hoán dụ, lấy bộ phận chỉ toàn thể, gợi hình ảnh Bác đã in sâu trong tâm trí từng người, từng nhà, bước chân của Bác đã quen thuộc từng lối mòn ngọn cỏ
Rừng núi trông theo là cách nói hoán dụ, lấy vật chứa đựng để nói vật bị chứa đựng, gợi tả tình cảm lưu luyến nhớ nhung của đồng bào khi Bác về thủ đô
3/ Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
 (Nguyễn Du)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình trong câu thơ là lập loè. 
Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình trong câu thơ: 
Cặp lục bát tả cảnh mùa hè. Cái hay của câu thơ lục bát là dùng ẩn dụ (phẩm chất), từ láy gơi hình (lập loè), hoà âm 4 phụ âm “L” tạo nên cảnh sắc rực rỡ, sống động của mùa hè 
Gợi hình: Gợi màu sắc của hoa lựu: đỏ tươi, mới tinh, rực rỡ 
Càng đỏ dưới độ chói của nắng hạ
Càng rung rinh sống động như đung đưa, rập rờn trong gió
Diễn tả những chùm hoa lựu đang đung đưa, xoè nở trong gió, rất tươi mới
Đó là nét vẽ tiêu biểu sống động của bức tranh muà hè trong thơ cổ điển
Gợi cảm: 
Gợi lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
Thê hiện óc quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả
Gợi tâm trạng náo nức của nhân vật
4/ Hãy điền dấu câu thích hợp và chỉ ra các biện pháp tu từ cho phần trích sau: 
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. 
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời. Sau rặng tre của làng xa, mấy sợi mây non vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên. ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá. Cành khế non khẽ rung động, ánh trăng trên vòm lá lấp lánh như ánh nước. Ngoài đường, lũ trẻ chơi dưới trăng rất vui vẻ, tiếng cười nói như làm vỡ tan cả không gian tĩnh lặng. 
Mặt trăng dần nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Thật là một đêm trăng đẹp và êm đềm
5- Xác định các nghĩa của từ nhóm trong Bếp lửa
6- Xác định kiểu câu bằng cách chỉ ra các thành phần chính và phụ: 
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích của thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng lên một nước Việt Nam độc lập. 
Câu 1: gồm 3 vế. Câu 2: câu đơn, có trạng ngữ
Suối Côn Sơn, sông Bạch Đằng, cửa Đại Nam, núi Yên Tử, biển Vân Đồn, núi Giục Thuý đều hiện lên trong thơ của ức Trai
Là câu đơn có nhiều chủ ngữ
7- Miêu tả chiếc đèn bàn của em.
Chiếc đèn bàn tuy đã cũ nhưng vẫn toả đều ánh sáng xuống nơi em ngồi học. ánh đèn toả rạng trang sách. Tối nào cũng vậy, dưới ánh đèn, tong dòng chữ trên trang sách như thầm thì trò chuyện cùng em. Ngọn đèn như vẫy gọi, nhắc nhở em say mê học tập. Không biết từ bao giờ, ngọn đèn đã trở thành ngừơi bạn thân thiết của em.
Các biện pháp tu từ trong:
8- Các biện pháp tu từ trong khổ thơ
Khi bờ tre…
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Đảo ngữ: ríu rít tiếng chim, chập chờn ca nhảy
Nhân hoá: sông mở nước…
So sánh: bạn bè tôi…bày chim non bơi lội trên sông
à gợi hình ảnh con sông quê vô cùng thân thuộc và tình cảm máu thịt với con sông quê hương

9- Đặt dấu câu và tìm phép tu từ:
Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu rụng xuống như cánh diều phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây. Đứng giữa trưa nắng, gặp rừng dầu non, mắt bỗng dịu lại như đang lạc vào vùng rau xanh mát. Những cánh rừng thăm thẳm như cái hang động màu ngọc bích.
10- Công dụng của dấu phảy:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít...Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn dần
Dấu phảy có 4 công dụng ngăn cách: giữa thành phần phụ với nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ), giữa các từ ngữ có cùng chức vụ (bộ phận cùng loại), giữa các vế trong câu ghép, giữa một từ ngữ với bộ phần chú thích của nó. Cho 0,5 điểm
Đặt dấu phảy vào chỗ cần thiết trong những câu sau: “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. (1) Chào mào, sáo sậu, sáo đen...đàn đàn lũ lũ, bay đi bay về.(2) Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít...(3) Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn dần.(4)” Cho 0,25 điểm
Công dụng của dấu phảy trong từng câu: 

ngăn cách thành phần phụ với nòng cốt câu
ngăn cách giữa các từ ngữ có cùng chức vụ
ngăn cách giữa các vế trong câu ghép
ngăn cách giữa một từ ngữ với bộ phần chú thích của nó
Câu 1:
X



Câu 2:

x


Câu 3:

x


 Câu 4:
x



11- Hãy sắp xếp 10 từ ghép sau đây thành 2 nhóm
đẳng lập: học hành, nhà cửa,đất cát, vôi ve, tươi vui (cho 0,5 điểm)
chính phụ: học lỏm, nhà xe, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu (cho 0,5 điểm)
12- Đặt câu với mỗi từ sau: 
A- Lạnh lùng: Nó có vẻ mặt rất lạnh lùng
B- Lạnh lẽo: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
C- Nhanh nhảu: Nó nhanh nhảu nhưng hay hỏng việc
D- Nhanh nhẹn: Nó rất nhanh nhẹn trong công việc
Cho 0,25 điểm/ câu đúng
13- Cho đoạn thơ sau:
a/ Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ: loắt choắt/ thoăn thoắt/ xinh xinh/ nghênh nghênh Cho 0,5 điểm
b/ Phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của các từ láy 
Gợi hình: gợi tả dáng điệu nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn hồn nhiên của Lượm 
Cho 0,25 điểm. Gợi cảm: tình cảm trìu mến của tác giả Cho 0,25 điểm

14- Xác định và vẽ mô hình cho cụm danh từ trong các phần trích sau :
- Kén một người chồng thật xứng đáng
- Có một lưỡi búa của cha để lại
- Một con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ
Mô hình của cụm : Xác định đúng 3 cụm cho 0,75 điểm. Chỉ ra cấu tạo đúng mỗi cụm đúng cho 0,25 điểm, 3 cum cho 0,75 diem
t2
t1
T1
T2
s1
s2

một 
người 
chồng
thật 
xứng đáng

một
lưỡi 
búa 
của cha
để lại

một 
con 
yêu tinh
ở trên núi

15- Chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau và nêu cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ đó.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng (Đỗ Trung Quân – Quê hương)
- Biện pháp so sánh 
- Cảm nhận: 
+ Lấy “con diều biếc “so sánh với quê hương là một hình ảnh đẹp đầy sáng tạo. Quê hương yêu dấu gắn với hoài niệm tuổi thơ 
+ Cánh diều biếc làm ta liên tưởng đến một bầu trời bát ngát mênh mông, trời thì xanh cao, trong treo 
+ Cánh diều ấy là cánh diều tuổi thơ, chữ “ biếc “gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.(0,25 điểm)
+ Biện pháp tu từ so sánh đặc sắc, độc đaó có: chiều cao của bầu trời, có chiều rộng của cánh đồng quê, chiều dài của năm tháng, từ hiện tại mà đứa con xa quê nhớ về tuổi thơ 
16- Kể lại buổi biểu diễn văn nghệ của học sinh trường em chào mừng ngày Nhà giáo Việt Yêu cầu của đề :
- Kể theo kiểu tượng thuật .
- Đối tượng thuật: Buổi biểu diễn văn nghệ của học sinh trường em chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
B. Dàn bài chi tiết:
a. Mở bài (0,5điểm)
Giới thiệu cuộc biểu diễn.Sân trường, buổi sáng, ấn tượng xúc động , tăng cường tình cảm của thầy trò .
b. Thân bài (3,5 điểm)
- Trước cuộc biểu diễn : (1.0 điểm) mỗi ý cho 0,25 điểm
+ Quang cảnh sân trường, trang trí, khẩu hiệu trên nền vải đỏ. Không khí ban mai cuối thu. 
+ Các lớp tập hợp ngồi ngay ngắn, trước sân khấu ngoài trời.
+ Các đại diện và thầy cô trên 2 dãy nghế hai bên sân khấu.
+ Phần lễ long trọng vừa kết thúc, những lời chúc mừng, hứa hẹn còn văng vẳng bên tai.
- Cuộc biểu diễn: (2,5 điểm)
+ Không khí từ trang trọng chuyển sang vui tươi,háo hức, chờ đón xem. Các tiết mục đã được chuẩn bị trước ngày 20-11. (1.0 điểm)
+ Người dẫn chương trình giới thiệu chung về các tiết mục. (0,25 điểm)
+ Đơn ca, tốp ca. (0,5 điểm)
+ Ngâm thơ, múa. (0,5 điểm)
+ Một thầy phát biểu ý kiến. (0,25 điểm)
c. Kết bài : (0,5 điểm)
- Buổi biểu diễn kết thúc .
- Cảm tưởng riêng của em. 
18- Cảm nhận về bài ca dao sau
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Cho điểm: ý a: 0,25, ý b: 0,5, ý c: 0,25. Gợi ý:
a- Khái quát: nhắc nhở về tình nghĩa, khiến ta xúc động
b- Cảm nhận: Hình ảnh thân thuộc, cách so sánh ngầm rất gần gũi, thấm thía, cách nêu các ý theo quan hệ đối lập để nhấn mạnh. Là lời khuyên chân thành tha thiết về tình nghĩa đồng bào: không nên phân biệt mà hãy yêu thương đùm bọc nhau.
c- Khẳng định: là tình cảm cao quí, tạo nên truyền thống đoàn kết gắn bó tốt đẹp của dân tộc, ta phải trân trọng giữ gìn.
-------------------------------------------------------
19- Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa:
1- Từ láy với từ ghép
a- Giống nhau: đều do 2 tiếng tạo thành, tạo thêm khả năng diễn đạt phong phú cho tiếng Việt. (tham khảo)
b- Khác nhau:
Phương diện
Từ ghép
Từ láy
Liên kết các tiếng
Bằng nghĩa
Bằng ngữ âm
Tiếng có nghĩa
Hai tiếng
Một tiếng (chính)
Nghĩa chung
Tổng hợp hoặc phân loại
Tăng thêm hay giảm nhẹ
Phạm vi thường dùng
Mọi kiểu văn bản
Kiểu văn bản miêu tả
(cho điểm: mỗi phương diện 0,25 điểm nếu nêu được 3 điểm khác nhau trở lên có thể cho 1,0 điểm)
2- Hãy so sánh từ ghép phân loại (chính phụ) với từ ghép tổng hợp (đẳng lập)
a- Giống nhau: đều do 2 tiếng có nghĩa tạo thành, nghĩa chung có thay đổi so với nghĩa từng tiếng cộng lại (tham khảo)
b- Khác nhau:
Phương diện
Từ ghép tổng hợp (đẳng lập)
Từ ghép phân loại (chính phụ) 
Quan hệ các tiếng
Bình đẳng (không chia chính phụ, có thể thay đổi vị trí)
Chính phụ (tiếng chính, chỉ loại lớn, đứng trước, làm chỗ dựa + tiếng phụ, chỉ loại nhỏ, đứng sau, bổ xung nghĩa)
Nghĩa của từ so với nghĩa các tiếng
Rộng hơn, chung hơn, khái quát hơn nghĩa các tiếng chính
Hẹp hơn, cụ thể thể hơn nghĩa tiếng chính
Ví dụ
áo quần
áo tứ thân
 (cho điểm: 1,0 điểm nếu nêu được tương đối đúng 3 ý trở lên, 0,75 điểm nếu nêu được tương đối đúng 2 ý, 0,25 điểm nếu nêu được tương đối đúng 1 ý)
Câu 20: đọc phần trích sau “Chàng thì ... ngàn núi xanh” và thực hiện các yêu cầu bên dưới phần trích:
a- Hãy nêu tên tác giả, tác phẩm, thể thơ, phương thức biểu đạt chính: Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn hoặc người dịch sang chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm, trích trong Chinh phụ ngâm khúc, theo thể thất ngôn bát cú, phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
(cho 1,0 điểm nếu nêu đúng, rõ ràng, mỗi ý nhỏ cho 0,25 điểm)
b- Liệt kê các từ ghép theo 2 nhóm: chính phụ, đẳng lập 
Dòng số
Chính phụ
Đẳng lập
1
cõi xa
mưa gió
2
buồng cũ
chiếu chăn
3

cách ngăn
4
mây biếc, núi xanh

(cho 1,0 điểm nếu nêu chính xác, mỗi nhóm cho 0,5 điểm)
c- Chỉ ra những cách nói nghệ thuật chính đã sử dụng và hiệu quả của nó
Tên cách nói
Bản chất
Tác dụng
Tương phản đối lập
Dòng 1- 2 - 3: đối lập về hoạt động, không gian rộng, xa vắng với hẹp, gần gũi, không gian lạnh lẽo với ấm áp
Tả cảnh chia li phũ phàng, gợi nỗi xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị chia cắt

Con người nhỏ bé (dòng 1,2,3) với thiên nhiên hoang vắng xa lạ (dòng 4)
Gợi thân phận cô đơn, lòng người trống trải
Tiểu đối
Dòng 4, nhịp 4/4
Tạo nhạc điệu, gợi tâm trạng, tô đậm không gian hoang vắng xa lạ
Chi tiết ước lệ
Cõi xa, buồng cũ, mưa gió, chiếu chăn, mây biếc, núi xanh
Khắc sâu tâm trạng trong cảnh ngộ điển hình
Lớp từ thi ca
Chàng, nàng
Tăng giá trị biểu cảm
(cho 1,0 điểm nếu nêu rõ ràng, mỗi cách nói cho 0,5 điểm, 2 cách nói sau để tham khảo, khuyến khích thêm )
Câu 21: 
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, sách Ngữ văn 7, tập 1
a- Hãy chép lại bài thơ (cho 1,0 điểm nếu đúng, rõ ràng, nếu mắc lỗi vận dụng cho điểm phù hợp)
b- Viết bài văn cảm nhận về các vẻ đẹp thiên nhiên, tâm trạng, ngôn từ
Cảm nhận về các vẻ đẹp thiên nhiên: chọn tả vào thời điểm thiên nhiên kì ảo, gợi buồn; khắc hoạ đủ 3 chiều của không gian nên giàu tính tượng hình; hình ảnh con người thiên nhiên tương phản càng khắc sâu tâm trạng; âm thanh sâu lắng khắc khoải...gợi tả Đèo Ngang như một kì quan hùng vĩ, nên thơ, khiến ta thêm yêu mến, tự hào.
Cảm nhận về các vẻ đẹp tâm trạng: qua cảnh gợi tình và bộc lộ trực tiếp nỗi niềm nhớ nước thương nhà buồn thương, lặng lẽ da diết, gợi cho ta những rung cảm sâu lắng tha thiết về tình quê hương, gia đình.
Cảm nhận về các vẻ đẹp ngôn từ: trau truốt, giàu hình ảnh, gợi cảm rất tài hoa. Bố cục cân đối, niêm luật chặt chẽ, điển cố mẫu mực. Tình cảnh hoà quyện gắn bó, góp phần tôn vinh thể thơ cổ và ngôn ngữ dân tộc.
 (cho 1,0 điểm về nội dung/ mỗi vẻ đẹp, toàn bài cho 0,25 điểm về trình bày và 0,25 điểm về diến đạt rõ ràng, nếu mắc lỗi, sai kiến thức vận dụng cho điểm phù hợp, mở bài, kết bài cho 0,25 điểm/ phần, tổng cả câu 5,0 điểm)
Câu 22- Bài ca dao: Cày đồng…
+ Vận dụng: Gợi hình (tả cái gì? vấn đề gì?): 
Mồ hôi rơi nhiều, rất nặng hạt, thành dòng liên tục, suốt đời đến cạn kiệt
Gợi tả công việc nặng nhọc của người đi cày, làm trong thời điểm khắc nghiệt nhất nên vô cùng vất vả. Cách chọn sự việc rất tiêu biểu vì đây là công đoạn đầu tiên, vất vả nhất, mở đầu quãng thời gian gian khổ mới có được bát cơm ngon
Hình ảnh cụ thể mà sức biểu cảm lớn, giàu ý nghĩa tượng trưng
Gợi cảm (tỏ thái độ, tình cảm gì?): 
Sự đồng cảm với nỗi vất vả của nhà nông 
Thái độ trân trọng sức lao động 
Đề cao giá trị sức lao động và sản phẩm của nhà nông
Tỏ lòng biết ơn người lao động
Nhắn nhủ mọi người rằng thành quả lao động không phải bỗng dưng mà có

File đính kèm:

  • docChuyen de Ngu van 67.doc
Đề thi liên quan